Thấy gì qua hình ảnh Vu lan bồn?

01 Tháng Hai 201414:56(Xem: 5044)
blank

Thấy gì qua hình ảnh Vu lan bồn?
Chân Hiền Tâm

muckienlien1Cách đây mấy ngàn năm, ngài Mục Kiền Liên đã thỉnh cầu Thánh chúng cầu siêu cho mẹ. Nhờ lễ cầu siêu ấy, bà thoát kiếp ngạ quỉ, sinh vào thiên giới. Nói chính xác, nhờ lòng hiếu hạnh và nội lực của hàng Thánh chúng tác động, bà mở lòng buông bỏ tham sân, nên mới thoát được kiếp ngạ quỉ. Sự buông bỏ và mở lòng đó là NHÂN khiến bà sanh thiên. Những thứ còn lại chỉ là trợ DUYÊN. Nhân duyên hội đủ quả mới thành hình.

“Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”. Ba cõi không ngoài tâm. Vạn pháp đều do phân biệt tạo tác mà có. Một thế giới tranh tàn đau thương hay hạnh phúc ấm no, tùy thuộc vào những gì mà người ở thế giới đó tạo ra trong quá khứ. Ai tạo nhân, đủ duyên người ấy gặt quả. Không tạo nhân, dù duyên nhiều bao nhiêu, cũng không có quả để gặt. Vì thế, khủng bố tràn lan nhưng không phải ai cũng bị tai họa vì khủng bố. Không phải có sóng thần thì ai cũng chết vì sóng thần. Y học tiến triển rất mực, nhưng không phải vì thế mà mọi bệnh tật đều được cứu chữa. Vẫn có người chết vì sự tiến bộ của khoa học. Khoa học mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng tác hại từ nó cũng không nhỏ. Bởi mọi thứ còn tùy thuộc vào suy nghĩ và hành động của từng người. Cái quả mình nhận được luôn tương thích với cái nhân mình đã rạo ra trong quá khứ. Có thể là trong hiện đời, có thể là trong tiền kiếp. Đã có quả tức phải có nhân, không có chuyện tự nhiên. Từ mình mà ra, nên phải tự mình giải quyết vận mệnh của mình. Các thứ bên ngoài chỉ là trợ duyên giúp mình giải quyết cái nhân, mình đã gầy tạo trong quá khứ.

Một lần đi dạo cùng thiền sư Phật Ấn, Tô Đông Pha thấy tượng Quán Thế Âm cầm chuỗi niệm Phật, ông hỏi :

- Quán Thế Âm là người để ta lễ bái, vì sao trên tay còn cầm chuỗi niệm Phật?
- Đó phải hỏi chính ông
- Sao con biết niệm ai?
- Niệm Quán Thế Âm chứ ai!
- Sao lại phải niệm mình?
- Vì cầu người không bằng cầu mình.

Cầu người không bằng cầu mình, vì mình là kẻ gieo nhân mà cũng là kẻ thừa hưởng cái nhân ấy. Không có gì thay đổi, khi tâm mình còn đầy tham dục và sân hận. Mọi thứ chỉ thay đổi khi suy nghĩ và hành động của mình thay đổi. Không thể có một hoàn cảnh tốt đẹp, khi thân khẩu ý của mình hoàn toàn bất thiện. Niệm Phật cầu tha lực, là lấy một niệm Phật trừ đi một niệm ác. Niệm niệm niệm Phật là để niệm niệm hành thiện. Tha lực mới hiển. Cầu tha lực, mà không niệm Phật cũng không dừng ác hành thiện, thì chưa từng có tha lực nào ứng được.

Nhận ra được điều ấy, mình sẽ hạn chế bớt những đổ thừa trách cứ, cũng như hạn chế bớt những tư tưởng và hành động vị kỷ. Chư Tôn đức có lập đàn tràng tế độ nhân sinh, thì cũng như Mục Kiền Liên, vì hiếu từ mà thỉnh cầu chư Tăng độ mẹ, hy vọng thế giới bình an, người sống hạnh phúc, người chết siêu thăng. Nhưng nếu mỗi người, sống cũng như chết, không tự buông bỏ tâm vị kỷ của chính mình, như bà Thanh Đề buông bỏ tâm tham hận, thì mọi thứ vẫn y nguyên, không có gì thay đổi. DUYÊN cầu nguyện bên ngoài dù đủ mà NHÂN bên trong của mỗi người không tốt, thì mọi thứ vẫn hoàn không.

Cho nên, lập đàn tràng tế độ nhân sinh không phải để cầu cho khủng bố thiên tai hay hoạn nạn hết hoành hành, mà chính là cầu cho mọi người chúng ta có cái nhìn đúng đắn về thực lý Nhân Duyên đang chi phối thế giới này, cầu cho tất cả chúng ta phát tâm hướng thiện và hành thiện. Tâm bớt bạo tàn tham dục, thì khủng bố thiên tai mới có ngày chấm dứt. Khủng bố dẹp rồi mà tâm con người không hết tham sân, sẽ có các loại nạn tai khác xảy ra cho tương thích với những gì mà nhân loại đã gieo ...

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7154)
...Có những câu thơ kỳ lạ vô cùng, nó nằm sâu trong tiềm thức. Đọc một lần tưởng chừng như quên mất. Bỗng một hôm bừng dậy rõ nét. Thơ cũng là một Pháp, nhìn trên khía cạnh hiện tượng học. Phải đủ duyên mới hiện diện. Câu thơ trên của Thanh Tịnh hay quá, phổ cập quá, tác giả Nhất Hạnh trích lại nguyên bài trong đoạn đầu đoản văn Bông Hồng Cài Áo, dễ khơi dậy ngay niềm rúng động đối tất cả mọi người.
11 Tháng Tám 2014(Xem: 6663)
Tháng 7 Vu lan lại đến với những suy ngẫm về đạo hạnh và hiếu lễ của con người. Đại đức Thích Tâm Hải - phó ban văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo VN - đã dành cho TTCT một cuộc trò chuyện về chủ đề này.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 6281)
“Mỗi mùa xuân sang mẹ tôi già thêm một tuổi, mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa mẹ càng gần, rồi mùa xuân đến, tóc trắng mẹ bay như gió như mây bay qua đời con, như gió như mây bay qua trần gian, ôi mẹ của tôi. Mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi,...” ; và hôm nay, những người con, người cháu của mẹ đã thật sự mồ côi.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 5273)
Một Lễ Vu Lan nữa lại đến. Đối với người Việt Nam thì đây là một ngày lễ quan trọng bậc nhất trong năm. Vào ngày này, dường như ai cũng ra sức tìm cách báo hiếu với những bậc sinh thành hoặc ra sức thể hiện sự quan tâm đến những người thân đã quá cố. Và, khi cuộc sống vật chất của những người đang sống ngày càng no đủ, sự quan tâm đến người quá cố vì thế cũng tràn đầy… vật chất.
08 Tháng Tám 2014(Xem: 5160)
Rằm Tháng Bảy là ngày Vu Lan / Ngày hạnh hiếu kính dâng Mẹ hiền / Mẹ vì con bao ngày tần tảo / Xả thân mình nuôi đàn con thơ / (Bài viết song ngữ)
08 Tháng Tám 2014(Xem: 6180)
Câu chuyện bắt đầu khi tôi còn là một đứa bé; Tôi là con trai của một gia đình nghèo. Chúng tôi luôn thiếu ăn. Khi nào đến giờ ăn, mẹ lúc nào cũng nhường phần ăn của bà cho tôi. Trong khi sớt cơm của bà sang chén của tôi, mẹ thường nói “ Ăn cơm đi, con trai của mẹ. Mẹ không đói.”
07 Tháng Tám 2014(Xem: 12938)
Cứ mỗi độ thu về, chúng ta lại có dịp cử hành lễ Vu Lan báo hiếu. Báo hiếu là bổn phận thiêng liêng của tất cả mọi người. Đông cũng như Tây, xưa cũng như nay, những người con hiếu thảo không ai là không nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Đây là tuyển tập nhạc chủ đề Vu Lan và Mẹ…
06 Tháng Tám 2014(Xem: 6632)
Rằm tháng Bảy còn gọi là ngày lễ Vu lan. Đây không chỉ là ngày lễ của riêng Phật giáo mà còn là ngày lễ lớn cho những người con nước Việt, thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với các đấng sinh thành dưỡng dục của mình.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 6788)
Hôm ấy, tôn giả Sāriputta thấy đã hội đủ duyên thời nên cùng với hội chúng tỳ-khưu về quê nhà để ngài có dịp báo hiếu mẹ. Ngôi làng Nālakā cũng được gọi tên là Upatissa, trước đây bà-la-môn giáo rất thịnh hành, bây giờ đã đến lúc suy tàn. Cả hàng trăm chỗ thờ cúng, lễ lạy nơi đền thiêng, bảo tháp, cội cây giờ đã trở nên hoang lạnh.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 5696)
“Được nghe, chư Phật ra đời đều do cha mẹ mà có thân, muôn loài sanh trưởng thảy nhờ trời đất che chở. Cho nên, không có cha mẹ thì chẳng sanh, không có trời đất thì chẳng trưởng, thảy nhờ ân dưỡng dục, đều thọ đức chở che.