Lối Sống Phật Giáo

05 Tháng Hai 201503:05(Xem: 10132)

blank
LỐI SỐNG PHẬT GIÁO

Thích Tâm Hải

 

phatthanhdao-3Một sự kiện quan trọng nhất trong tháng Chạp âm lịch hàng năm đối với mọi người con Phật theo truyền thống Bắc tông, đó là vía Đức Thích Ca thành đạo (ngày 8 tháng Chạp).

Bởi trên phương diện lịch sử, nếu không có sự kiện đó hơn hai ngàn năm trăm năm trước thì Bánh Xe Pháp sẽ không được chuyển, Phật giáo sẽ không được hình thành.

Giác ngộ, hay Thành đạo là vấn đề quan trọng nhất trong đạo Phật. Đó cũng chính là mục tiêu mà mọi người tu, xuất gia hay tại gia phải hướng đến để không bị lạc lối trên con đường tâm linh của mỗi người. Điều đó được thể hiện qua nhiều nội dung phát nguyện và hồi hướng được hành trì hàng ngày trong các thời khóa tu tập tụng niệm ở chốn thiền môn, cũng như tại tư gia người Phật tử.

Thành đạo hay giác ngộ, giải thoát hoàn toàn không phải là một sự kiện bất ngờ, mà là một tiến trình, tuần tự theo một lộ trình nhất định, không hề có sự nhảy vọt, một lần có thể vượt qua nhiều cấp bậc. Sự thật đó đã được chính Đức Thế Tôn nói lại và nhấn mạnh trong nhiều kinh điển.

Tiến trình chứng ngộ luôn đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu vượt qua nhiều chướng duyên, đòi hỏi sự chuyên tâm cao độ, kiên trì lâu dài và bền bỉ, khác xa với những hình tượng văn học thường được lãng mạn hóa trong sách thiền (hoát nhiên đại ngộ).

Trên con đường thực hành tâm linh, kinh nghiệm giác ngộ là chất liệu để có được sự an lạc, tự tại giữa các ràng buộc của cuộc đời. Chính chất liệu đó làm nên một thái độ sống tích cực, đem lại phẩm chất trong mọi việc làm mà chúng ta thường gọi là Phật sự.

Như đã nói, giác ngộ, giải thoát hay thành đạo là một tiến trình từ thấp đến cao, tuần tự đòi hỏi sự tự thân nỗ lực, liên tục, kiên trì lâu dài và bền bỉ. Do đó, giác ngộ hay giải thoát cũng có nhiều cấp độ khác nhau.

Giữa cuộc đời tương đối với nhiều mối tương quan này, trên con đường tu tập, người học Phật nếu không thường nhớ nghĩ đến mục tiêu đó thì rất dễ bị lạc lối, chệch hướng lúc nào không biết.

Ngoài mục tiêu đó, người học Phật cần học tập để có nhận thức đúng về giáo lý và cần dấn thân thực hành những giáo lý đó trong đời sống hàng ngày, tỉnh thức để vượt lên những cám dỗ, những tác động của thất tình lục dục, những bám víu, lo sợ trước các hiện tượng của cuộc đời.

Luôn nhớ nghĩ về mục tiêu đó làm cho con đường của người học Phật trở nên thênh thang, không bị giới hạn bởi mọi thứ khác, kể cả cái chết. Nhớ nghĩ để thực hành Phật pháp chính là cách để có được sự an lạc, thảnh thơi; nói cách khác, đó là lối sống đem lại sự tự tin trong ứng xử của người học Phật ở mọi hoàn cảnh, mọi tình huống xảy đến hoặc liên quan tới chúng ta.
Thích Tâm Hải (Giác Ngộ)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Giêng 2016(Xem: 6312)
Thành đạo còn gọi là Đắc Đạo, chứng đạo, đạt đạo, thành tựu đạo quả. Chữ Thành Đạo đây ám chỉ về Đức Phật Đắc đạo, thành Chính Giác. Theo Phật Quang Đại Từ Điển - Thành Đạo chỉ cho việc hoàn thành Phật Đạo, 1 trong 8 tướng, tức là Bồ Tát hoàn thành việc tu hành, thành tựu quả Phật.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 7538)
Published on Aug 30, 2014 Mừng Ngày Phật Thành Đạo Sáng tác: Uy Thi Ca Biểu diễn: Mắt Ngọc & Vũ Đoàn ABC
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8101)
01 Tháng Mười 2015(Xem: 3956)
28 Tháng Giêng 2015(Xem: 5857)
Tu là một vấn đề , hành là một vấn đề khác . Vì vậy tu phải đi đôi với hành .
28 Tháng Giêng 2015(Xem: 4822)
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 5261)
Không có một tôn giáo nào yêu chuộng Hòa Bình và yêu thương Nhân loại bằng Phật Giáo . Một tôn giáo đang lớn mạnh khắp Tây phương nhờ lòng TỪ BI .
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 4336)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời là một nhân lành cho chúng sanh . Ngài đã một khai sáng con đường tu tập giác ngộ bằng TRÍ TUỆ và chân chánh .
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 18955)
Đêm Bồ-tát Siddhartha vượt thành xuất gia, cả hoàng thành Kapilavatthu chìm trong im ắng và hoang lạnh. Không khí chia ly buồn thương man mác như bao trùm khắp các ngã đường của kinh thành mỗi nơi Ngài đi qua. Bồ-tát Siddhartha cảm nhận rất rõ ràng dù Ngài không hề ngoái lại. Siddhartha quyết tâm ra đi với tất cả nhiệt huyết của tuổi xuân, quyết tìm ra chân lý để giải quyết vấn đề khổ đau sinh tử cho mình và cho cả muôn loài.