Hiện Thực Của Chiến Tranh

22 Tháng Bảy 201300:00(Xem: 13284)

HIỆN THỰC CỦA CHIẾN TRANH
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Minh Nguyên dịch

Một điều hiển nhiên là chiến tranh và các cơ sở quân sự lớn là nguồn bạo lực lớn nhất trên thế giới. Cho dù mục đích của chúng là phòng thủ hay tấn công, các tổ chức bạo lực mạnh mẽ này tồn tại chỉ để giết người. Chúng ta nên suy nghĩ cẩn trọng về thực tế của chiến tranh.

Chiến tranh như là một ngọn lửa trong cộng đồng nhân loại,
và nhiên liệu cho ngọn lửa ấy chính là sinh mạng của con người

Hầu hết chúng ta đều bị tác động để suy nghĩ rằng chiến đấu quân sự là điều thú vị và hấp dẫn và là một cơ hội cho nam giới chứng minh khả năng và lòng dũng cảm của họ. Kể từ khi quân đội được xem là hợp pháp, chúng ta cảm thấy rằng chiến tranh là điều có thể chấp nhận được. Nói chung, không có ai cảm thấy rằng chiến tranh là tội phạm, hoặc việc chấp nhận chiến tranh là một thái độ vô đạo đức. Trong thực tế, chúng ta đã bị tẩy não. Chiến tranh không có gì thú vị và cũng không hấp dẫn. Chiến tranh là sự quái dị. Bản chất của nó là một trong những bi kịch và đau khổ.

Chiến tranh như là một ngọn lửa trong cộng đồng nhân loại, và nhiên liệu cho ngọn lửa ấy chính là sinh mạng của con người. Tôi nhận thấy phép loại suy này thật là phù hợp và hữu ích. Chiến tranh hiện đại được tiến hành chủ yếu với các hình thức khác nhau của lửa, nhưng chúng ta bị tác động để xem nó là sự ly kỳ và chúng ta nói về những vũ khí tuyệt vời ấy như là một phần đáng kể của khoa học công nghệ mà không hề nghĩ rằng, nếu những vũ khí ấy thực sự được đưa vào sử dụng thì chúng sẽ đốt cháy sinh mạng con người. Chiến tranh cũng mạnh mẽ giống như một ngọn lửa trong cách nó lây lan. Nếu một trong những khu vực bị suy yếu, sĩ quan chỉ huy sẽ gửi quân tiếp viện. Điều này chẳng khác gì ném trực tiếp những người tiếp viện ấy lên ngọn lửa. Nhưng vì chúng ta đã bị tẩy não để suy nghĩ như thế, chúng ta không quan tâm đến sự đau khổ của cá nhân những người lính. Không có binh sĩ nào muốn bị thương hoặc bị chết cả. Không ai trong số những người thân yêu của các người lính muốn bất cứ tổn hại nào đến với họ. Nếu một người lính bị giết chết, hoặc bị tàn phế, ít nhất là năm hay mười người thân và bạn bè của người lính ấy cũng bị khổ theo. Tất cả chúng ta đều nên kinh sợ trước mức độ của thảm kịch này, nhưng chúng ta đang rất bối rối.

Thẳng thắn mà nói, khi còn là một đứa bé, tôi cũng đã bị thu hút bởi quân đội. Bộ đồng phục của họ trông rất thông minh và xinh đẹp. Và đó chính là cách mà sự quyến rũ bắt đầu. Các trẻ em bắt đầu chơi các trò chơi mà một ngày nào đó sẽ dẫn chúng đến với sự rắc rối. Có rất nhiều trò chơi thú vị để chơi và trang phục để mặc hơn là những thứ dựa trên việc giết hại nhân mạng. Thêm nữa, nếu như người lớn chúng ta không để bị cuốn hút bởi chiến tranh, chúng ta sẽ thấy rõ ràng rằng, cho phép con cái chúng ta làm quen với các trò chơi chiến tranh là điều không tốt. Một số cựu chiến binh đã nói với tôi rằng, khi họ bắn người đầu tiên, họ cảm thấy khó chịu, nhưng khi họ tiếp tục giết, họ bắt đầu cảm thấy việc giết người là hoàn toàn bình thường. Theo thời gian, chúng ta có thể sử dụng cho bất cứ điều gì.

Không phải chỉ có trong thời kỳ chiến tranh, các cơ sở quân sự mới có tính tán phà. Theo như kế hoạch xây dựng, chúng là những thực thể vi phạm lớn nhất về quyền con người, và bản thân những người lính là những người thường bị đau khổ nhiều nhất từ ​​sự lạm dụng của các cơ sở quân sự. Sau khi cán bộ phụ trách được giải thích một cách hoa mỹ về tầm quan trọng của quân đội, về kỷ luật của nó và sự cần thiết để chiến thắng kẻ thù, các quyền của một số lượng lớn binh sĩ là hoàn toàn bị tước mất. Sau đó họ bị ép buộc phải mất đi ý chí cá nhân của họ, và cuối cùng là hy sinh mạng sống của họ. Hơn nữa, một khi quân đội đã trở thành một lực lượng mạnh mẽ, có một điều hết sức rủi ro là nó sẽ phá hủy hạnh phúc của chính đất nước đó.

Có nhiều người có ý muốn phá hoại trong mọi xã hội, và sự cám dỗ để giành quyền lãnh đạo trong một tổ chức mà khả năng giúp họ thực hiện các tham vọng cá nhân có thể trở nên rất lớn. Nhưng bất luận là những kẻ bạo chúa sát nhân, độc tài, những người có thể hiện đang đàn áp các quốc gia, gây ra những tổn hại trên phạm vi quốc tế có tàn ác và xấu xa đến thế nào đi nữa, thì rõ ràng là họ không thể nào tổn hại người khác và giết hại vô số nhân mạng nếu như họ không có một tổ chức quân sự được xã hội chấp nhận. Hễ có quân đội mạnh mẽ thì sẽ luôn có những nguy hiểm về các chế độ độc tài. Nếu chúng ta thực sự cho rằng chế độ độc tài là một hình thức đáng khinh bỉ và hủy diệt của chính phủ, thì chúng ta phải nhận ra rằng sự tồn tại của các cơ sở quân sự mạnh mẽ là một trong những tác nhân chính của chế độ độc tài.

Chủ nghĩa quân phiệt cũng tốn hao rất lớn. Theo đuổi hòa bình thông qua sức mạnh quân sự là tạo ra một gánh nặng vô cùng lãng phí cho xã hội. Chính phủ ngày càng tiêu tốn một khoản tiền lớn cho việc trang bị vũ khí này, mà thực tế thì không ai thực sự muốn sử dụng chúng. Không chỉ có tiền mà còn cả những năng lượng giá trị và trí thông minh của con người cũng bị phung phí.

Tuy nhiên, mặc dù tôi cực lực phản đối chiến tranh, nhưng tôi không ủng hộ sự nhượng bộ. Chúng ta cần phải có một lập trường mạnh mẽ để chống lại sự xâm lăng bất công. Ví dụ, rõ ràng là tất cả chúng ta đều cho rằng cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là hoàn toàn hợp lý. Nó đã cứu nền văn minh khỏi sự thống trị của Đức Quốc xã, như Winston Churchill đã nhận định điều đó một cách thích đáng. Theo quan điểm của tôi, chiến tranh Triều Tiên cũng chỉ vì nó đã cho Hàn Quốc cơ hội từng bước phát triển nền dân chủ. Nhưng chúng ta chỉ có thể đánh giá có hay không có một cuộc xung đột đã được xác minh là đúng trên cơ sở đạo đức với sự đánh giá muộn. Ví dụ, bây giờ chúng ta có thể thấy rằng trong chiến tranh lạnh, nguyên tắc ngăn chặn vũ khí hạt nhân đã có một giá trị nhất định. Tuy nhiên, rất là khó khăn để đánh giá tất cả các vấn đề này với bất kỳ mức độ chính xác nào.

Chiến tranh là bạo lực và bạo lực thì không thể lường trước được. Do đó, nếu có thể tránh được thì tránh và không bao giờ cho rằng chúng ta biết trước các kết quả của một cuộc chiến tranh sẽ có lợi hay không. Ví dụ, trong trường hợp của chiến tranh lạnh, thông qua việc ngăn chặn có thể giúp thúc đẩy sự ổn định, tuy rằng nó không tạo ra nền hòa bình đích thực. Bốn mươi năm gần đây ở châu Âu đã cho thấy chỉ là sự vắng mặt của chiến tranh, chứ chưa được thực sự hòa bình, nhưng sự thân tình đã được thành lập. Tốt nhất, việc xây dựng quân sự để duy trì hòa bình nên chỉ là một giải pháp tạm thời. Miễn là các đối phương không tin tưởng lẫn nhau, bất kỳ yếu tố nào cũng có thể phá vỡ sự cân bằng quyền lực. Hòa bình có thể đảm bảo an toàn lâu dài trên cơ sở sự tin tưởng chân thực.

Đức Dalai Lama – Minh Nguyên dịch

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Ba 2016(Xem: 5454)
Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt. Ông nổi danh với các luận thuyết về các Thay đổi Cấu trúc của Công luận (Strukturwandel der Öffentlichkeit, 1962) và Lý thuyết về Hành vi Thông đạt (Theorie des kommunikativen Handeln, 1981). Với nhiệt tình tham gia tranh luận trong các vấn đề chính trị sôi bỏng, ông được nể trọng là một trí thức can đảm dấn thân và nhận nhiều giải thưởng cao quý. Hiện nay, ông là một trong những triết gia hàng đầu tại châu Âu.
30 Tháng Tám 2015(Xem: 7785)
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, Phật giáo cũng không ngoại lệ. Mặc dù trải qua hơn 2500, sau khi đức Phật nhập niết-bàn, Phật giáo vẫn còn đóng một vai trò quan trọng trong xã hội nhân loại. Chúng ta có thể nói ngày nay và tương lai nhân loại ngày càng cần trí tuệ và phương pháp của Phật giáo để giải quyết những vấn đề xã hội.
29 Tháng Tám 2015(Xem: 9233)
Xin Sư cho con hỏi: người tu hành xuất gia có được tham dự chuyện thế sự và chính trị đời thường không? Con nghe nói người tu hành không được xen vào chuyện chính trị, chỉ lo thuyết pháp độ chúng, tu hành cho mình, nhưng con thấy rất nhiều các bài viết từ những người tu hành bàn luận chính trị, các chính sách của nhà nước, của nước ngoài, bàn chuyện đời nhiều hơn chuyện đạo như vậy là có đúng không?
29 Tháng Tám 2015(Xem: 9266)
Tăng đòan cần phải lên tiếng một cách độc lập, với óc phê phán và có đạo đức. Chúng ta nên ủng hộ chính phủ, khi họ làm những điều tốt, chẳng hạn như khuyến khích sự hòa đồng giữa các tôn giáo. Chúng ta nên phản đối, khi họ làm những điều sai, chẳng hạn như gây chiến tranh và phá hoại môi trường. Tăng đòan không nên tham gia quốc hội hay cấu kết với chính quyền nhưng cần phải thẳng thắn lên tiếng về những vấn đề đạo đức quan trọng.
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 6188)
Nơi nào sự bất công áp bức, mầm bất thiện còn tồn tại thì sự bất ổn vẫn tiềm tàng như mạch nước ngầm đang tuôn chảy nhưng nếu không hòa nhập vào nhánh sông ra biển mà thành lũ dữ sóng thần đe dọa phá vỡ con đê quyền lực.
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 5635)
Tiểu luận này bắt đầu với sự định rõ điểm đặc thù của “chủ nghĩa tiêu thụ” và khái niệm “người tiêu dùng”. Kế đó khảo sát tỉ mỉ quan điểm của đạo Phật về của cải tài sản và “kinh tế Phật giáo” trước khi dựa trên những điều này để đi đến phác họa cho việc đánh giá định mức về chủ nghĩa tiêu thụ, đây được xem như cách không gây ảnh hưởng và hoang phí đối với hạnh phúc nhân loại.
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 12063)
Đây là bài Diễn văn của Giáo sư Tiến sĩ Damien Keown trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc – lần thứ 12, tổ chức tại Thái Lan từ ngày 28 – 30 tháng 5 năm 2015 với chủ đề hội thảo “Phật giáo và Khủng hoảng Thế giới”
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 7181)
Chúng ta biết rằng cõi này không phải lúc nào cũng thuận thảo với những ước muốn của chúng ta. Chúng ta bước ra phố vào một ngày nắng đẹp, và đột nhiên một trận mưa rào ào xuống, làm chúng ta ướt mem. Dĩ nhiên, cõi này là bất như ý, Đức Phật đã dạy như thế.
30 Tháng Ba 2015(Xem: 5422)
Có một tiêu chuẩn được mọi người chấp nhận rằng sự sống của tất cả chúng sanh đều phụ thuộc vào ăn uống. Thực phẩm là yếu tố cần thiết nhất cho con người (chúng sanh), vì thế nó đã trở thành một yếu tố chủ yếu trong các nhu cầu của con người như là thức ăn, áo mặc, chỗ ở và thuốc trị bệnh.