Phẩm 5: Danh Xưng Địa Ngục

05 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 24296)

KINH ĐỊA TẠNG
HT. Thích Trí Quang dịch giải

Phẩm 5: Danh Xưng Địa Ngục

Khi ấy đại bồ tát Phổ hiền bạch đức Địa tạng, thưa đại sĩ, tôi thỉnh cầu ngài nói cho tám bộ, cho bốn chúng (40) , cho cả mọi người trong hiện tại vị lai, về tên gọi và cực hình của địa ngục, nơi chịu quả khổ của những kẻ tội ác ở thế giới hệ Sa bà, trong đó có châu Diêm phù, để bao kẻ sau này, trong thời kỳ giáo pháp cuối cùng, biết rõ quả khổ ấy. Địa tạng đại sĩ nói, thưa nhân giả, tôi sẽ dựa vào uy thần của đức Thế tôn và của nhân giả mà nói đại lược về tên gọi và cực hình của địa ngục.

Thưa nhân giả, phía đông Diêm phù có dãy núi tên thiết vi. Giữa dãy núi ấy đen tối thăm thẳm, không có ánh sáng của mặt trời mặt trăng, có địa ngục lớn nhất tên cực vô gián, có địa ngục tên đại a tỳ, có địa ngục tên bốn góc, có địa ngục tên dao bay, có địa ngục tên tên lửa, có địa ngục tên núi ép, có địa ngục tên phóng giáo, có địa ngục tên xe sắt, có địa ngục tên giường sắt, có địa ngục tên bò sắt, có địa ngục tên áo sắt, có địa ngục tên ngàn mũi nhọn, có địa ngục tên lừa sắt, có địa ngục tên nước đồng sôi, có địa ngục tên ôm cột đồng, có địa ngục tên lửa tuôn, có địa ngục tên cày lưỡi, có địa ngục tên chặt đầu, có địa ngục tên đốt chân, có địa ngục tên ăn mắt, có địa ngục tên viên sắt, có địa ngục tên cãi cọ, có địa ngục tên rìu sắt, có địa ngục tên giận nhiều ... Địa tạng đại sĩ nói với đại bồ tát Phổ hiền, thưa nhân giả, trong dãy núi thiết vi có những địa ngục như vậy, số lượng vô số. Lại còn có địa ngục kêu la, địa ngục rút lưỡi, địa ngục phẫn giải, địa ngục xích đồng, địa ngục voi lửa, địa ngục chó lửa, địa ngục ngựa lửa, địa ngục bò lửa, địa ngục núi lửa, địa ngục đá lửa, địa ngục giường lửa, địa ngục cầu lửa, địa ngục chim ưng lửa, địa ngục cưa răng, địa ngục lột da, địa ngục uống huyết, địa ngục đốt tay, địa ngục đốt chân, địa ngục đâm ngược, địa ngục nhà lửa, địa ngục nhà sắt, địa ngục sói lửa ... Những địa ngục như vậy mỗi thứ còn có những địa ngục nhỏ phụ thuộc, hoặc một hoặc hai, hoặc ba hoặc bốn, cho đến hàng trăm hàng ngàn, và tên gọi khác nhau.

Địa tạng đại sĩ nói với đại bồ tát Phổ hiền, thưa nhân giả, tất cả địa ngục ấy được cảm ra bởi nghiệp lực của những kẻ làm ác ở châu Diêm phù. Nghiệp lực cực lớn: cao như núi cao, sâu như biển cả, hại cả thánh đạo. Vì vậy, mọi người đừng khinh thường lỗi nhỏ, cho là không hại gì. Bởi lẽ chết rồi, quả báo đủ cả, mảy may cũng phải chịu lấy. Chí thân như tình cha con đi nữa, cũng đường ai nấy đi. Túng sử gặp nhau, cũng không được chịu thay cho nhau (41) . Tôi nay dựa vào uy thần của đức Thế tôn, sắp kể ra đây một cách sơ lược cảnh tượng cực hình của trong địa ngục. Ước mong nhân giả nghe qua lời ấy. Đại bồ tát Phổ hiền nói, chính vì tôi biết từ lâu (42) về quả khổ ba đường dữ, nên mong muốn đại sĩ nói để làm cho sau này, trong thời kỳ giáo pháp cuối cùng, những kẻ làm ác nghe lời đại sĩ mà biết quay về với Phật.

Địa tạng đại sĩ nói, thưa nhân giả, cực hình địa ngục như thế này. Có chỗ kéo lưỡi tội nhân cho bò cày. Có chỗ moi tim tội nhân cho dạ xoa ăn. Có chỗ đun vạc sôi cuồn cuộn mà nấu thân tội nhân. Có chỗ nung đỏ cột đồng mà bắt tội nhân ôm lấy. Có chỗ phun lửa táp vào tội nhân. Có chỗ toàn là băng lạnh. Có chỗ tràn đầy phẫn giải. Có chỗ phóng toàn viên sắt có cạnh sắc gai nhọn (43) . Có chỗ đâm toàn giáo lửa. Có chỗ chỉ đánh lưng bụng. Có chỗ chỉ đốt tay chân. Có chỗ rắn sắt quấn xiết. Có chỗ xua chó sắt cắn. Có chỗ toàn là bắt cỡi lừa sắt ... Thưa nhân giả, cực hình như vậy trong các địa ngục được có bởi hàng trăm hàng ngàn hình cụ toàn là đồng, sắt, đá và lửa. Cả bốn thứ này đều do nghiệp dữ chung của mọi người cảm ra. Nếu kể cho rõ về cực hình địa ngục, thì trong mỗi chỗ đã có cả trăm cả ngàn cảnh tượng thảm khốc, huống chi nhiều chỗ. Tôi nay dựa vào uy thần của đức Thế tôn và của nhân giả mà nói sơ lược như trên. Nói và giải thích cho rõ thì trọn đời cũng không hết được.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Ba 2016(Xem: 5424)
Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt. Ông nổi danh với các luận thuyết về các Thay đổi Cấu trúc của Công luận (Strukturwandel der Öffentlichkeit, 1962) và Lý thuyết về Hành vi Thông đạt (Theorie des kommunikativen Handeln, 1981). Với nhiệt tình tham gia tranh luận trong các vấn đề chính trị sôi bỏng, ông được nể trọng là một trí thức can đảm dấn thân và nhận nhiều giải thưởng cao quý. Hiện nay, ông là một trong những triết gia hàng đầu tại châu Âu.
30 Tháng Tám 2015(Xem: 7756)
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, Phật giáo cũng không ngoại lệ. Mặc dù trải qua hơn 2500, sau khi đức Phật nhập niết-bàn, Phật giáo vẫn còn đóng một vai trò quan trọng trong xã hội nhân loại. Chúng ta có thể nói ngày nay và tương lai nhân loại ngày càng cần trí tuệ và phương pháp của Phật giáo để giải quyết những vấn đề xã hội.
29 Tháng Tám 2015(Xem: 9210)
Xin Sư cho con hỏi: người tu hành xuất gia có được tham dự chuyện thế sự và chính trị đời thường không? Con nghe nói người tu hành không được xen vào chuyện chính trị, chỉ lo thuyết pháp độ chúng, tu hành cho mình, nhưng con thấy rất nhiều các bài viết từ những người tu hành bàn luận chính trị, các chính sách của nhà nước, của nước ngoài, bàn chuyện đời nhiều hơn chuyện đạo như vậy là có đúng không?
29 Tháng Tám 2015(Xem: 9226)
Tăng đòan cần phải lên tiếng một cách độc lập, với óc phê phán và có đạo đức. Chúng ta nên ủng hộ chính phủ, khi họ làm những điều tốt, chẳng hạn như khuyến khích sự hòa đồng giữa các tôn giáo. Chúng ta nên phản đối, khi họ làm những điều sai, chẳng hạn như gây chiến tranh và phá hoại môi trường. Tăng đòan không nên tham gia quốc hội hay cấu kết với chính quyền nhưng cần phải thẳng thắn lên tiếng về những vấn đề đạo đức quan trọng.
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 6172)
Nơi nào sự bất công áp bức, mầm bất thiện còn tồn tại thì sự bất ổn vẫn tiềm tàng như mạch nước ngầm đang tuôn chảy nhưng nếu không hòa nhập vào nhánh sông ra biển mà thành lũ dữ sóng thần đe dọa phá vỡ con đê quyền lực.
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 5614)
Tiểu luận này bắt đầu với sự định rõ điểm đặc thù của “chủ nghĩa tiêu thụ” và khái niệm “người tiêu dùng”. Kế đó khảo sát tỉ mỉ quan điểm của đạo Phật về của cải tài sản và “kinh tế Phật giáo” trước khi dựa trên những điều này để đi đến phác họa cho việc đánh giá định mức về chủ nghĩa tiêu thụ, đây được xem như cách không gây ảnh hưởng và hoang phí đối với hạnh phúc nhân loại.
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 12015)
Đây là bài Diễn văn của Giáo sư Tiến sĩ Damien Keown trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc – lần thứ 12, tổ chức tại Thái Lan từ ngày 28 – 30 tháng 5 năm 2015 với chủ đề hội thảo “Phật giáo và Khủng hoảng Thế giới”
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 7164)
Chúng ta biết rằng cõi này không phải lúc nào cũng thuận thảo với những ước muốn của chúng ta. Chúng ta bước ra phố vào một ngày nắng đẹp, và đột nhiên một trận mưa rào ào xuống, làm chúng ta ướt mem. Dĩ nhiên, cõi này là bất như ý, Đức Phật đã dạy như thế.
30 Tháng Ba 2015(Xem: 5417)
Có một tiêu chuẩn được mọi người chấp nhận rằng sự sống của tất cả chúng sanh đều phụ thuộc vào ăn uống. Thực phẩm là yếu tố cần thiết nhất cho con người (chúng sanh), vì thế nó đã trở thành một yếu tố chủ yếu trong các nhu cầu của con người như là thức ăn, áo mặc, chỗ ở và thuốc trị bệnh.