Lần theo dấu Phật

21 Tháng Mười 201409:02(Xem: 8650)
LẦN THEO DẤU PHẬT
Hans Küng 
Đỗ Kim Thêm dịch

blankHans Küng, sinh năm 1928 tại Sursee, Thụy Sĩ, là Giáo sư Thần học hồi hưu thuộc Đại học Tübingen, Đức. Ông đã sáng lập Hiệp hội Đạo đức Thế giới (Stiftung Weltethos) mà hiện nay ông đang là Chủ tịch Danh dự. Với nhiều công trình nghiên cứu khoa học về các tôn giáo và các đóng góp to lớn về nỗ lực liên tôn cho hoà bình thế giới, ông được nhiều giải thưởng cao qúy và được vinh danh là một nhà tư tưởng quan trọng nhất đương đại.

"Auf den Spuren des Buddha" là một trích đoạn từ trong tập hồi ký: “Erlebte Menschlichkeit, Erinnerungen“, Piper, München, Zürich, 2. Aufl. 2013, 377-403.

Trong lịch sử tôn giáo của nhân loại rất hiếm có bậc lãnh đạo tinh thần - qua lời nói, hành động và khả năng thiện xảo - làm tăng động lực và tạo một chuyển hướng mới cho tôn giáo, Đức Phật là một khuôn mặt hiếm hoi trong các bậc này. Đó là điểm mà nhà thần học Thiên Chúa giáo Romano Guardini đã mô tả Ngài với lòng tôn kinh: "Ngài tạo nên điều kỳ bí. Ngài thể hiện là một biểu tượng tự do đáng ngạc nhiên và gần như là siêu nhân. Đồng thời bên cạnh đó, Ngài cũng có những điều Thiện, đầy uy lực, giống như một một sức mạnh thế giới. Có lẽ Đức Phật là nhân vật sau cùng mà Thiên Chúa giáo phải đem ra so chiếu." Đó là lời lẽ soi sáng của Guardini, người có nhiều trước tác về các thi hào lừng danh từ Dante đến Rilke hơn là đối với các tôn giáo quan trọng.     

Cũng như vô số các người khác, dĩ nhiên, tôi cũng đã sớm đọc tác phẩm “ruột của mình“ là "Sĩ Đạt Ta “ và cực kỳ cảm động khi Hermann Hesse mô tả đầy gợi cảm về hành trình và đột biến tâm linh của Ngài để đạt đến quả vị Phật, bậc Tuệ giác. Nhưng trong khi Hesse chưa bao giờ ở Ấn Độ, còn tôi thì đã có quan hệ tương đối khá sớm với từng khu vực có nhiều biến động xãy diễn và với nhiều xứ sở mà Phật giáo còn sinh hoạt đến ngày nay.

Tôi còn nhớ rõ về chuyến du hành ngắn hạn vòng quanh thế giới lần đầu tiên của tôi vào tháng 11 năm 1964 trong một chiếc máy bay cánh xếp của hãng Hàng không Royal Nepal Airlines. Tôi bay từ Patna bên sông Hằng của Ấn Độ (thủ đô củ cuả Maurya và Guptareiches) qua vùng đồng bằng Bắc Ấn Độ, đến rặng Hy Mã Lạp Sơn tuyết trắng trong ánh sáng mặt trời để đến Kathmandu. Vì là người ngoại quốc duy nhất, tôi được phép đến phòng lái để thưởng ngoạn những khung cảnh huy hoàng này. Đấy chính là đất Phật nguyên thủy, nơi mà cả một phong trào Phật giáo làm khởi điểm. Phật giáo bắt nguồn từ Bắc Ấn Độ. Nhưng một phần vì các tu viện suy tàn, một phần khác do Hồi giáo chiếm đóng, mà Phật giáo suy vi. Một trong nhiều nước khác mà Phật giáo tìm được quê hương mới là Thái Lan, nơi mà khi xưa tôi có lần dừng lại để chiêm bái các đền đài và tu viện bên giòng sông Menam tại Bangkok và không có dịp tiếp xúc với các tăng sĩ Phật giáo trong các bộ áo cà sa sáng rực.  

Trong chuyến du hành lần thứ nhì vòng quanh thế giới của tôi vào tháng tám 1971, tôi đi từ Ấn Độ tới Nam Dương, và tại Sri Lanka, tôi đã học hỏi tường tận hơn về một hình thức xa xưa và thuần túy của Phật giáo. Sri Lanka cũng là nơi các kinh điển quan trọng nhất của Phật Giáo Nguyên Thủy được viết ra bằng tiếng Pali, một loại ngôn ngữ vùng Trung Ấn. Từ thủ đô Colombo, tôi lấy xe ô tô để đi đến Kandy, một địa điểm hành hương lớn nhất của Phật giáo, trước kia là đế đô của Sri Lanka. Đó cũng là thánh địa, nơi có một di sản qúy giá là một cái răng của Đức Phật được tôn thờ. Và tôi tự hỏi: Vì sao mà một tôn giáo đơn thuần của người Ấn là Đức Phật Cồ Đàm, Ngài xem mọi thứ ngoại hình là ảo ảnh, một loại hình tướng không thực, lại trở thành một quốc giáo thịnh hành và có một hệ thống tăng sĩ đầy quyền thế, rồi lại rơi dần trong tranh chấp quân sự với người Tamil (theo Ấn Độ giáo và Thiên Chúa giáo)?  

Trong chuyến du hành thế giới lần thứ ba của tôi vào năm 1981, tôi chuẩn bị tìm hiểu về Phật giáo kỹ càng hơn, một phần do nghiên cứu cá nhân, phần khác do cuộc hội luận tại học viện của chúng tôi về đề tài "Phật giáo và Thiên Chúa giáo" vào ngày 25-27.5.1981 tại Marienthal gần Geisenheim. Người thầy hướng dẫn của chúng tôi là giáo sư Werner Köhler, ông sinh trưởng ở Thụy Sĩ và chuyên giảng dạy Phật học tại Mainz. Tháng chạp cùng năm này tôi có một cuộc đối thoại nghiêm túc đầu tiên với Maso Abe, một Phật tử tại Claremont thuộc California, ông là người Nhật gốc ở Kyoto và tu theo Thiền tông, hiện đang sống tại Claremont với người vợ trẻ của ông là giáo sư. Ông là một người đối thoại với một vị giáo sư thần học thượng thặng người Hoa Kỳ John Cobb, ông này đã từng sống tại Đông Á và nghiên cứu sâu xa về Thần học với Phật giáo. Nhờ qua các cuộc thảo luận với hai vị này tại Đại học Claremont mà tôi đã học hỏi rất nhiều.     

Cách tiếp cận của tôi với đề tài đối thoại giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo ít quan hệ đến Phật giáo Thiền tông thời hậu trào, nhưng lại nhiều hơn với Đức Phật Thích Ca theo quan điểm lịch sử, - vì lý do là tôi được đào tạo theo trường phái phê phán lịch sử -. Đức Phật Cồ Đàm chính là người mà tôi muốn so sánh với Đấng Jesus Nazaret theo khảo hướng lịch sử, tôi không so sánh theo những suy đoán thuộc về giáo lý về sau. Đặc biệt nhất tôi muốn khảo cứu về sự phát triển lịch sử của Phật giáo từ thời khởi thủy với những nhân vật hoàn toàn khác nhau.

Một buổi l giữa Thiên Chúa giáo và Phật giáo

Một cuộc hội luận giữa các chức sắc cao cấp hai tôn giáo Thiên Chúa giáo và Phật giáo tại Hawaii vào tháng giêng năm 1982 đã để lại mãi trong trong tôi một kinh nghiệm đặc biệt. Cuộc hội luận này khởi đầu với các cuộc họp thuần về học thuật. Vào buổi tối thứ bảy có hai tham dự viên theo đạo Thiên Chúa gặp tôi và hỏi tôi là liệu tôi, một linh mục Thiên Chúa giáo duy nhất trong cuộc hội thảo này, trong ngày hôm sau có làm lễ Bí tích Thánh thể cho họ được không. Tôi đồng ý và kỳ vọng rằng những tín đồ các tôn giaó khác cũng sẽ tham dự chung với tín đồ Thiên Chúa giáo. Nhưng khi nhiều Phật tử nghe việc này, họ có hỏi lại tôi là tôi có chống đối gì không khi họ cùng tham dư. Tôi trả lời là không, dĩ nhiên là không.  

Nhưng hiển nhiên chuyện này không là vấn đề. Tôi chỉ sử dụng kinh Tân Ước bằng Anh ngữ, cùng với bánh thánh và rượu nho, nhưng không có sách lễ, các lễ cụ khác và lễ phục, vì thế mà tôi phải tập trung toàn buổi thánh lễ vào các chương trình chủ yếu. Sự hiện diện của các bậc cao tăng Phật giáo là một thách thức to tát cho tôi. Tôi không dễ vượt qua thách thức này nếu như tôi làm lễ  theo truyền thống bằng tiếng La tinh, khi mà tín đồ Tin Lành đã hiểu rất ít thì Phật tử chẳng hiểu gì hết. Nhưng họ tham dự và không hiểu gì hết, thì họ cũng như tôi hôm trước đó, khi tôi dự lễ mà họ tụng một hằng loạt kinh Phật mà tôi cũng không hiểu gì hơn. 

Và tôi bắt đầu lễ Bí tích Thánh thể trước khi làm lễ theo nghi thức Phật giáo bằng phút mặc niệm và tôi đọc: “Lạy Chúa tôi xin đoái thương", để mà Phật tử có thể hiểu được, cũng những phần cầu nguyện sau đó. Trong phần xướng kinh cho buổi lễ, tôi thường bỏ qua các đoạn kinh mà trong đó không phải là "Ai không theo ta là chống lại ta (Mt 12, 23; Lk 11, 23) mà đọc ngược lại là: "Ai không chống ta là người theo ta" (MK 9, 40; Lk 9, 50). Đó là điều mà Jesus đã nói với các môn đệ cực đoan của Ngài khi họ đòi trừng phạt qủy dử nhân danh Ngài, vì tên qủy này không thuộc về cộng đoàn trong môn đệ của Ngài. Tiếp theo sau buổi lễ, tôi đọc một diễn từ ngắn chủ yếu nói về sự đối thoại và mối quan hệ giữa người theo đạo và người không theo đạo Thiên Chúa để đạt được thông cảm lẫn nhau và cộng tác. Và sau đó tôi cũng có thể kèm theo những lời thỉnh cầu nhẹ nhàng thích hợp hơn. 

Nhưng tiếp theo sau buổi lễ Bí tích Thánh thể là lời cầu nguyện tạ ơn Chúa với sự hồi tưởng về buối ăn tối cuối cùng của Ngài với các môn đồ có kèm theo việc bẻ bánh mì. Tôi đọc kinh này đúng theo sự hiểu biết kinh thánh từ trong nguồn gốc, những lời kinh quen thuộc này là: "Đây là xác tôi, đây là máu của tôi - đó chính là tôi" theo tinh thần vô vị kỷ, dâng hiến để làm cho Phật tử tham dự được dễ hiểu hơn. Sự đau khổ và cái chết cũng như sự phục sinh của Ngài trong kỳ bí -  những gì mà chúng ta gọi là Thiên Chúa- tôi diễn giảng tất cả các điểm chủ yếu này, như tôi giử đúng theo phần bố cục chính của buổi lễ Bí tích Thánh thể.

Và theo sau lễ hiệp thông: "Tất cả hãy đến cùng ta, những người mệt mỏi và nặng gánh" - kể cả tất cả những Phật tử cũng đến nhận quà tặng và hiệp thông. Tôi cũng xin tạ ơn là sau đó tôi có thể kết thúc buổi lễ không gây những bất hoà nào với nghi thức cầu nguyện kết thúc và tạ ơn cho buổi lễ Bí tích Thánh thể này. 

Khởi đầu cho buổi hội luận khoa học kế tiếp có một cuộc suy cử một Phật tử tu theo Thiền toạ làm phát ngôn viên cho nhóm này. Với nghi lễ trang trọng làm cho tôi cảm động suýt bật khóc, vị này nói cám ơn tôi về buổi lễ: “Trước đây, ông ta chưa bao giờ hiểu rõ điểm chủ yếu của Thiên Chúa giáo là gì.“ Đối với tôi, điều rõ rệt là tôi có thể tổ chức buổi lễ cho tín đồ Thiên Chúa giáo cũng như Phật tử  hiểu, vì tôi nghĩ về Chúa Jesus theo lịch sử và cùng lúc tôi đã hướng tới Đức Phật theo chiều hướng lịch sử.   

Đức Phật theo lịch sử

lan theo dau phat 1

Để lần đúng theo dấu vết của Đức Phật theo quan điểm lịch sử, một vài năm sau (1977), tôi lại đáp xuống phi trường Patna, và lần này với nhóm làm phim của tôi. Phi trường được xây rộng hơn. Từ phi trường tôi có thể đi thẳng tới thành phố Uruvela, nay gọi là Bồ Đề Đạo Tràng, bằng một chuyến đi bằng xe Taxi khá vất vả và dai dẳng trên con đường liên tỉnh nhỏ.

Sau khi Thái Tử Cồ Đàm Sĩ Đạt Ta rời bỏ cung điện trong vùng biên giới giữa Ấn Độ và Nepal và phải đối diện với tất cả đau khổ thế gian - trong hình thức của sinh, lão, bệnh và tử -, Ngài tìm ra câu trả lời cho vấn đề là làm sao Ngài có thể vượt qua nỗi lo sợ trước những đau khổ này. Nhưng là một du tăng và với tất cả khổ hạnh trong sáu năm, Ngài không đạt kết quả. Nhưng sau một lần thiền định và trong một trầm tư sâu lắng Ngài nhận ra rằng tinh thần giác ngộ, sự cứu rổi và giải thoát dưới gốc gây sung mà sau này gọi là cây Bồ Đề, cây thể hiện tinh thần Giác ngộ.  

Từ tên Cồ Đàm Ngài thành Đức Phật, bậc “Tĩnh Thức“, bậc “Tuệ Giác“. Lúc bấy giờ Ngài đã có các câu trả lời cho bốn câu hỏi trước đây và công bố các câu trả lời này là Tứ Diệu Đế.

Đau khổ là gi? Trong suốt cuộc đời, từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi, là đau khổ.

Do đâu mà có đau khổ? Qua tham sống, do bám mình vào sự vật mà con người bị trói buộc, qua ham muốn, ganh ghét và mù quáng, từ đó đi đến tái sinh này qua tái sinh khác.

Làm sao diệt đau khổ? Từ bỏ khao khát sống để tự mình thoát khỏi cuộc sống và tránh tạo nghiệp mới.

Bằng con đường nào để đạt được điều này? Bằng con đường Bát Chánh Đạo để đạt đến Thiên đàng: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh nghiệp, Chánh mệnh, Chánh tinh tiến, Chánh niệm và Chánh định. Bát Chánh Đạo là biểu tượng cho con đường đạt đến giải thoát - một con đường trung dung hợp lý, không mê say thụ hưởng hay tự trừng phạt mình.

lan theo dau phat 2Với lòng tôn kính tôi chiêm bái trước cây Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng, cây của sự tỉnh thức, hậu thân của cây sung nguyên thủy, nơi mà Đức Phật an vị. Với những cảm xúc lẫn lộn, tôi nhận ra rằng toàn bộ địa điểm này được trang hoàng như một ngôi vị kim cương phết vàng lóng lánh. Sau khi hoang phế vì bị Ấn độ giáo chiếm đóng, một vị vua Miến Điện đã trùng tu toàn bộ nơi này vào năm 1881. Địa điểm này trong khởi thủy là quá đơn sơ, nên không có gì để chiêm ngưỡng như tại Betlehem, nơi sinh trưởng của Chúa Jesus.   

Với nhiều nỗ lực lớn lao và những chi phí tốn kém về các mặt kỹ thuật, nhân sự và hậu cần, chúng tôi quay phân cảnh từ biệt gia đình của Thái tử Sĩ Đạt Ta. Sau đó chúng tôi đến quay phim tại cây Bồ Đề và ngôi vị kim cương, rồi đến cửa thành Sa Nặc, nơi Đức Phật tìm được những đệ tử đầu tiên, năm người khất thực và họ nghe giáo pháp của Ngài. Họ lập thành một cơ cấu chính cho một cộng đồng của tăng và ni, gọi là một tăng đoàn, sau này lên đến hàng ngàn người và được hỗ trợ bởi một hội đoàn của các cư sĩ. Ở đó Ngài khởi động cho „Thuyết Pháp Luân“.   

Tôi quan tâm đặc biệt nhất tới vấn đề là sự trùng hợp nào giữa hai nhà sáng lập tôn giáo Phật Cồ Đàm và Đức Chúa Jesus của Nazaret. Ngay trong thái độ thể hiện ra bên ngoài thì cả hai là nhà truyền giáo lưu động với ngôn ngữ dân gian, cả hai dùng đến lời khôn ngoan dù ẩn dụ nhưng thật dể hiểu, kể chuyện ngắn, ngụ ngôn, không theo hình thức, giáo điều và thần bí. Cả hai không được công nhận có chức vụ công nào, đối kháng với truyền thông tôn giáo và không theo đẳng cấp của các tu sĩ hay học giả nào mà giới này là những người không biểu lộ lòng thương cảm về nỗi đau khổ của dân chúng. Đối với cả hai Ngài thì ham muốn, thù ghét và mù quáng là những cám dỗ to lớn.   

Ta còn thấy không phải chỉ trong thái độ thể hiện ra bên ngoài mà còn qua cách truyền giáo của Đức Phật và Đức Chúa Jesus có điểm tương đồng cơ bản. Cả hai truyền bá tin mừng và giải thoát (Phật dùng Giáo pháp, Chúa dùng Phúc Âm). Cả hai Ngài kêu gọi con người thay đổi lối suy nghĩ và niềm tin. Trong mọi trường hợp, cả hai Ngài không đưa ra giáo điều mà là tìm cách thực hành giáo pháp, cả hai không lý giải về thế giới, không suy đoán triết học, không tổng hợp các quy luật hàn lâm. Trước tính vô thường của thế gian, cả hai đề ra một đường lối thiết thực thoát ra những căn bệnh ích kỷ cá nhân, suy tàn của thế giới và mù quáng. Đó là việc giải thoát qua sự thay đổi nội tâm, mà sự thay đổi này không đòi hỏi những điều kiện đặc biệt nào về đạo đức, trí thức hay thế giới quan. Nhưng ngược lại, hai Ngài đòi hỏi một tinh thần dâng hiến vô ngã cho nhân loại mà người ta phải tôn trọng những quy luật đạo đức tổng quát (không giết người, nói dối, trộm cắp, tà dâm) những phải vượt qua bằng những đòi hỏi cơ bản của việc thiện, niềm vui của từ bi (theo Đức Phật) và bác ái (theo Đức Chúa Jesus).

Làm sao đạt được một cái nhìn tổng quát?

Nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo không nhận ra được Phật giáo là một tôn giáo mạnh và phổ cập rộng rãi từ hơn 2500 năm nay. Từ lâu trước khi đi làm phim, tôi tự hỏi mình: Làm sao tôi có thể đạt được một cái nhìn tổng quát về lịch sử và tôn giáo được hoằng hoá từ Ấn Độ đến Mã Lai, Nam Dương, Trung Á, Tây Tạng, Trung Quốc, Hàn quốc và Nhật Bản? Liệu tôi có thể nối kết cách quan sát tổng hợp theo biên niên sử và địa lý? Kể cả các chuyên gia về Phật học còn gặp khó khăn trong việc tổng hợp các dị biệt này. Tôi theo cách phân tích các thay đổi giá trị làm phương pháp. Đối vối các đồng nghiệp của tôi phương cách này là mới và sự áp dụng cho Phật giáo là chuyện không đơn giản.  

Một đồng nghiệp người Trung Quốc mà cũng là bạn của tôi là Julia Chang cùng với chồng là Will Oxtoby, khi xưa cả hai là nhà khoa học tôn giáo tại Đại học Toronto, nhờ có quan hệ tốt với Đại học Hawaii, nơi giáo sư David Chapell, một nhà Phật học mà cũng là một nhà tổ chức hội nghị "Đông Tây Hội Ngộ", chúng tôi đã tổ chức thành công một hội luận ở Đại học Hawaii, Honolulu để thảo luận về cách áp dụng lý thuyết giá trị trong Phật giáo.  

Vào tuần cuối của tháng chạp năm 1981, tôi cũng có nhận được một lời mời khác để tham dự Hội Thảo Kỷ Nguyên mới trên đảo Maui thuộc Hawaii mà chủ đề thật đơn giản là "Thượng Đế, thảo luận các vấn đề đương đại". Vì có nhiều tham dự viên cao cấp nên người ta kỳ vọng là sẽ có nhiều đóng góp thú vị. Và có học giả nào mà không thích đi Hawaii miễn phí! Nhưng đối với tôi, lời mời này có trở ngại. Cơ quan tổ chức đứng phía sau hội nghị này là Giáo phái Thống nhất, có liên hệ đến một nhà sáng lập tôn giaó người Hàn quốc Sun Myung Moon. Nhờ có một viễn kiến mà ông lập ra nột giáo hội mới năm 1954 tại Seoul và có quan hệ đến một cơ sở kinh tế quy mô của người vợ giàu có của ông. Đồng nghiệp của tôi tại Divinity School, Đại học Chicago, nơi tôi có giảng dạy vào mùa thu 1981, đã khẩn thiết khuyên tôi nên từ chối lời mời đầy chiêu dụ của nhóm theo Moonies này. Nếu đối với một nhà khoa học tôn giáo bình thường thì không thiệt hại gì, nhưng sẽ làm cho tôi mất uy tín không những trước giới trí thức, mà còn ngay trong giáo hội của tôi.

Vì thế mà tôi bỏ tiền riêng để đặt ba phòng của một khách sạn khác tại Maui cho Tiến Sĩ Kuschel, Mariane Saur và riêng tôi. Tôi cũng có quan hệ với một vài nhà  khoa học tôn giáo tham dự của Hội Nghị Kỷ Nguyên mới. Tôi có quen biết với một vài nhà nghiên cứu này, những người khác thì tôi cũng muốn làm quen. Vì thế mà tôi mời một số tới tham dự với tôi trong một buổi tối tại khách sạn của chúng tôi. Ngoài David Chapell, nhà tổ chức kính quý của cuộc hội luận, chúng tôi còn có nhà Phật học Masso Abe, nhà nghiên cứu Ấn Độ giáo Agehananda Bharati, hai nhà khoa học tôn giáo người Anh là Ninian Smart và John Hick, nhà thần học Tin Lành Heinrich Ott và nhà thần học Thiên Chuá giáo Raimon Panikar.

Tôi có nhiều đồng cảm với Panikar hơn, một mẫu người lịch duyệt gốc Tây Ban Nha và Ấn Độ. Ông có một bộ ốc tinh khôi, cả hai chúng tôi có cùng mục tiêu về sự thông cảm giữa các tôn giáo và đặc biệt nhất là giữa Thiên Chúa giáo và Ấn Độ giáo. Nhưng trong phương pháp chúng tôi có sự dị biệt cơ bản. Đối với tôi, Panikar theo trường phái kinh viện Tây Ban Nha, ông không quan tâm đến kết quả việc chú giải Thánh kinh theo cách hiện đại. Tôi nhớ đến trong cuộc hội luận tại Pittsburgh với chủ đề "The Fourth Gospel Congress" vào ngày 6 tháng tư 1970, trong giờ giải lao tại công viên bất chợt chúng tôi có một cuộc thảo luận công khai về đoạn mở đầu của thánh Johanes và đột nhiên thu hút các tham dự viên tụ tập đến nghe. Giới dự thính có thể theo dõi được cách mà Panikar giải thích trong đoạn dẫn nhập về thánh Johanes theo lý thuyết Chuá Ba Ngôi và cách mà tôi giải thích về Phúc Âm theo cách phê phán lịch sử. Tôi không muốn đối chiếu về lý thuyết Chúa Ba Ngôi được các nhà thần học về sau triển khai và suy diễn với lý thuyết “Trimuti“ của Ấn Độ giaó, nhưng như tôi đã đề cập, tôi so sánh Đức Chúa Jesus và Đức Phật Cồ Đàm theo tiến trình lịch sử.  

Ngoài ra, tại Hawaii tôi rất vui vì có được sự tĩnh lặng và ánh nắng mặt trời, tôi có thể bơi lợi và tập trung nghiên cứu về Phật học. Trong ánh mắt hướng về biển rộng, tôi có thể nhìn về nơi xa và luôn thấy lưng của các con cá voi đang cuộn mình. Trong khung cảnh này tôi đã nghiên cứu các kinh điển Phật giáo từ ngày này qua ngày khác. Chúng tôi tổ chức một chuyến tham quan tuyệt diệu chung quanh đảo Maui bằng trực thăng, để nhìn hai phiá hoàn toàn khác biệt của hòn đảo này, chúng tôi xem đó như một món quà giáng sinh dành cho riêng mình. Nhưng khi máy bay xuống thấp và lại lên quá nhanh trong miệng sâu của núi lửa làm cho Marianne cực kỳ hoảng sợ. Nhưng nhờ thế chúng tôi có một cái nhìn toàn cảnh về hòn đảo tuyệt diệu này.  

Đầu năm mới 1983 chúng tôi trở lại Honolulu và ở bãi biển Waikiki chúng tôi có một cái nhìn tuyệt vời. Nhưng ở đảo chính Oahu cũng có phiá ít người ở là nơi mà David tạo niềm vui chung cho chúng tôi khi tất cả cùng đi chơi chung bằng xe đạp. Tất cả đều hân hoan.

Nhưng rồi chuyện nghiêm chỉnh cho cuộc đời phải đến. Tại Honolulu tôi có hai buổi diễn thuyết quan trọng. Buổi thứ nhất về đề tài "Những mô hình thay đổi của Thần học“ tại Central Union Church vào ngày 4.1.1982; buổi thứ hai về đề tài “Khoa học và vấn để Đức Chúa" tại Đại học Hawaii ngày 5. 1. 1982. Và ngày sau đó tôi có một hội luận rất lâu về đề tài Thần học. Những ngày sau đó tôi có một cuộc hội luận về đề tài Phật giáo và Thiên Chúa giáo tại Loa College, bên phía có mưa của hòn đảo. Mổi buổi sáng chúng tôi lái xe qua đồi và buổi tối trở lại.

Hội nghị Hội Ngộ Tôn giáo Đông Tây tại Đại học Hawaii đem đến cho tôi những thông tin qúy giá, nhưng không kém phần quan trọng là những nghi lễ tôn giáo mà tôi chứng kiến, thí dụ như nghi lễ thờ phượng theo Phật giáo, đặc biệt nhất là nghi lễ theo Tịnh Độ Tông, mà điểm chính là niệm Phật A Di Đà với lòng tràn đầy tin kính.

Nhân dịp này có một vấn đề cho Julia, Will và tôi cùng háo hức thảo luận: Trong mức độ nào mà người ta có thể tu theo hai tôn giáo? Về khía cạnh văn hoá, tôi thấy việc theo hai đạo không có vấn đề, kể cả trong khía cạnh sắc tộc cũng là chuyện có thể, nhưng đến chừng mực nào trong vấn đề đức tin thì liệu là có thể. Thật ra, không giống như bạn tôi là Will, tôi không niệm Phật như một Phật tử để tìm nơi an trú, tôi không phải là Phật tử, mà là tín đồ Thiên Chúa giáo, tôi có kinh thương xót (Xin Chúa xót thương chúng con). Kinh này liên hệ đến Thượng Đế và Đức Chúa Jesus. Chính vì thế thí dụ như việc tham dự vào thánh lễ Thiên Chúa tại đảo Maui không có vấn đề về đức tin cho tôi. Nhưng việc tu theo hai tôn giáo, tuân theo lời Đức Phật và Đức Chúa Jesus, đối với tôi dường như là không thể được. Theo tôi, nội dung của hai đức tin là quá dị biệt, sự pha trộn các tôn giaó mà không phê phán không phải là chuyên đề của tôi.

Trong tham luận thuyết trình có trình bày nhiều kiến thức với nhiều chi tiết thú vị, và tôi tìm ra được nhiều thông tin giá trị về các trào lưu khác nhau trong thế giới Phật giáo. Nhưng đối với nhiều mối quan hệ chung và về cơ bản trong các cái nhìn mới thì tôi không tìm thấy có nhiều cởi mở. Đối với một vài nhận thức của chuyên gia Phật học của phương Tây, tôi là người nổi bật về thần học, nhưng đối với Phật giáo, họ chỉ muốn là họ chính là người chuyên trách, một lĩnh vực quá chuyên môn của họ. Đối với tôi, vì lý do dựa trên hệ thống và thực tiễn để theo đuổi hoà bình giữa các tôn giáo, nên có một sự tổng hợp quan điểm Phật giáo theo quan điểm lịch sử và phương pháp mà không liên quan đến kiến thức chuyên môn.

Tôi có được một sự hỗ trợ to tát của một nhà Phật học người Nhật nổi danh nhất là Giáo sư Nakamura Hajime, người mà tôi đã làm quen cùng với vợ của ông tại Hawaii, cũng là người dạy dỗ cho công chúa. Về sau này tôi có thăm cả hai ở Tokio. Ông là một chuyên gia Phật học của Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng và Nhật Bản. Ông am tường tất cả các thuật ngữ và là người đầu tiên soạn dịch kinh Pali sang Nhật ngữ. Nhờ ông và với sự giúp đở của các tác giả tên tuổi khác (E. Conze, E. Frauwallner, H. Bechert) tôi tuần tự biên tập lại các kiến thức này qua khía cạnh biến đổi giá trị, vấn đề mà tôi cho là cũng có trong Phật giáo. Cách phân tích theo giá trị này giúp cho tôi soạn thảo lại các kinh nghiệm khác nhau, sắp xếp lại và giải thích những vấn đề quan trọng, mà thường thì không được giải đáp thoả đáng.  

Phật giáo nào là chân truyền?

Cũng giống như tín đồ Thiên Chúa giáo có nhiều chiều hướng đức tin khác nhau, tôi nhận ra rằng các Phật tử hay các nhà Phật học cũng thường xem nhẹ các tông phái Phật giáo khác. Thí dụ như nhà Phật học người Đức, Heinz Bechert. Ông là tác giả của một công trình nghiên cứu về nhà nước và xã hội tại các nước theo Phật giáo Nguyên Thủy gồm có ba quyển mà tôi đã có những cuộc đối thoại công khai với ông tại Tübingen vào giữa thập niên 1980. Ông ta chỉ công nhận Phật giáo Nguyên thủy là Phật giáo chân truyền. Với tác phẩm “Tín ngưỡng Phật giáo“ về sau, chủ đề chính là về Phật giáo A Di Đà, mà Đức Phật là Quang Minh Vô Lượng, nơi Ngài tiếp nhận Phật tử vào thiên đường của mình, đó là chuyện mà ông không tin. Ông không xem Đức Phật như là Phật giáo mà xem Ngài là biểu tượng Phật A Di Đà. Những nhà Phật học khác xem Phật giáo Tây tạng chỉ thuần là một sản phẩm của một phong trào hồi sinh Ấn Độ giáo, do đó chỉ làm tái phát Ấn Độ giáo.

Và một vấn đề cơ bản đầu tiên đặt ra cho tôi: Phật giáo nào là đích thực chân truyền? Trong khuôn khổ trình bày theo giá trị, tôi tin rằng tôi có thể nghiêm túc nhận ra tất cả những hình thức tôn giáo theo Phật giáo - từ ba pháp luân đến Thiền tông và Tịnh Độ tông như là những kết hợp của Phật giáo được phát triển khác nhau qua lịch sử. Vâng, tôi có thể xem kết hợp này như là Phật giáo chân truyền để tôi có thể cố tìm hiểu từng sự hình thành riêng biệt và kết hợp các ý nghĩa nội tại.

Tôi đã làm quen với một vài nước theo Phật giáo trước đây, nhất là Sri Lanka, sau này tôi tìm hiểu thêm các nước theo Phật giáo Nguyên Thủy, Phật giáo Tiểu Thừa, nhất là Thái Lan và Miến Điện, nhưng cũng có tiếp xúc với các nước theo Phật giáo Đại thừa, như Nhật Bản và Trung Quốc, và cuối cùng Phật giáo theo Kim Cương thừa như Tây Tạng. 

Thứ đến có một vấn đề cơ bản thứ hai đặt ra cho tôi: Tôi phải đối thoại với tông phái Phật giáo nào? Dựa vào cách phân tích theo giá trị, tôi thấy rõ rằng: Nếu khi tất cả mọi người sống theo những giá trị hoàn toàn khác nhau trong Phật giáo, dù có sự khác biệt đối với các Phật tử khác, cảm tuởng của mỗi người đều là một Phật tử chân truyền. Tại sao chỉ tập trung đối thoại với một tông phái mà loại trừ các tông phái khác? Chính vì thế mà tôi sẽ không bao giờ đem một giá trị của một tông phái Phật giáo này để đối chọi với tông phái khác, nhưng tôi sẽ đối thoại với tất cả mọi hình thức tôn giáo quan trọng - từ Phật giáo cổ truyền Ấn Độ cho đến Phật giáo nhập thế hiện nay tại Nhật Bản.

Qua phân tích giá trị của Phật giáo và Thiên Chúa giáo, tôi có thể tìm ra sự di biệt cũng như tương đồng của hai tôn giáo này. Tôi có thể khẳng định là trong Phật giáo cũng như trong thời Trung cổ có một lòng mộ đạo tương tự hoặc trong Phật giáo cũng có một phong trào canh tân hoá.

Và vấn đề cơ bản thứ ba: Cái gì sẽ giúp tôi khi so sánh với Thiên Chúa giáo? Dựa vào lý do phân tích theo giá trị, tôi sẽ không đối chiếu Phật giáo thời Trung cổ với Thiên Chúa giáo đương đại hay ngược lại mà không theo quan điểm lịch sử. Đồng thời tôi cũng có cách để đo lường mỗi hình thái mới của Phật giáo với hình thái mới của Thiên Chúa giáo dựa vào căn nguyên của từng tôn giáo này, đó là Đức Phật Cồ Đàm và Đức Chúa Jesus.

Điều quan trọng đến với tôi qua tất cả kinh nghiệm và suy nghĩ trong thời gian này là có nhiều thay đổi hiển nhiên trong Phật giáo cũng như trong Thiên Chúa Giáo, và những thay đổi này là những biến số. Khi nhìn cận kề hơn, luôn luôn ta sẽ tìm thấy một vài điểm chính và điểm phụ của vấn đề, mà nó tạo nên hằng số cơ bản của những hình thức dị biệt trong Phật giáo. Nói bóng gió hơn, luôn luôn có những ngôi sao tương tự mà ta tự định hướng, nhưng các vì sao này luôn tạo thành một chòm sao của kỷ nguyên thời đại.  

Những kỷ nguyên biến động trong Phật giáo

Một tập phim truyện sẽ soi sáng vấn đề này. Trong chuyến đi quay phim của chúng tôi, ngay trước cội Bồ đề, nơi tôi vấp phải một cuộc thảo luận không thoải mái với Uwe Bork, một biên tập viên khả ái của Đài Phát Tây Nam Đức (Südwestrundfunk), ông có nhiều ý tưởng hay trong việc chỉ đạo phim “Lần Theo Dấu Vết“ của chúng tôi, nhưng vì lý do phí tổn và thời gian mà ông muốn quay thêm một phân cảnh gần Patna là Sanchi, miền Trung Ấn Độ, gần Bhopal ngày nay, thay vì ngay tại Patna, như trong kịch bản đã trù liệu. Theo sự hiểu biết của tôi, Patna không còn dấu vết của Đức Phật hay của Phật giáo. Cuối cùng tôi tìm ra cho ông thấy dấu vết này, đây không phải là ý kiến cố định của tôi mà điểm chính yếu là: cổng thành nguy nga tại Sanchi thể hiện toàn bộ những di tích quan trọng nhất của nghệ thuật Phật giáo cổ thời nằm tại trung tâm của Stupa, (tiếng Sankrit có nghiã là các đồi mộ xưa), nơi lưu giử các di tích Đức Phật - mô hình nghệ thuật kiến trúc Phật giáo của khắp châu Á, ngày nay được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Và đối với tôi, điều quan trọng nhất là Sanchi tạo nên những dấu hiệu bậc nhất về những thay đổi giá trị từ trong một tăng đoàn nguyên thủy Phật giáo thành Phật giáo như là văn hoá quốc giáo (Giá trị bậc II). Tăng đoàn này được vua Ashoka (268-233 trước Công Nguyên) thành lập. Ông cũng trở thành Phật tử. Ông đóng một vai trò lịch sử quan trọng trong Phật giáo cũng như vua Konstantin trong Thiên Chúa giáo. Sau khi Đại Đế Alexander rút quân, Asoka gây một cuộc chiến ác liệt tại Ấn Độ, thành lập Đại quốc Ấn Độ, bao trùm gần như hết cả vùng Nam lục địa. Cho đến ngày nay, Ashoka được xem như một hình ảnh lý tưởng của một nhà lãnh đạo Phật giaó, người tạo nên một quốc gia phúc lợi, và khắp mọi nơi trong vương quốc được trang trí bằng các chỉ dụ trên trụ cột và hình các động vật với hình bành xe Pháp luân để hoằng dương Phật pháp. 

lan theo dau phat 3

Sự thay đổi giá trị cũng có ý nghĩa là cùng lúc có một sự chuyển tiếp từ một tôn giáo thuộc giới thượng tầng trong một tăng đoàn nguyên thủy nay trở thành tôn giáo cho đại chúng của các nước theo Phật giáo dưới sự bảo trợ của các nhà lãnh đạo Phật giáo. Khác với Đức Phật, Phật giáo hình thành theo một loại tôn giáo theo lễ nghi quá mức. Vô số chùa chiền và đền miếu phát triển theo một loại nghi thức thờ phượng, tôn vinh và tin vào phép lạ. Chính Đức Phật cũng xem những hình thức này là một trong mười điều ràng buộc không có giá trị cho giải thoát. Vua Ashoka đã dâng cúng cho các chuà chiền có quyền được miễn thuế, một điều kiện cơ bản của sự giàu có ngày một tăng lên trong nguy hiểm - một sự phát triển tương tự như các tu viện tại châu Âu.     

Nhìn về lâu dài, vấn đề này đưa tu viện càng ngày càng xa rời dân chúng. Trước hết là tình trạng sơ cứng nội tại và suy đồi của tu viện và cuối cùng là sự tấn công của Hồi giaó, khởi đầu từ thế kỷ XV dẫn tới hầu như sự suy sụp toàn bộ Phật giaó tại Ấn Độ. Chỉ còn tại Sri Lanka trở thành trung tâm truyền bá giáo lý bằng kinh Pali, cũng như tại Miến Điện và Thái Lan là những nơi mà Phật giáo Nguyên Thủy là một thực tế sống động.     

Phật giáo “thời Trung cổ“

Càng hiểu biết các quốc gia theo Phật giáo Nguyên Thủy rõ hơn, và càng đọc các chuyên đề nghiên cứu - thí dụ như về Sri Lanka qua tác giả Richard F. Gommbrich, về Thái Lan qua tác giả S. J. Tamiah, về Miến Điện qua tác giả Melford E. Spiro - , tôi càng đặt trọng tâm nghiên cứu của mình kỷ lưỡng hơn về vấn đề vì sao từ những lời giáo huấn cô động của Đức Phật mà Phật giáo lại trở thảnh một tôn giáo của di tích, bảo tháp và chùa chiền. 

lan theo dau phat 4Không có một nơi nào khác mà tôi có thể quan sát Phật giaó hoàn toàn khác biệt như tại đế đô cổ Bagan thuộc vùng thượng Miến, một tụ điểm về con đường mậu dịch từ Ấn Độ và Trung Quốc. Trong 400 năm ở đó có hơn 10.000 công trình tôn giáo đền đài và chuà chiền được xây dựng. Trên một diện tích hơn 40.000 km2 từ thế kỷ XIX Bagan phát triển thành một trong những thành phố lớn nhất thời Trung cổ (lớn 14 lần hơn thành phố Luân Đôn thời Trung Cổ). Trong lần viếng thăm của chúng tôi vào tháng hai 1984 hầu như không có du khách nào, trong một chuyến xe búyt đi chung với Mariane Saur, tôi có thể đi qua thành phố hoang tàn này trong lặng lẽ. Chúng tôi bắt gặp một chuyến xe búyt thứ hai cũng chỉ có hai người. Đó là xe của cặp vợ chồng của Ngài Đại sứ Thụy Sĩ tại Ấn Độ. Cũng có dân làng đến cúng dường cho vài sư tăng khất thực - như là một hình thức cầu an chống lại ma qủy đang vây quanh khắp nơi. 

Từ trên bậc thềm của đền A Nan Đà, được bảo tồn chu đáo, tôi ngồi lâu và chiêm ngưỡng các tầng cấp rộng hơn với các vô số chùa chiền khác. Bấy giờ tôi ngộ ra một điều: giống như Thiên Chúa giáo nơi mà Đức Chúa Jesus rao giảng tin mừng sau thời kỳ thay đổi của vua Konstantin thành một tôn giáo thuộc thời Trung cổ, thì sau thời kỳ thay đổi thuộc vua Ashoka, cũng có sự phát triển trong Phật giaó thành một tôn giáo cho công bình, có nghiã là làm phước thì được hưởng phước. Ngay cả việc tu tập của sư tăng ngày càng tập trung trong việc gieo nghiệp phước để đạt được việc tái sinh tốt hơn, thay vì không gieo nghiệp, để có thể về chốn thiên đàng. Tạo nhiều phước nghiệp, thí dụ như xây dựng đền chùa và cúng dường cho sư tăng. Nhiều nghi lễ theo Phật giáo Nguyên thủy cũng tương tự như trong Thiên Chúa giáo. Nhiều cao tăng viên tịch được tôn vinh như là những vị thánh, người cho nhiều bùa hộ mệnh và hình tượng.

Trước các vị khác, Max Weber, nhà sáng lập khoa học xã hội học tôn giáo, đã nhận ra sự thay đổi giá trị này: "Người bình dân và nông dân không thể bắt đầu tu tập với những tài liệu khoa học về cứu độ của tầng lớp trí thức, ít nhất là với sự cứu độ theo Phật giáo cổ truyền. Họ không nghĩ là muốn về thiên đàng, cũng như nhập thân thành đấng Phạm Thiên (Brahman). Và điều trước tiên là họ không hề có phương tiện trong tay để đạt mục tiêu cứu vớt này. Vì thế lạc thú cho thiền định là cần thiết để đạt được ngộ đạo. Họ không có lạc thú này và nói chung họ thấy không thể buộc mình phải có một cuộc đời đi tu như kẻ khổ hạnh trong rừng. Cách giải thoát hứa hẹn dành cho một khất sĩ không đúng như sở thích của tầng lớp bị xã hội áp bức. Họ muốn có một bù đắp trong đời sau nhưng cũng có những hy vọng về tương lại trong đời này.“

lan theo dau phat 5Trong lúc trao đổi với người bạn của tôi ở Göttingen là Giáo sư Heinz Bechert,  sau này ông quy y theo Phật giaó, tôi gặp phải ít khó khăn hơn để hiểu biết khi phân tích về các loại giá trị khác nhau trong Phật giáo. Tư duy này đối với ông là mới lạ, và trong một ấn phẩm chung về các bài giảng của cả hai chúng tôi về “Thiên Chúa giaó và các tôn giáo trên thế giới“ (1984) suýt đã bất thành, nếu tôi không có được sự giúp đở của Alois Payer, Cử nhân Triết học, vị này đã có một thời kỳ dài là tăng sĩ Phật giáo, một phụ tá khoa học uyên bác trong phân khoa Ấn Độ học tại Tübingen.  

Phật tử nhập thế

Tại Bangkok cũng như Rangun, tôi có nhiều buổi nói chuyện với các tăng sĩ cũng như cư sĩ về vai trò của sư tăng, mà sự phát triển giống như Hội đồng Giám mục Thiên Chúa giáo trong thời Trung cổ, họ thành một hệ thống phân cấp đầy quyền lực. Có một vài vị sư phục vụ cho hoà bình. Tại Rangun, để tôn vinh ngày tịch diệt của Đức Phật có xây một ngôi chùa lớn Hoà bình thế giới vào năm 1952.

Đáng tiếc là việc này không có nghĩa là các sư tăng nhận ra ý nghĩa này trong mọi trường hợp. Ngay cả các sư tăng tại Sri Lanka đã hỗ trợ cho các đàn áp của thiểu số người Tamil cư trú ở đó hơn 1000 năm. Họ cũng giúp cho các cuộc hành quân quy mô chống nhóm người này và có hơn 100.000 nạn nhân. Và trong việc soạn thảo Hiến pháp Thái, tăng đoàn của các sư Thái bảo thủ có lập trường quốc gia cũng muốn quy định là Phật giáo là quốc giáo, nhưng việc này bất thành. Tuy thế, Quốc vương Thái Bhumibol Adulyadej Rama IX, được tôn sùng gần như một vị Đức Chúa Trời, giống như một vài Đức Giaó Hoàng trong Thiên Chuá giáo. Và năm 2013 một tướng lãnh đạo quân đội Thái đã yêu cầu người chỉ trích hoàng gia Thái phải rời khỏi đất nước và định cư nơi khác.

Ngoài ra, qua các tăng sư này người ta nhận thấy có hai khuynh hướng: thứ nhất họ xa rời dân chúng trên thế gian và chỉ muốn hoàn thành nhiệm vụ tôn giáo; thứ hai, những vị sư khác dấn thân trong các vấn đề xã hội, thí dụ như xây trường và ưu tiên xây chùa.

lan theo dau phat 6Tại Bangkok, tôi được Giáo sư Seri Phongphit tận tình chăm sóc. Ông đã học triết tại München và đã có lần thăm tôi ở Tübingen. Ông cùng đồng hành với tôi trong chuyến đi bằng xe ô tô từ Bangkok xuống miền nam đến thăm một trong các vị sư ảnh hưởng nhất trong thế kỷ XX là Buddhadasa (1906- 93), ngoài ra còn có hai phụ nữ là phụ tá của ông và Marianne Saur đi cùng. - Nữ giới thường được đón tiếp niềm nở trong tăng giới. Ngài sống trong một lâm viên, quy y rất sớm vì theo phong tục và thất vọng vì những phe phái chánh trị trong các tu viện, Ngài lui về sống ẩn dật gần nơi nguyên quán và ở đó năm 1932 Ngài lập ra Lâm viện „Suan Mokk“ (Khu vườn Giải Thoát)   

Ở đó, chúng tôi nhận ra một vị sư nổi danh đang ngồi trên một cái băng, Ngài không những thân thiện rõ rệt với các môn sinh mà còn với các thú vật: một con gà kênh kiệu trên vai, và một con mèo mượt mà trong lòng và dưới băng ngồi là một con chó. Hơn 30 con thú gầm thét trong một ngọn đồi nhỏ trong đêm khi chúng tôi lui về lều tạm trú, cũng may là chúng tôi có hai cảnh sát cơ động bảo vệ. Tiếng ồn và mùi hôi không thể diễn tả nổi. Bên cạnh lều trú của chúng tôi là một hồ lớn với hoa sen đang nờ. Trong Phật giáo, hoa sen là biểu tượng tinh thần thanh khiết, vì gốc sen dính bùn mà hoa trắng còn giử được tinh khiết.      

Buddhadasa („Đệ tử của Phật“) bày tỏ tinh thần khoan dung cao độ đối với các tôn giáo khác, đặc biệt trước tiên nhất là với Thiên Chúa giáo. Ngài đã bỏ cả đời để học kinh Phật. Đối với Ngài, trở về cội rể của Phật giáo là chính. Một trong những câu nói ưa chuộng nhất là: "Làm lành, lánh dử, gội rửa tâm linh." Người ta gội rửa tâm linh qua thiền định. Đối với Ngài, giáo pháp của Đức Phật có nghĩa là đến từ tấm lòng, tâm điểm con người, nhận chân đích thực là con người. Qua sự tự giúp mình, mà cụ thể là là qua tự tìm hiểu, tự tin, tự kiểm soát, tự chế ngự, tự trọng, giáo pháp giúp ta tự trở thành Phật. Điều này không mâu thuẫn với giáo pháp cổ truyền về về tính vô ngã của con người. Tôi đã học điểm này, cũng như hiểu biết về các giáo lý khác từ một nhà Phật học nổi danh là Giáo sư Luis Gomez thuộc Đại học Chicago, và những giáo lý khác, đặc biệt nhất là về giáo pháp Thiền tông, tôi đã học được từ các ấn phẩm của vị giáo sĩ dòng Tên Heinrich Dumoulin của Đại học Sophia (Tokio).

Nỗ lực đổi mới không chỉ có trong tăng giới mà còn có trong giới cư sĩ. Tại Bangkok, tôi làm quen được với Sulak Sivaraksa, người sáng lập phong trào cuả Mạng Lưới Quốc Tế của Phật tử Nhập thế, (International Network of Engaged Buddhists, INBE). Tại trung tâm và tổ chức này của ông, việc chủ yếu là hỗ trợ sự thông cảm và hợp tác giữa các nước theo Phật giáo, tông phái và đoàn thể, để thực hành các giải pháp cho các vấn đề thuộc các tổ chức khác nhau, các xã hội khác nhau và trên toàn thế giới nhằm đem lại giá trị cho những viễn kiến của phong trào Phật tử nhập thế và tập huấn cho những nhà hoạt động.

Thông qua ông Sulak, sau này tôi có dịp làm quen với Tiến sĩ Kyan Than tại Rangun, người đại diện cho phong trào hoạt động tương tự như Phật giaó nhập thế tại Miến Điện, nơi chế độ độc tài quân phiệt cai trị. Một tin vui là trong chúc từ đầu năm 2013 của Sulak có đưa ra một hình ảnh về lần gặp gở của ông với bà Aung San Suu Kyi, người đoạt giải Nobel về Hoà bình, vào ngày 17 tháng tám 2012, một hình ảnh của niềm hy vọng. Thông qua chồng của bà, người đã sống ở Luân Đôn, tôi có nhận được một tham luận đóng góp xuất sắc của bà là „Về một nền văn hoá cho hoà bình và phát triển“ cho tuyển tập của tôi “Ja zum Weltethos“ (Đồng thuận cho đạo đức thế giới - Viễn kiến cho một sự tìm kiếm việc chuyển hướng), lúc đó bà còn bị quản chế tại gia. Trong tham luận này, bà nhấn mạnh rằng các dân tộc khác nhau phải đồng thuận về các giá trị cơ bản của con người.

Tôi còn giử quan hệ với Sulak. Ba lần trong năm, tôi nhận được một tạp chí rất nhiều thông tin của ông là "Seeds of Peace". Ông cũng đã tham dự hội luận trù bị cho Bảng Tuyên Bố về Đạo đức Thế giới tại Tübingen, và ông tạo cho tôi nhiều quan tâm về đạo đức trong kinh điển Phật giáo. Phật giáo tại châu Á thể hiện một phạm vi khá rộng lớn có liên hệ đến sự thay đổi giá trị đang khai mở.

Tiểu Thừa và Đại Thừa

Tiểu Thừa chiếm được một vị trí trong một thiểu số tăng ni, mà họ phân tán ngay sau khi Đại hội Phật giaó lần thứ ba, 250 sau Công Nguyên khi họ muốn ủng hộ quan điểm của giới cư sĩ và tiếp tục hoằng pháp.

Từ lúc khởi đầu niên lịch của chúng ta, Đại Thừa phát triển nhằm muốn tạo điều kiện cho nhiều người đạt đến bờ cứu rỗi. Ngay từ thế kỷ I Đại Thừa phát triển qua con đường phiá bắc (con đường tơ lụa) đến Trung Á và Trung Quốc, đến thế kỷ IV, họ truyền bá đến Hàn Quốc và cuối cùng vào thế kỷ VI là họ mở rộng đến Nhật Bản.  

Mãi đến ngày nay, Đại Thừa còn đòi hỏi tín đồ phải tìm hiểu sâu xa về giáo lý của Đức Phật, để đạt đến Bát Nhã Ba La Mật. Tình trạng này chỉ đạt được nhờ những kinh điển về sau, khi mà người ta không cần phụ giảng thêm về tiểu sử Đức Phật. Những tín đồ Đại Thừa cho rằng họ không có giả mạo mà chỉ triển khai giáo lý Đức Phật.

Theo Tiểu Thừa, lý tưởng của tăng sĩ là đạt đến quả A La Hán, đạt đến đến sự giải thoát cho chính mình (giá trị bậc II), trong Đại Thừa thực hiện lý tưởng để giải thoát cho con người, giác ngộ và Bồ Đề Tâm (giá trị bậc III). Giới này không những nỗ lực tìm kiếm con đường ngắn nhất để đạt đến Niết Bàn, mà họ còn nỗ lực trong trách nhiệm giải thoát tha nhân, trong bổn phận từ bi đối với chúng sinh. Ngay từ khởi đầu xung đột giữa sinh hoạt hai giới tăng sĩ và cư sĩ dường như được hoá giải. Một tôn giáo dành cho cư sĩ, tức là những người không phải là tăng sĩ, kể cả nử giới, cũng có hứa hẹn đạt đến giác ngộ.

Kim Cang Thừa: Tây Tạng

lan theo dau phat 7Mãi đến thế kỷ VII, VIII Phật giáo cũng đến Tây Tạng, "xứ tuyết của chiến tranh hoang dã". Ở đó, Phật giáo có sự phối hợp với tôn giáo cổ truyền của Tây Tạng Kim Cang. Kim Cang Thừa, (giá trị bậc IV) là biểu tượng của tính bất khả hủy diệt và tuyệt đối. Kim Cang Thừa thành công vì có những phương thức tu tập huyền bí và nghi lễ tâm linh.

Cùng với Julia Ching và Will Oxtoby, tôi đến tim hiểu cao nguyên Trung Á Tây Tạng trong chuyến đi thu thập thông tin vào năm 1987. Đã từ lâu Tây Tạng bị Trung Quốc chiến đóng và Đức Đạt Lai Lạt Ma đi tỵ nạn. Tôi gặp Ngài lần đầu tiên nhân dịp lễ trao giải Leopold-Lucas tại Đại học Tübingen vào ngày 16.6.1988. Tôi cũng đặc biệt cảm tạ Ngài vì Ngài là người đầu tiên ký vào Bảng Tuyên Bố Đạo đức Thế giới tại Đại hội Tôn giáo Thế giới tại Chicago ngày 4 tháng 9 năm 1993.

Vì Tây Tạng không thể là địa điểm quay cho tập phim về Phật giáo Tây tạng, chúng tôi quyết định chọn Dharamsala, thuộc Bắc Ấn, nơi cư trú của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chúng tôi đến Ấn Độ năm 1997 trong chuyến đi quay phim này với đoàn phim trong một chuyến xe buýt nhỏ trên con đường dài mười tiếng đồng hồ và mệt nhọc qua những con đường tệ hại loang lỗ để đến địa điểm quay dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn. Ở đây, chúng tôi có thể quay các sinh hoạt sống động của Phật giáo, lễ cầu nguyện buổi sáng trong tu viện Tây Tạng, trẻ con trong các trường học thuộc tu viện, học trò trong các buộc thảo luận, sư tăng trong các buổi lễ tại gia, cách tạo hình đầy nghệ thuật về các Mạn Đà La nhiều màu sắc. Có một tình trạng cực kỳ tương phản về tình trang tệ hại tại địa phương: Hôi thúi và rác rưởi khắp mọi nơi, với rừng người khách hành hương và người Tây Tạng tỵ nạn, hiển nhiên là người ta không thể kham được. Những ngày sống ở Dharamsala sức khoẻ của chúng tôi sa sút hẳn trông thấy.  

Nhưng sau một vài nỗ lực với các nhân viên, chúng tôi tái ngộ Đức Đạt Lai Lạt Ma tận mặt. Ngài chào tôi rất thân tình và choàng cổ tôi với một khăn trắng của người Tây Tạng, một biểu tượng cho hoà bình. Đức Đạt Lai Lạt Ma gây cho tôi ấn tượng về những lời tuyên bố dù là tổng quát. Thí dụ như:

-      Ngài khước từ quyền lực thế gian và thể hiện một sự lãnh đạo tinh thần mà không muốn bị ràng buộc với một đòi hỏi to tát nào (giống như các vị Đức Giáo hoàng).

-      Đồng thời Ngài thể hiện một tinh thần Phật giáo đương đại mà không gắn liền vào giáo điều trong quá khứ.

-      Ngài can đảm dấn thân cho hoà bình thế giới và không luôn tự đặt mình vào vị trí chủ yếu.

-      Trong công cuộc đấu tranh dành tự trị cho Tây Tạng, Ngài kiên quyết theo đuổi phương cách bất bạo động. Ngài cũng chống lại các nhóm người Tây Tạng đối kháng cực đoan.

Hoàn toàn khác với Trung Á, ngược lại, Phật giáo có một sự thay đổi tại Nhật Bản, nơi mà tôi đã từng thăm viếng trước đây.

Phật giáo đương đại tại Nhật Bản

lan theo dau phat 8Từ tháng 11 năm 1964 tôi đã đi thăm thủ đô đầy sinh động của Nhật Bản. Tuy nhiên, tôi gặp trở ngại về thông đạt, vì tôi không đọc và viết tiếng Nhật. Năm 1979, lần này tôi đến Tokio với tư cách là thành viên của Học viện Kennedy về Đạo đức tại Washington. Tại Đại học Công giáo Sophia, tôi dự thính những buổi thuyết giảng tuyệt vời về giáo dục tại Nhật, chương trình giảng huấn tại các đại học Nhật, các vấn đề về Sinh học và Luật pháp và Đạo đức. Riêng tôi cũng có thuyết giảng một đề tài về tôn giáo và khoa học. Tôi dự một buổi ăn tối tại khu Ginza, một khu vực nổi tiếng nhất của Tokio và hôm sau tôi đi thăm khu vực thuộc hoàng gia. Sau đó tôi đi thăm Trung Quốc.

Một động lực thúc đẩy mà tôi phải cảm tạ là lời mời tham dự hội luận lần thứ năm về Thiền tông từ ngày 7 đến 12 tháng ba năm 1987 tại Kyoto, nơi tôi có thuyết trình về đề tài "Một tôn giáo đích thực?", nhưng quan trọng nhất là tôi được phép thảo luận với tất cả các đại diện nổi tiếng nhất về Phật giáo Thiền tông. Tôi ngụ trong một khu thuộc tu viện nằm trong một khách sạn thật đơn giản theo phong cách của Thiền tông, và tôi ăn chay. Ngoài ra, tôi thưởng thức một buổi trà đạo cổ truyền và ăn tối trong tu viện với viện chủ là Harita Roshi. Ông ta cũng thật thân tình mời tôi dùng bia. Ngày hôm sau, tôi có một buổi thuyết trình dành cho công chúng tại đại học Doshida tại Kyoto về đề tài : "Thiên Chúa giáo đi về đâu?", sau đó là có buổi ăn tối đúng theo cách của Nhật Bản tại văn phòng khoa cuả trường.

Tôi cám ơn tổ chức Japan Foundation vì sau đó tôi tạo cho tôi một chuyến du khảo mười ngày quanh Nhật Bản. Hướng dẫn viên du lịch khả ái Yuko Yoshimi đã đồng hành với tôi. Ngoài những thành phố lớn mà tôi đã từng biết qua và hai thành phố Hiroshima và Nagasaki bị tàn phá do bom nguyên tử vào năm 1945, tôi đi thăm những địa danh quan trọng khác như Tenri (thành phố khai sinh tôn giáo độc thần mới là Tenrykio, Kamakura với bức tượng đồng uy nghi của Đức Phật A Di Dà, đảo Mokimoto và, đặc biệt nhất là Thánh đền Thần đạo trong một khung cảnh thiên nhiên đầy thu hút tại Ise: đền thờ của hoàng tộc với tấm gương linh thiêng của Thái Dương Thần Nữ Amaterasu (tất cả được xây mới trong 20 năm).

Tại Tokio, Ngài Đại sứ Thụy Sĩ Tiến sĩ Dieter Chenaux-Repond cũng như Ngài Đại sứ Đức Hans-Joachim Hallier mời tôi ăn tối, qua buổi tiệc này tôi nói chuyện được với nhiều nhân sĩ quan trọng. Cuối cùng, ngày 26 tháng 3 tôi có buổi thuyết trình tại Goethe Insitut về đề tài "Khai sáng qua tôn giaó - Bàn về tình hình hậu hiện đại". Ngày hôm sau, tôi tiếp tục đi Đài Bắc.

Tháng 10 năm 1997 tôi trở lại Nhật Bản để làm phim "Lần Theo Dấu Tích". Tại đế đô Nara, tôi tìm thấy có nhiều di tích về công trình nghệ thuật cổ điển huy hoàng của Trung Quốc và kiến trúc Phật giáo nhà Đường vào thế kỷ VII và VIII (thời kỳ đầu của nước Pháp tại châu Âu), cũng cùng đúng lúc đó, có liên hoan lễ hội muà thu. Chúng tôi được sống và quay phim một cuộc rước lể đầy màu sắc với hằng trăm sư tăng đến từ Trung Quốc (trong tăng phục màu vàng), Hàn Quốc (màu xanh), Tây Tạng (màu đỏ) mà Nhật Bản (màu tím). Tại tu viện Todajii, một ngôi đền bằng gỗ lớn nhất thế giới, được khánh thành năm 752, có một buổi lễ vân tập cực kỳ trang nghiêm với các hàng giáo phẩm cao cấp và tăng phục đắt giá. Như tôi thường hỏi trong các buổi rước lễ Giám mục hay Đức Giaó hoàng là lễ này có liên hệ đến Đức Chúa Jesus Nazaret không, ở đó, trong khi tôi nghe lời cầu kinh này, tôi cũng tự hỏi là có liên hệ gì đến Đức Phật Cồ Đàm thời nguyên thủy không. 

Nhưng tượng Đức Phật (với chiều cao 18 mét, một tượng đồng lớn nhất thế giới) tại đền Todaji ở Nara, đúng như tôi suy đoán, không phải là Đức Phật Cồ Đàm tại thế. Đúng hơn, Ngài là một Đấng siêu nhiên, một nhân vật phi thường, trong thời cổ cũng đã có Đức Phật siêu việt vĩnh cữu khác, và sau đó cũng có một Đức Phật khác sẽ đến thế gian, đó là Đức Phật Di Lặc, Đức Phật Quang Minh, người sẽ thể hiện từ bi trọn vẹn nhất.   

Nhưng cũng giống như Ấn Độ giaó, Phật giáo cũng phải liên tục đối phó với sự hiện đại của châu Âu. Thủ đô của Nhật Bản Nara phải sớm dời đến Kyoto, mà mãi đến ngày nay là trung tâm về tâm linh của Nhật Bản với khoảng 1000 đền chuà Phật giáo và bên cạnh 200 tu viện Thần đạo. Ngay từ đầu, Phật giáo đã gắn bó với Thần đạo, một tôn giáo cổ truyển của Nhật với cách sùng bái thiên nhiên và thánh thần của tôn giáo này (Kama). Phật giáo được Nhật hoá và cùng lúc Thần đạo bản xứ cũng được Phật giáo hoá. Qua tiến trình này mà Phật giáo hình thành với đặc trưng Nhật Bản, tạo điều kiện cho sự trổi dậy về văn hoá Nhật Bản: nghệ thuật, kiến trúc, xây dựng thành phố và hành chánh quốc gia. 

Khác hẳn với Kandy (Sri Lanka), Mandaly (Miến Điện) và Chang Mai (Thái Lan), tại Kyoto, thêm một lần nửa, tôi trải nghiệm với một thành phố tiêu biểu có hằng triệu dân, mà hình ảnh trên đường phố là không hề tìm ra một vị sư nào. Thay vào đó, có điện thoại di động, đèn néon quảng cáo, giao thông đại chúng và nhà cao tầng. Thời Minh trị (1868-1912) phong trào hiện đại hoá gia tốc Nhật Bản đã khởi đầu và đưa Nhật tới một trào lưu thế tục hoá và Tây phương hoá mọi sinh hoạt. Dĩ nhiên, ốc đảo Phật giáo còn tồn tại: Chúng tôi đến quay phim tại công viên xây bằng đá đẹp tuyệt diệu tại tu viện Ryoanji và Myoshingi, khi các vị sư đang cầu nguyện, và tại tu viện Tenrujuji chúng tôi làm phim về về sinh hoạt Thiền hằng ngày. Ở đó, tôi có đối thoại với Thiền sư nổi danh Hirata Roshi về đề tài Phật giáo là ngày nay sư phải sống như thế nào.    

Do lời mời của một tờ báo lớn nhất tại Nhật là Asahi Shimbun tại Kyoto có thêm một cuộc hội thảo quốc tế ngày 23 và 24 tháng 10 năm 1998. Tôi có một bài thuyết trình với đề tài "Tìm kiếm một nền đạo đức mới hướng về thế kỷ XXI“ mà tôi là diễn giả chính cho buổi hội thảo này

Hiển nhiên, Phật giáo đổi mới trong thế kỷ XX và tạo cho Phật giáo hiện đại (Loại giá trị bậc V) hình thành. Do sự trổi dậy kinh tế mà thế hệ trẻ hiện nay tại Nhật Bản bị đe doạ bởi một sự tập trung về các giá trị vật chất. Điểm khích lệ là đa số Phật tử không bị nguy cơ do những hồi sinh từ những tôn giaó lạc hậu của quá khứ, một hình thức của Thần đạo được canh tân theo tinh thần theo chủ nghĩa dân tộc, mà thực ra, Phật giáo thay đổi theo tinh thần thế tục hoá, không còn đặc tính tôn giáo, chỉ theo vật chất và tiêu thụ giống như ở phương Tây. 

Ba tông phái Phật giáo

Tôi làm quen với ba sự chọn lựa mà Phật giáo Nhật Bản hiện đại đề ra. Nhìn một cách tổng thể, người Nhật có thể tập trung cho "Thiền định", hoặc là cho "Tịnh độ" hoặc là "Nhập thế". Cả ba trào lưu này thể hiện qua ba nhà cải cách quan trọng đặc biệt nhất là vào thế kỷ XII và XIII.

Những tín đồ Phật tử tu Thiền gây cho tôi cảm phục. Qua phương cách thiền định, những thiền sư cố tìm cách đạt đến tinh thần tập trung, đơn giản hoá, nhập tâm và những kinh nghiệm trực tiếp về tâm linh.

Nhưng những Phật tử tu theo Tịnh Độ cũng gây ấn tượng cho tôi. Họ cảm nhận rằng trong xã hội hiện đại tinh thần trách nhiệm chung của Phât tử tu thiền là không giúp được giãi thoát. Trong lúc niệm danh Phật với lòng đầy tin kính, đối với họ, họ đã tìm một con đường đúng đắn: niềm tin vào một sức mạnh khác (Phật lực), tất cả do niềm tin, tin vào lời của Phật A Di Đà, người đem lại cho họ từ bi và trí tuệ. Họ cầu nguyện với nghi lễ sám hối và niệm "Nam Mô A Di Đà Phật". Nhưng hai môn phái Thiền Tông và Tịnh Độ thường bị nhiều câu hỏi phê phán là họ phải hành sử như thế nào cho có đạo đức, khi họ không được phép quên thiền định hay tịnh độ.

Chính vì tinh thần đạo đức thường bị xao lãng mà Phật giáo nhập thế được nhấn mạnh. Tông phái này chuyên tụng kinh Kim Cang và hướng về việc hoàn thành các nhiệm vụ xã hội. Ba hội cư sĩ Phật giáo Reikyu-kai, Soka Gakkai và Risko Kosei kai (lập vào các năm 1925, 1930 và 1938) có hằng triệu Phật tử tham gia. Ba hội này có ít nhiều khía cạnh đạo đức theo chiều hướng này. Tôi hãnh diện nhận được giải thưởng Niwano lần thứ 22 của hội Rissho Kosei Kai năm 2005 do những đóng góp Hoà bình của mình. Giải thưởng được đặt tên theo Nikkyo Niwano, nhà sáng lập thần bí và là chủ tịch đầu tiên của hội Rissho Kosei kai. Tiền giải trao tặng cao đến 100.000 Euro. Số tiền này tôi trao hết lại để hỗ trợ cho một nhà khoa học trẻ, người đã đóng góp rất xứng đáng cho công tác đạo đức thế giới và hiệp hội Weltethos.  

Thiền định là trọng tâm 

lan theo dau phat 9Điểm mạnh trong Phật giaó đã và sẽ còn là thiền định, điều không thể ngờ vực được. Cá nhân tôi đã từng được đào tạo bảy năm về thiền định theo Thiên Chúa giáo - trong tinh thần theo sách vở của Ignatus von Loyola: mỗi ngày sau khi thức giấc, trước khi làm thánh lễ và ăn điểm tâm, tôi dành nửa giờ cho thiền định, thiền về thánh kinh, cuộc đời của Đức Chúa Jesus, lời thánh vịnh, lời kinh Tân Ước về Đức Thánh Linh và những biến cố tôn giáo.... Tôi cũng biết tôi nói về vấn đề gì, khi mà tôi nói về thiền định theo Thiên Chúa giáo. Tuy thế, tôi phải nói là tu thiền là quan trọng đối với một vài tín đồ Thiên Chúa giáo, nhưng không là trọng tâm của tôn giáo. Người ta có thể là một tín đồ Thiên Chúa giáo mà không theo thiền định. Trong Phật giáo lại khác hẳn, và tôi không những chỉ muốn biết thiền mà cũng còn muốn thực tập.

Thiền định là một phương tiện để tạo kỷ luật cho chính mình về phương diện tâm linh thuộc "Bát Chánh đạo” của Đức Phật. Vì thế mà đối với Phật giáo, ngay từ lúc khởi đầu việc tu tập thiền định là một đặc điểm chính nhiều hơn là cách thực hành theo nghi lễ rõ rệt hoặc theo một hệ thống chuẩn xác về triết học. Việc tu thiền phải đưa vô minh, thù ghét và ham muốn, nói một cách ngắn gọn, những con người vị kỷ đi đến chổ tập trung, kết hợp và giải thoát tâm linh, buông bỏ và giác ngộ: đó là tất cả những gì mà thiền sinh phải tuân thủ, tất cả nãy sinh tương thuộc nhau và hủy diệt không dấu vết. Vì thế mà sự buông bỏ mọi ham muốn và bám viú sẽ làm chấm dứt mọi khổ đau. Không thể có trí huệ nếu không có tập trung suy nghĩ. Theo quan điểm của Phật giaó, đó là một loại tập trung không phải làm phong phú thêm tâm linh bằng những suy nghĩ, mà phải loại bỏ tất cả mọi tư duy. Theo Phật giaó, một phương cách tu thiền tốt nhất là tu tập không hướng về một đối tượng, không nhắm đến nhiều đối tượng, mà nhắm đạt đến tính không của đối tượng.

Từ căn nguyên, Phật giáo là một tôn giáo của sư tăng và sư tăng đã triển khai một phương pháp cho tu thiền. Tôi đã tham dự nhiều buổi tu thiền tại nhiều nơi khác nhau, mà phần lớn là tại các thiền viện ở Miến Điện, Ấn Độ, Nhật Bản, Tây Tạng và Hawaii. Tôi còn nhớ lúc vào năm 1984 khi tôi tham dự một buổi thiền tập theo phương pháp của Mahasi Sayadaw tại một thiền viện Miến Điện trong một công viên tại Rangun. Theo cách tỉnh thức, lúc toạ thiền tôi chú tâm đến hơi thở của mình và đồng thời cố quên suy nghĩ. Nhưng tôi tập trung lúc hơi thở ra vào đều đặn và lúc phải giử hơi thở lại, đối vối Phật tử đó là biểu hiện của vô thường và vô căn của kiếp nhân sinh và muôn sự. Tuy nhiên, đối với tôi, việc thở đều đặn trong tỉnh lặng có thể được cảm nhận một cách khác hơn: Hơi thở không ngừng lại mà càng lúc càng mạnh hơn, đối với tôi, dường như đó là dấu hiệu của một cuộc sống mới. Chính lúc thở là lúc để tôi chấp nhận cuộc sống mình và bằng cách này tâm linh của tôi đạt đến sự tĩnh lặng. Về sau, tôi phân tích thái độ này là một niềm tin vào cuộc sống trong thực tế. Đúng là một phép lạ, khi trái tim của tôi từ lúc khai sinh cho đến bây giờ đã trải qua tám thập niên, trái tim vẫn liên tục đập và không một phút nào ngừng.

Với tất cả ngạc nhiên của tôi, tại trung tâm thiền tập ở Rangun, khi tôi làm quen được hai vị sư trẻ tuổi người Thụy Sĩ, khi họ thay tăng phục và làm lễ quy y. Dường như họ hiểu Phật giáo theo quan điểm tích cực. Tôi không nghi ngờ vì khi những buổi tu thiền này cũng có thể hữu ích cho tín đồ Thiên Chúa giáo: giải thoát khỏi thế gian và trở về nội tâm để vượt qua vô minh, thù ghét và ham muốn, nhờ thế mà đạt đến bình yên, thong dong và tự quên mình, có nghĩa là đạt đến giải thoát nội tại đích thực và giác ngộ. Ngay cả đối với tín đồ Thiên Chúa giáo, đó chính là sự giải thoát khỏi những nghi lễ tôn giáo, tôn trọng hình thức lễ nghi quá mức và chất chứa nhiều giáo điều. Tuy nhiên, những điểm bất toàn này cũng có trong Phật giáo. Điểm này tôi cũng có thể xác định được tại các nước theo Phật giáo Nguyên thủy, nơi mà giáo pháp của Đức Phật, nghi lễ và đức tin công đức đã chiếm chổ  thay cho thiền tập. 

Cải cách Phật giaó?

Tôi cảm thấy không yên khi phải nói chuyện thật lâu trong một tư thế ngồi không thoải mái trước một vị cao tăng đang an vị trên một ghế cao trong nền chùa mà tôi không đuợc duỗi chân. Người ta phải biết rằng trong đất nước này hai chân được xem là một phần dơ bẩn nhất của thân thể, vì trước đây mà đến ngày nay, trong nông thôn người ta vẫn còn đi chân đất. Và chính vì thế người ta không thể duỗi chân trước Đức Phật và các sư tăng.

Vì thế mà người ta sẽ hiểu một nử Phật tử có trình độ như Sanitsuda Ekachai, Phó Tổng Biên Tập cho nhật báo Bangkok Post, cảm động đến suýt bật khóc khi bà thấy trên truyền hình Đức Giáo hoàng Franziskus vào ngày thứ năm lể thánh 2013 để cho các tù nhân trẻ, ngay cả một phụ nử và một nử tín đồ Hồi giáo rửa chân. Trong một bài bình luận với tựa đề: "Đức Giaó hoàng Franziskus là tấm gương cho tất cả các tôn giaó", bà viết: "Nếu chúng ta muốn thành tâm, thì các bậc giaó phẩm Thái sẽ thấy bùng nổ kinh hoàng trước cùng một vấn đề như giáo hội Thiên Chúa giáo, có khi vấn đề sẽ con trầm trọng hơn. Đầu tiên là không có chuyện bàn luận việc quấy nhiễu tình dục trong hàng giáo phẩm, vấn đề được tuyệt đối dấu nhẹm. Không có một nỗ lực nào để chế ngự được trào lưu thương mại hoá Phật giáo, không có nỗ lực nào để cải thiện việc đào tạo tăng sĩ. Theo Phật giáo Nguyên thủy tại Thái thì truyền thừa cho tăng đoàn ni là bất hợp pháp. Bậc tôn đức trưởng thượng sống thu hẹp trong đầy đủ tiện nghi vật chất trong khi hệ thống giáo hội cực kỳ phong kiến và độc đoán. Và nếu giáo hội Thiên Chúa giáo bị phê phán thì họ tìm cách cải sửa để đáp ứng, còn hàng giáo phẩm Phật giáo Thái thì hỗ trợ cho một đạo luật để truyền thông sẽ bị trừng phạt vì tội bôi xấu hình ảnh giáo hội. Cũng giống như trong giáo hội Thiên Chúa giáo, giới trẻ rời bỏ tu viện và sư tăng. Đức Giaó hoàng đã chỉ ra rằng trở lại với đức tính khiêm tốn và bác ái không phân biệt là một trào lưu thuận lợi để phục hồi đức tin. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy là giáo phẩm Phật giáo muốn từ bỏ giàu sang và tiện nghi để đạt đến con đường Đức Phật vạch ra là sống đơn giản và vô ngã", (Bangkok Post ngày 3 tháng 4 năm 2013).  

Nhân ngày đại lễ quan trọng Phật giáo trong năm là VESAK, kỷ niệm ngày Phật đản, ngày Đức Phật giác ngộ và ngày Đức Phật tịch diệt, (nhập Niết Bàn) trên nhật báo Bangkok Post ngày 24 tháng 5 năm 2013 có một bài bình luận với tựa đề "Xã hội đang đối diện với một cuộc khủng hoảng đạo đức". Nhưng lần này không bàn về Đức Giáo hoàng mà nói về xã hội Thái, một xã hội phong kiến và các sư tăng đang bị băng hoại, bài báo trình bày từng điểm một khi so với giáo lý của Đức Phật. Đức Phật dạy rằng làm sao bồi bổ tinh thần để nâng cao tâm linh. Ngài cũng dạy rằng mỗi người có được tiềm năng để đạt đến giải thoát tâm linh mà không phân biệt sắc tộc, giai cấp hay giới tính. 

Đóng góp của Phật giáo cho đạo đức thế giới

Trong những năm của thập niên 1990 một chủ đề làm cho tôi quan tâm trước nhất là Phật giaó có thể đóng góp gì đặc biệt nhất cho đạo đức thế giới. Phật giáo thách thức một cách kiên quyết cho từng cá nhân một là mỗi một người phải đi theo con đường của chính mình. Con người phải tự thực hiện để xem mình là ai. Người ta sẽ trở thành là người khi tự biểu hiện qua những thái độ nhân bản. Điểm chính trong vấn đề là quên đi bản ngã càng tốt để thực hiện được tinh thần vô vị lợi. Điều kiện cho tinh thần vô vị lợi cho mọi chúng sinh là:

Thay vì từ bỏ và giới hạn, nên mang lại tính từ bi

Thay vì lạnh lùng vô cảm, nên đem lòng thương cảm

Thay vì ganh ghét tị hiềm, nên mang đến hoan hỷ

Và cuối cùng đạt đến thong dong.

Thực ra, nhân loại có thể cần nhiều hơn về tinh thần của Đức Phật trong việc kết hợp nhau trong thế giới, thí dụ như từ bi, hoà ái, dịu dàng, hân hoan, khoan dung và hoà hợp.

Một trong những cách áp dụng tu tập theo Phật giáo cổ truyền để học cách quên mình và tinh thần buông thả là lúc bắn cung: hoàn toàn không chủ đích cho đến khi cung được bắn ra. Vì thế mà hai người bắn cung tạo nên hình ảnh đầy ấn tượng cho đoạn đầu và đoạn cuối của bộ phim của chúng tôi về Phật giáo. 

Đại hội Cộng đồng Vatikan lần thứ hai đã công nhận sức mạnh tinh thần của Phật giaó: "Trong nhiều hình thức khác nhau của Phật giáo, Phật giáo công nhận tình trạng thiếu thốn trầm trọng trong một thế giới vô thường và đề ra một con đường mà con người qua lòng mộ đạo và tín ngưởng sẽ đạt đến hoặc là tình trạng giải thoát, hoặc là – nhờ nỗ lực của chính mình hoặc do ơn trên giúp đở - có thể sẽ đạt đến mức giác ngộ cao nhất. 

Đoạn cuối của Bảng Tuyên Bố chung của Công Đồng có nói về các tôn giáo trên thế giới một cách tổng quan như sau: ”Ngoài ra, những tôn giáo khác hiện đang phổ cập trên thế giới cùng nỗ lực xoa dịu mối bất an trong tâm hồn con người bằng nhiều cách khác nhau khi đề ra những con đường qua cách hướng dẩn, quy định cách sống cũng như các nghi lễ thần thánh. Trước hết, giáo hội Thiên Chúa giáo không phủ nhận những gì mà trong các tôn giáo này cho là chân lý và thần thánh.” Đó cũng chính là quan điểm của tôi.    
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Giêng 2018(Xem: 5958)
16 Tháng Mười 2015(Xem: 7873)
Đất nước Indonesia nổi tiếng với ngôi đền thờ Phật giáo độc đáo nhất thế giới, Borobudur (hay còn gọi là Candi Borobudur theo tiếng địa phương), nhưng đất nước này hiện vẫn còn ẩn giấu một ngôi đền thờ Phật tuyệt đẹp khác đang chìm dưới đáy biển. Vẻ nguy nga tráng lệ và trang nghiêm của di tích đền thờ Phật này không hề thua kém gì so với Borobudur, đủ để làm rung động cả thế giới.
10 Tháng Tám 2015(Xem: 6279)
Một bài phóng sự của nữ ký giả Nathalie Lamoureux về Lâm-tì-ni (Lumbini), khu vườn nơi đản sinh của Đức Phật, đã được đăng tải và đưa lên trang mạng của tạp chí hàng tuần Le Point của Pháp số ngày 21 tháng 7 năm 2015.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12492)
Một kế hoạch cuối cùng để biến khu vực ở miền nam Nepal thành một trung tâm toàn cầu cho hòa bình và một trung tâm tu học Phật giáo đã được công bố gần đây. Theo đề nghị của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hàn Quốc dự kiến vốn đầu tư gần 800 triệu USD. Phát triển mới nhất từ khi các nhà khảo cổ phát hiện ra di tích của những gì được cho là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên nằm trong ngôi đền Maya Devi chính này.
01 Tháng Chín 2013(Xem: 133515)
Ngồi dưới gốc cây Bồ đề mà trước kia là cây Vô ưu, tôi tin mãnh liệt rằng Ngài đã được hạ sinh tại nơi đây như một con người bình thường, không có gì là thần bí như huyền thoại trong một số kinh sách từng mô tả. Điều này cũng có thể hiểu rằng việc sinh ra bình thường nhằm bác bỏ quan điểm truyền thống sai lầm đã ăn sâu trong tín ngưỡng người Ấn Độ bấy giờ là mọi chúng sinh đều do Phạm thiên, thần chủ của Bà La Môn sinh ra.
21 Tháng Bảy 2013(Xem: 14513)