Mẹ Đã Ra Đi - Huệ Giáo

19 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 67988)

tuyentapvulan-03

MẸ ĐÃ RA ĐI
Huệ giáo

Mẹ tôi đã thật sự ra đi!!!

Tôi vẫn biết rồi ai cũng phải chết, nhưng sao vẫn đớn đau vô ngần. Có ai biết được tâm trạng của những người con mất Mẹ. Tôi cố nén lòng mình, nhưng nỗi đau vẫn tuôn trào biến thành những giọt nước mắt. Những giọt nước mắt ấy dù đi ra hay chảy ngược vào trong tâm khảm,vẫn không có nghĩa lý gì vì không thể nào khỏa lấp được nỗi bơ vơ cùng tận.

Vẫn biết trước rồi một ngày nào đó, mình sẽ cô đơn và thật sự heo hút khi mất Mẹ, thế mà vẫn níu kéo, vẫn than vãn lững lờ như những tầng mây man dại.

Không biết bây giờ Mẹ đang ở đâu nhỉ! Ở thế giới bên kia hay ở ngay bên cạnh mình. Một câu hỏi cất lên tưởng như tiếng nói của Đức Mục-Kiền-Liên ngày trước. Nhưng tôi lại khác! Tôi không có diễm phúc để gặp được hội chúng Thánh Tăng và Đức Phật hổ trợ dẫn đường, tôi là một kẻ phàm phu. Do vậy, tôi vẫn tìm kiếm dù bất cứ Mẹ đang ở đâu, tôi đã dõi theo con đường mà người xưa đã từng bước.

Tình Mẹ nói sao cho hết. Mẹ đã sống trọn đời vì các con yêu của Mẹ, vì những đứa con khờ dại nhất. Chúng chưa từng khôn lớn, trưởng thành trong vòng tay của Mẹ, thế mà Mẹ vẫn cười, vẫn hừng sáng, như ánh trăng tỏa sáng êm đềm giữa màn đêm bao la. Mẹ vẫn vui tươi như cành dương luôn rũ xuống trần thế, và luôn hạnh phúc bên đàn con trẻ.

Ngày Mẹ đưa con vào chùa, cũng là ngày con lạy tạ từ Mẹ để ra đi. Xin Mẹ tha thứ cho! Con đã bỏ mẹ đi theo một con đường, con đường ấy cao hơn xa hơn và hạnh phúc hơn theo nhận thức của chính con.

Ngày ấy con lạy Mẹ! Đó cũng là ngày mà con đã qùy dưới chân Đức Phật thề nguyện với chính mình: “Con sẽ tạo niềm hạnh phúc cho riêng Mẹ”.

Mẹ đã khóc! Phải chăng Mẹ đã khóc vì con? Khóc cho đứa con thơ dại đã bỏ Mẹ đi tìm đường và chấp nhận sống đời tu sĩ không nhà, thực hiện nếp sống giản đơn. Tại sao Mẹ vẫn vui? Dòng nước mắt của Mẹ là dòng nước mắt hạnh phúc nhất, nhưng vẫn chứa đựng nỗi xót xa.

Con vô tư giỡn chơi xung quanh Đức Phật. Ngày ngày mẹ thấy vui, niềm vui cứ thế mà dâng trào. Con không hiểu sao Mẹ lại vui khi con sống xa Mẹ, sống bơ vơ giữa chốn rừng hoang dã, giữa những âm thanh chỉ là lời kinh và tiếng mõ vang hồi trong những đêm đông lạnh buốt. Phải chăng Mẹ đã nhận ra giá trị của những cánh đồng hoang mà chính Mẹ là người đã gieo nhân và không mong chờ một mùa gặt sắp đến? Hay là Mẹ hằng mong mõi, sự yên tỉnh độc cư tạo nên những vĩ nhân trần thế? Nếu quả là vậy thì Mẹ ơi, con vẫn chưa thể là một người con Hiếu vì vẫn chưa thể thỏa lòng mong đợi của Người!

Mỗi lần gặp Mẹ, con thẹn thùng và thèm khát được ngồi trong lòng của Mẹ, thế mà chỉ mới cái vuốt ve đầu tiên trên chiếc chỏm tóc thưa thớt của con, nước mắt Mẹ đã rơi. Thấy vậy con chạy trốn để Mẹ đừng khóc nữa.

Cuộc đời con gian truân! Đã nhiều lần con cố dấu Mẹ, nhưng nào có dấu được đâu! Bởi vì trong tâm tư của Mẹ, hình ảnh con vẫn mãi hiện hữu. Mẹ sống giữa đời để cho con. Mẹ sống lam lũ, Mẹ nhẫn nại, chịu đựng tất cả cho con mau khôn lớn thành người.

Nhưng tuổi thơ của con sống như gió bay giữa bầu trời lơ lững, con chỉ nhớ Mẹ, khi tâm hồn con bị cấu xé, nát tan- Lạy Mẹ, hãy tha thứ cho con.

Có những đêm con nằm trên một chiếc giường to. Chiếc giường đó gợi lại tâm trí của con ngày nào đó được nằm bên Mẹ, thật ấm áp vô cùng. Thế mà bây giờ con lạnh buốt! Nhưng con lại không muốn bỏ nó đi, để chạy về nhà thoáng nhìn thấy Mẹ đứng ở đầu đường, sức mạnh nào đó đã vô hình cuốn lấy con. Phải chăng niềm tin của Mẹ và đó cũng chính là hoài bảo của Mẹ, đã gởi gắm những chất liệu khó phai nhòa trong trái tim non trẻ của con.

Mẹ đã lạy với trời đất rằng: Sinh con ra nhưng mẹ đã hiến dâng lên Đức Phật, và cho con làm đệ tử của Ngài. Một sự dâng hiến cao cả, vô bờ bến. Sự dâng hiến đó đòi hỏi cả cuộc đời hy sinh của Mẹ.

Đức Phật cao xa đã chứng giám cho Mẹ chúng con. Người đã dâng hiến lên Ngài những gì Người đã yêu thương nhất. Giờ này nó không còn ở bên người sinh ra nó nữa, nó đã theo ly tưởng của Ngài

Con mỗi ngày lại càng đi xa, xa theo chiều con lớn. Con đi mãi, đi mãi trên đoạn đường cô lữ, phố thị viễn phương. Đôi mắt ướt của con mỗi ngày mỗi sáng lên, cô động lại thì thân con lại xa Mẹ. Mẹ đã già đi theo năm tháng, nhưng con vẫn chưa có cơ hội để có lời an ủi bên Mẹ tuổi già, như con đã làm và đã từng khuyên nhủ, sẽ chia bao nhiều người bằng tuổi mẹ.

Những ngày xa Mẹ, nếu có ai đó nhắc về con, thế là hai dòng nước mắt của Mẹ tuôn trào. Con biết những dòng nước mắt ấy chứa đựng biết bao tâm can của Mẹ. Nó chưa hẳn là những dòng nước mắt của khổ đau hay hạnh phúc, nhưng đó chỉ là tâm trạng muốn gặp được con, Mẹ đã trông chờ con trong từng giây phút. Cửa Thiền khép kín quá phải không Mẹ? Không!

Thóang một chiếc áo vàng phất phơ cuối ngõ, hình bóng của một vị Sư đi ngang qua mắt của Mẹ. Mẹ cảm động, niềm vui đột ngột dâng trào, tựa như là con của Mẹ đã về đây.

Bao nhiêu thị phi ngang trái của cuộc đời khi họ bàn luận về con đã đến tai của Mẹ. Họ nói về con ư, Mẹ nở nụ cười hoan hỷ nhất để trả lời thị phi đó. Chỉ tâm niệm một đời mong con mau lớn, ở bên đức Phật, với Mẹ là đủ rồi.

Có những tháng ngày con lây lất giữa chợ đời tấp nập, đời thổi con bay, Mẹ khóc - Mẹ đau khổ! Mẹ đã đánh đổi toàn bộ tâm trí, Mẹ điên dại, lây lất giữa đoạn đường còn lại. Mặc tình cho người thương hại, cho kẻ chê bai, Mẹ sẳn sàng hy sinh tất cả _ chỉ vì những đứa con mà Me đã cưu mang.

Cuộc đời đã nhiều lần đẩy con Mẹ đi xa. Các con của Mẹ đôi lúc lẫn vào dòng xóay bụi bậm của cuộc đời và bỏ quên Mẹ – Mãi đến giờ này chúng con đã tỉnh giấc mộng tang bồng chưa vậy Mẹ? Và có sự đau khổ nào sánh với nỗi đau khi Mẹ đã qua đời? Cuộc đời của chúng con còn quá dài, nhưng chúng con tin chắc rằng không có nỗi đau nào lớn nhất bằng nỗi đau mất Mẹ.

Mẹ đã đi rồi!!!

Kỳ Viên - Nha Trang 16/4 Bính Tý.

 

(Cùng một tác giả)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6482)
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6326)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biến là lễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên. Lễ hội này được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng Bảy âm lịch.
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6600)
Nhưng ở đây, chúng ta có thể đặt nghi vấn: Nếu nhờ chư Tăng chú nguyện mà bà mẹ Ngài Mục Kiền Liên thoát khỏi cảnh đọa lạc, thì hóa ra lý Nhân quả cũng có trường hợp ngoại lệ? Và Phật tử chúng ta chỉ cần nương nhờ thần lực của chư Phật cùng Thánh chúng, dù có tạo nghiệp ác cũng không sợ sa vào khổ xứ?
21 Tháng Tám 2015(Xem: 7919)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 9664)
Thời tiết thật oi bức suốt một tuần lễ qua. Đâu đó trên đường, có những cảnh báo về hạn hán, kêu gọi mọi người tiết kiệm, hạn chế việc dùng nước. Nạn hạn hán đã kéo dài ở xứ này liên tục bốn năm qua. Nhiều cây kiểng và những bãi cỏ xanh của các công xưởng, công viên, gia cư tại đô thị đã lần lượt biến mất. Mọi người, mọi nhà đều phải tự ý thức trách nhiệm của mình đối với thiên tai này.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 6444)
Năm nào cũng vậy mỗi khi sắp đến ngày lễ Vu Lan là tôi đọc lại Võ Hồng: Nghĩ về mẹ, Một bông hồng cho cha, Tiếng chuông triêu mộ, Áo em cài hoa trắng, Mái chùa xưa, Màu áo nâu sòng, Đi con đường khác, Hữu thân hữu khổ….
19 Tháng Tám 2015(Xem: 8274)
Ta còn một dòng sông_ dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời. Ta còn một bầu trời_ bầu trời cao vời thăm thẳm ngút trùng khơi để ngày thơ mẹ nâng ta lên những tầm cao cuộc sống, khi ngày tháng truân chuyên cam chịu mẹ vẫn mỉm cười vì tất cả cho con.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4482)
Kinh Vu Lan Bồn, do ngài Trúc Pháp Hộ (Dharmarakṣa – Đàm-ma-la-sát 230 – 316) dịch vào đời Tây Tấn, là một trong số những kinh văn được dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữ từ khá sớm, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ở quyển số 16, kinh số 685,
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4921)
Kinh Vu Lan hiện được dịch ra tiếng Việt và được phổ thơ để các Phật tử dễ đọc tụng và dễ nhớ. Hiện nay trên mạng Internet ở vài trang lưu trữ Kinh Phật có bản khắc gỗ Càn Long, khắc gỗ Vĩnh Lạc Bắc tạng, Kinh Vu Lan bằng tiếng Hán do ngài Trúc Pháp Hộ dịch.