Mùa Xuân Vĩnh Hằng - Ht. Thích Trí Quảng

18 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 38081)


tuyentapmungxuan


Trong thế giới sinh diệt, tất cả mọi người đều phải trải qua bốn tướng vô thường của con người là sinh, già, bệnh, chết và thời tiết trong trời đất cũng lần lượt đổi thay với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, trổ hoa xinh tươi, khí trời ấm áp, bừng lên sức sống vui tươi cho vạn vật và con người, nên mùa này được người đời gọi là chúa Xuân. 

Chữ Xuân của Trung Quốc được kết hợp bằng ba chữ là tam, nhân và nhật, nghĩa là ba người đồng hành dưới ánh nắng mặt trời cùng vui Xuân. Nói cách khác, người ta hội tụ, quây quần để cùng nhau thưởng thức cảnh đẹp của vạn vật trong mùa Xuân, sau ba tháng chịu đựng cái giá rét của mùa Đông.

Tuy nhiên, cũng có những người đối trước cảnh đẹp tràn đầy sức sống của muôn vật trong tiết Xuân ấm áp ở khắp mọi nơi, nhưng lòng họ lại ảm đạm sầu khổ, vì họ không thấy được mùa Xuân tươi vui của trời đất. Tâm trạng ưu phiền này được nhà thi sĩ nổi tiếng là ông Vũ Hoàng Chương đã thốt lên rằng:

Xuân sang mà vẫn là Thu trong lòng!

Với những người chất chứa nhiều nỗi niềm uẩn khúc, thì Xuân đã đến rồi, nhưng sao cái buồn da diết vẫn mãi giày xéo tâm can họ; nói theo văn chương ngày nay là “Buồn ơi, ta xin chào mi!”.

Nhưng có thể thấy ngược lại rằng đối với những hành giả sống với thế giới nội tâm yên tĩnh, trầm mặc, thanh tịnh, giải thoát, thì những nỗi buồn phiền sầu khổ không bao giờ có thể đến với họ. Vì vậy, dù đang đối diện với mùa Đông giá lạnh hay mùa Thu tàn úa của đất trời, trước mắt họ vẫn hiện hữu mùa Xuân tươi đẹp đầy sức sống. Với những tâm hồn phóng khoáng vượt ngoài sự tác động của sinh diệt thì: Thu sang mà vẫn là Xuân trong lòng! Nghĩa là hành giả đã bắt đầu bước vào thế giới vĩnh hằng của Pháp thân Bồ tát.

Đức Phật dạy Bồ tát nên quán sát muôn sự muôn vật trong trời đất này bằng tâm thanh tịnh, sẽ nhận thấy được nét đẹp vô tướng, tức cái đẹp vô cùng ở dạng bất sinh bất diệt và từ dạng nguyên thể bất sinh bất diệt này chuyển đổi qua dạng thức có hình tướng thì sẽ sanh ra vô số hình tướng hoàn toàn trong sáng tuyệt đẹp vĩnh hằng, mà kinh điển thường gọi là thế giới Tịnh độ.

Bước chân vào đời hành Bồ tát đạo, Bồ tát luôn an trú ở thế giới không sinh diệt, nhận chân được thật tướng các pháp và từ thế giới nội tâm hoàn toàn an lành như vậy, Bồ tát tùy theo phước đức nhân duyên của mình mà kiến tạo những cảnh giới an vui tốt đẹp cho họ và cho mọi người. 

Thật vậy, tuy cuộc đời này nhuốm màu phiền muộn, khổ đau bất tận dưới mắt của thế nhân; nhưng Bồ tát dấn thân trên vạn nẻo đường đời không hề thấy khổ đau chút nào cả. Vì cuộc sống của Bồ tát tràn ngập niềm vui thanh thoát, bởi những việc làm của Bồ tát lợi lạc cho nhiều người, mang đến hạnh phúc an vui cho những người hữu duyên, khai tâm mở trí cho họ tiến bước trên con đường trong sáng, đạo đức. Những người được Bồ tát chăm sóc, cưu mang, chỉ dạy cùng sống dưới ánh sáng từ bi và trí giác của Bồ tát, tạo thành cảnh giới lúc nào cũng an vui, giải thoát. Nhờ an trú trong thế giới nội tâm thánh thiện và thế giới hiện thực tốt đẹp cùng quyến thuộc Bồ đề như vậy, Bồ tát hành đạo không biết mệt mỏi. Còn những người không cảm nhận được nguồn hỷ lạc vi diệu từ nội tâm thì thấy việc khó sẽ không dám làm, hoặc có làm cũng chỉ ở mức giới hạn nhỏ nhoi mà thôi.

Cảm nhận sâu sắc bước chân an lạc, giải thoát của chư vị Bồ tát trong kinh Pháp Hoa luôn mang đến niềm vui kỳ diệu cho mọi người, luôn kiến tạo cảnh giới Cực lạc tại chốn Ta bà ngũ trược cho chúng sinh, luôn tạo ra vườn Xuân đạo hạnh cho chúng hữu tình an trú, tôi xin chia sẻ với tất cả các pháp lữ hữu duyên một bài kệ mà tôi cảm tác không biết từ bao giờ:

Bồ tát đi vào đời
Sen nở khắp muôn nơi
Trang nghiêm cho cuộc sống
Ôi thật đẹp tuyệt vời.

Trước thềm năm mới, cầu chúc cho mọi người luôn thăng hoa trí tuệ và đạo hạnh trong mùa Xuân vĩnh hằng của chư Phật và xây dựng được cảnh giới Xuân của chư Bồ tát cho tất cả mọi người an hưởng ngay trên cõi nhân gian này.
 
HT.Thích Trí Quảng 
(Giác Ngộ Online)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 5560)
Xuân Di Lặc, Cụm từ trên không biết có tự bao giờ…? Thế nhưng từ lâu cho đến tận ngày hôm nay, thật sự đã đi sâu thẳm vào dòng tâm tưởng của tuyệt đại đa số những người đệ tử Phật, và cả những con người trong nhân gian một khi mưu cầu hạnh phúc, sự bình yên an lành trong cuộc sống giữa đời thường nầy.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 7736)
26 Tháng Hai 2015(Xem: 7285)
Trời cuối năm se lạnh, một năm cũ sắp hết, nhường chỗ cho một năm mới… Mới hay cũ thì việc chắc cũng chừng đó.Với người học đạo và hành đạo thì có gì ngoài việc học đạo và hành đạo? Cũng chỉ loanh quanh trong Phật sự và công phu.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 13558)
Vào dịp cuối năm Giáp Ngọ 2014, một đài truyền hình Mỹ đã phỏng vấn thầy Thích Vĩnh Hóa về cuộc triển lãm bộ sưu tập 10 ngàn Xá Lợi Phật cùng chư Thánh Tăng và hai viên ngọc Xá Lợi Bồ Tát Thích Quảng Đức ...
23 Tháng Hai 2015(Xem: 7093)
Tết là dịp để con người vui chơi thoải mái sau một năm làm việc, Tết cũng là thời điểm để người Phật tử hướng về Phật, về tổ tiên để thành kính tri ân. Nhang là phẩm vật không thể thiếu khi thực hiện ý nghĩa ấy.
21 Tháng Hai 2015(Xem: 11518)
Làm thế nào để hiểu đúng về Chùa chiền, Đạo Phật và chuẩn bị đúng tâm thế khi đi lễ chùa cũng là một câu chuyện đáng bàn trong những ngày đầu năm mới này.
21 Tháng Hai 2015(Xem: 7826)
Giờ khắc Giao Thừa thiêng liêng (năm nay nhằm Thứ Tư, ngày 18 và sáng Thứ Năm, ngày 19 tháng 2 năm 2015) không chỉ dành riêng cho người Việt trong nước mà cho cả người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Trong đó, người Việt ở Quận Cam được xem là nơi có không khí đón Giao Thừa vui nhất và tưng bừng nhất ở Mỹ.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 12756)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10309)
Sống trọn vẹn, sống hết mình, sống không nhìn lui, sống không nhìn tới, ta với khoảnh khắc là một, ta với vấn đề phải giải quyết là một.