Thư Chúc Tết của Đức Pháp chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Bính Thân 2016

15 Tháng Giêng 201615:36(Xem: 5644)

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH

THƯ CHÚC TẾT
CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
GỬI TĂNG NI, PHẬT TỬ VIỆT NAM Ở TRONG NƯỚC VÀ Ở NƯỚC NGOÀI

Hà nội, ngày 01 tháng Giêng năm Bính Thân

Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

thichphotue-01Kính gửi: Các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.

Nhân dịp đón mừng năm mới Dương lịch 2016 và Xuân Bính Thân - Phật lịch 2559, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tôi có lời chúc mừng năm mới, lời thăm hỏi ân cần và kính nguyện Tam bảo, chư lịch đại Tổ sư Phật giáo Việt Nam gia hộ cho các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài một năm mới vô lượng an lạc, vô lượng cát tường, an khang thịnh vượng và thành tựu mọi Phật sự!

Nhìn lại một năm vừa qua, với sự nỗ lực phấn đấu, trưởng dưỡng đạo tâm, trau dồi đạo hạnh trong tu tập và thừa hành Phật sự, các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu Phật sự, tạo nên dấu mốc lịch sử của tiến trình thành lập và phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua gần 7 nhiệm kỳ, đó là việc Giáo hội đã hoàn thành việc thành lập tổ chức của mình ở cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đồng thời với Phật sự vô cùng ý nghĩa này, công tác Tăng sự đặc biệt được quan tâm ở tất cả các cấp Giáo hội, các Đại giới đàn tôn nghiêm trao truyền giới pháp, rạng tỏ đèn thiền góp phần cho Phật pháp xương minh đã được các bậc Thạc đức trưởng thượng chăm lo. Đây chính là thắng duyên sự trường tồn của Giáo hội. Các hoạt động Phật sự tại vùng miền núi Tây Bắc, đại ngàn Tây Nguyên, sông nước Tây Nam bộ đã cho thấy sự đổi mới trong công tác hoằng pháp đem trí tuệ Phật pháp và giáo lý tình thương đến muôn nơi, tới tất cả đồng bào Phật tử, nhất là giới trẻ thanh thiếu niên với sự Hội tụ và lan tỏa tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.

Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam đón chào Xuân Di Lặc – Bính Thân năm nay trong niềm hoan hỷ vô biên hướng tới kỷ niệm lần thứ 35 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng với phương châm nền tảng giáo pháp và giới luật của Phật chế và tinh thần: Đoàn kết, Hòa hợp, Ổn định và Phát triển, Tăng Ni các cấp Giáo hội sẽ phát huy trí tuệ sáng tạo, đổi mới phương thức trong điều hành Phật sự, nâng cao tính hiệu quả thực tiễn trong phụng sự Đạo pháp và Dân tộc. Năm 2016, các cấp Giáo hội cũng đổi mới trong việc thống nhất chỉ đạo tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo cấp Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh nhiệm kỳ 2016 – 2021 để tiến tới Đại hội đại biểu Phật giáo cấp Tỉnh, Thành phố và Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII - nhiệm kỳ 2017 – 2022, đó là một bước tiến trong cải cách hành chính Giáo hội.

Cùng với nhân dân cả nước đón mừng Tết cổ truyền dân tộc -  Xuân Bính Thân, chúng ta cùng chúc mừng những sự kiện trọng đại năm 2016, chúc mừng quý vị Lãnh đạo thế hệ mới của đất nước đưa giấc mơ lớn của dân tộc Việt Nam thành hiện thực, hội nhập quốc tế, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Đưa vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng cao đóng vai trò quan trọng cho sự vững mạnh của Cộng đồng ASEAN vừa thành lập. Chúng ta tích cực tham gia vào ngày hội bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp thành công rực rỡ.

Nhân dịp Tết Bính Thân, thay mặt chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội, Tôi bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các hoạt động Phật sự của Tăng Ni, Phật tử các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam và gửi lời kính chúc năm mới tới các Quý vị lãnh đạo, cùng toàn thể nhân dân đón Xuân Bính Thân vạn sự cát tường như ý!

Nam Mô hoan hỷ tạng Bồ tát Ma ha tát!

ĐỨC PHÁP CHỦ
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
(Đã ký)
Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Hai 2015(Xem: 7277)
Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu đó trong các bài bình luận văn học, cành mai kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến sĩ với thẩm quyền chuyên môn về kiến thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền.
05 Tháng Hai 2015(Xem: 6978)
Tết đến theo quy luật của vũ trụ, mang tới cho con người nhiều cảm xúc mới, nhiều suy ngẫm, cơ hội nhìn lại. Với người trẻ, Tết đến là dịp để dấn thân, quay về nhà gắn kết tình thâm, là dịp để sống tử tế...
04 Tháng Hai 2015(Xem: 9290)
Ngày mai sư xuống núi / Áo mỏng sờn đôi vai / Chuỗi hạt mòn năm tháng / Hương trầm lỡ cuộc say
03 Tháng Hai 2015(Xem: 6355)
Năm Giáp Ngọ sắp sửa trôi qua với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận xuân Ất Mùi tràn đầy hạnh phúc. Cỏ cây hoa lá, héo úa tàn rụng theo thời tiết bốn mùa mà sinh sôi nảy nở để chuẩn bị đơm hoa kết trái đón nhận một mùa xuân mới.
03 Tháng Hai 2015(Xem: 6545)
Hằng năm, cứ vào lệ thường đêm giao thừa, thầy trò chúng ta thường tụng kinh phúc chúc an lành cho nhân loại, cho đất nước Việt Nam, cho chư thiên, thọ thần, cho tất cả ân nhân, thí chủ, cho chư Phật tử gần xa và cho cả chúng ta một năm mới tốt lành hơn, an vui hơn.
02 Tháng Hai 2015(Xem: 7927)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 9175)
Vào thuở thịnh Đường, Lục tổ Huệ Năng ( 慧 能 638-713 ) sau khi đắc pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ( 弘忍) và được truyền Y bát, nghe theo lời dạy của sư phụ phải ở ẩn một thời gian rồi sau mới ứng cơ giáo hóa. Ngài được Ngũ tổ đưa đến bến Cửu giang rồi chèo đò qua sông đi về phương nam, đến thôn Tào Hầu (曹候村), phủ Thiều Châu (韶州府) nương náu trong một am tranh.