Hoa Mai Vàng Yên Tử

24 Tháng Mười Hai 201410:36(Xem: 7330)

tuyentaphuongphapmuaxuan 2
HOA MAI VÀNG YÊN TỬ

hoa mai vang yen tu 02
Mai nở rộ ở rừng Yên Tử - Ảnh: Chu Minh Khôi

Đến Yên Tử mùa Xuân, chúng ta có còn dịp trải lòng hòa quyện với cảnh vật thiên nhiên, được ngắm và hít thở thứ hương thơm lan tỏa đến nhẹ nhàng và thanh khiết từ một loài hoa có tên là mai vàng. Hoa Mai vàng Yên Tử độc đáo, tượng trưng cho sự cao thượng, vinh hiển, cao sang và may mắn.

Tương truyền câu chuyện rằng, thời đó Phật hoàng Trần Nhân Tông đã mang theo giống mai tôn quý thanh cao này về trồng. Có lẽ vì thế mà mai ở Yên Tử còn được gọi là “đại lão hoàng mai”. Các điểm có nhiều mai vàng như thác Vàng, thác Bạc, khe Chè, dốc Hẩy. Những cây mai vàng cổ thụ vươn cao chọc trời, tỏa mùi hương thơm phảng phất và khoe sắc vàng rực giữa chốn núi rừng xanh thẳm.

hoa mai vang yen tu 01
Mai nở rộ ở rừng Yên Tử - Ảnh: Chu Minh Khôi

Tại đây, người ta có thể bắt gặp những cây mai cao đến 15 mét, đường kính thân 60-70cm và có rất nhiều cành. Theo những nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, thì cây mai vàng Yên Tử và cây mai vàng miền Nam đều thuộc cùng một loài (tên khoa học là Ochna integerrima), đây là loại mai có 5 cánh, lộc màu xanh. Cánh hoa có màu vàng tươi rất sáng và có mùi thơm nhẹ đặc trưng rất dễ chịu. Trên một cành có rất nhiều hoa. Kích thước hoa không lớn, đường kính khoảng 2 - 3cm. Sự khác biệt lớn nhất mà người yêu thích mai vàng Yên Tử quan tâm là khả năng sinh sống và nở hoa trong điều kiện khí hậu có nhiệt độ lạnh của miền Bắc.

Chính điều này đã tạo nên những đặc điểm về hình thái, hương thơm và thời điểm nở hoa khác hẳn so với các giống hoa mai vàng ở phương Nam. Truy tìm trong sử liệu, những công trình nghiên cứu khoa học, lịch sử, văn hóa về di tích danh thắng Yên Tử có rất nhiều, song, hầu như không có tài liệu chính thức nào nói về loài mai vàng rất quý tại Yên Tử, mọc thành rừng. Chỉ nghe dân gian tương truyền rằng, khi lên núi Yên Tử tu hành, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã phát động các tín đồ Phật tử trồng cây mai vàng. Sau nhiều năm được bàn tay các Phật tử chăm sóc, cùng với sự ưu ái của thiên nhiên, những cây mai nhỏ bé đã biến thành rừng mai rộng lớn.  

Trở lại những bài thơ viết về hoa mai của các thi nhân đời Lý-Trần, trong câu thơ đầu của bài thơ Tảo mai 1 (Hoa mai sớm kỳ 1) được nhà thơ Trần Lê Văn dịch:

“Năm cánh hoa tròn, vàng nhị phô

Nổi nênh vảy cá, chìm san hô”. 

Như vậy, “vàng nhị phô” là một chi tiết chứng tỏ hoa mai trong thơ văn Lý - Trần là mai vàng.

Từ tất thảy những bằng chứng trên đủ để khẳng định rằng: cây mai vàng được trồng phổ biến ở miền Bắc từ cách đây trên dưới nghìn năm. Theo tôi, có thể mai vàng phát tích từ phương Bắc, rồi sau đó mới di thực vào Nam. 
Ngày nay, cây mai vàng trở thành “đặc sản” từ Huế trở vào miền Nam, nhưng vì đâu mà chúng “đoạn tuyệt” với người dân miền Bắc và chỉ còn sót lại khu biệt ở rừng sâu Yên Tử thì đây là điều mong đợi các nhà khoa học nghiên cứu.

MỤC LỤC TUYỂN TẬP HƯƠNG PHÁP MÙA XUÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Hai 2015(Xem: 7364)
Mỗi năm khi mùa xuân đến mọi người rộn rã đón xuân. Không khí xuân dường như phảng phất đâu đây khiến lòng mình cũng lân lân, thơ thới. Nhà nhà bận bịu lo dọn dẹp, trang hoàng.
06 Tháng Hai 2015(Xem: 7299)
Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu đó trong các bài bình luận văn học, cành mai kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến sĩ với thẩm quyền chuyên môn về kiến thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền.
05 Tháng Hai 2015(Xem: 7013)
Tết đến theo quy luật của vũ trụ, mang tới cho con người nhiều cảm xúc mới, nhiều suy ngẫm, cơ hội nhìn lại. Với người trẻ, Tết đến là dịp để dấn thân, quay về nhà gắn kết tình thâm, là dịp để sống tử tế...
04 Tháng Hai 2015(Xem: 9342)
Ngày mai sư xuống núi / Áo mỏng sờn đôi vai / Chuỗi hạt mòn năm tháng / Hương trầm lỡ cuộc say
03 Tháng Hai 2015(Xem: 6376)
Năm Giáp Ngọ sắp sửa trôi qua với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận xuân Ất Mùi tràn đầy hạnh phúc. Cỏ cây hoa lá, héo úa tàn rụng theo thời tiết bốn mùa mà sinh sôi nảy nở để chuẩn bị đơm hoa kết trái đón nhận một mùa xuân mới.
03 Tháng Hai 2015(Xem: 6578)
Hằng năm, cứ vào lệ thường đêm giao thừa, thầy trò chúng ta thường tụng kinh phúc chúc an lành cho nhân loại, cho đất nước Việt Nam, cho chư thiên, thọ thần, cho tất cả ân nhân, thí chủ, cho chư Phật tử gần xa và cho cả chúng ta một năm mới tốt lành hơn, an vui hơn.
02 Tháng Hai 2015(Xem: 7970)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.