Những vấn đề liên quan đến đại tạng kinh

17 Tháng Chín 201415:07(Xem: 8923)
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐẠI TẠNG KINH
Nhiều Tác Giả

blankĐại tạng kinh là tập đại thành toàn bộ những giáo pháp do đức Phật giảng dạy mà chúng ta hiện còn được biết, được kết tập thành dạng văn bản qua nhiều nỗ lực của những thế hệ trước đây trong suốt chiều dài lịch sử hơn 25 thế kỷ qua. Tuy những lần kết tập đầu tiên chưa định hình văn bản, nhưng đó lại chính là nền tảng để những lần kết tập về sau có thể ghi chép lại Thánh giáo. Chúng ta sẽ không đi sâu vào chi tiết về những lần kết tập kinh điển, vì đã có nhiều bài viết trình bày cặn kẽ được đăng lại trên trang này.

Ngôn ngữ ban đầu được sử dụng để ghi chép Đại tạng kinh là tiếng Pali (Nam Phạn) đối với Đại tạng kinh Nam truyền và tiếng Sanskrit (Bắc Phạn) đối với Đại tạng kinh Bắc truyền. Khi Phật giáo rộng truyền qua nhiều quốc gia, để thuận tiện cho việc truyền giảng cũng như tiếp nhận Giáo pháp, điều thiết yếu là Kinh điển cần được chuyển dịch sang ngôn ngữ của từng quốc gia mà đạo Phật truyền đến. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhu cầu hết sức thiết yếu này không phải bao giờ cũng có thể thực hiện ngay được, và vì thế mà có nhiều quốc gia vẫn phải tiếp cận với đạo Phật thông qua Đại tạng kinh bằng ngôn ngữ của một quốc gia khác. Việt Nam chúng ta là một ví dụ. 

Một số quốc gia hình thành được bản dịch Đại tạng kinh từ khá sớm như Tây Tạng, Trung Hoa... Nhiều quốc gia khác tuy muộn màng hơn nhưng cũng dần dần có được một bộ Đại tạng kinh hoàn chỉnh bằng ngôn ngữ của nước mình, như Nhật Bản, Hàn quốc...

Như vậy, có thể nói Đại Tạng Kinh là một kho báu chung của mọi người Phật tử, nhưng do nhu cầu học Phật ở mỗi quốc gia mà có sự hình thành các Đại Tạng Kinh bằng những ngôn ngữ khác nhau. Vì thế, không nên xem đó là những Đại Tạng Kinh của riêng mỗi nước, mà nên nhìn nhận đó chỉ là những phương tiện trình bày khác nhau của cùng một bộ Đại Tạng Kinh duy nhất được hình thành từ những lời Phật dạy.
......
(Rộng Mở Tâm Hồn)
Ý kiến bạn đọc
30 Tháng Mười 202104:03
Khách
xin hỏi đây là một quyển sách dăng tải 19 bài viết của nhiều tác giả hay chi la một trang web, nếu là sách xin hỏi xuất bản năm nào và nhà xuất bản.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7231)
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 6154)
Lúc 13 giờ ngày 17/6/2016, Trường Đại Học Phật Giáo Quốc Tế (ITBMU) tại TP. Yangon, Miến Điện, đã long trọng tổ chức Lễ Trao Bằng Tốt Nghiệp cho Tăng Ni Sinh viên các nước, khóa tiến sĩ, thạc sĩ, và cử nhân Phật học.
02 Tháng Năm 2016(Xem: 5017)
Tôi luôn nghĩ về lễ Tam Hợp như là một cơ duyên trang trọng đặc biệt. Tôi biết đó là thời gian cho sự vui mừng, nhưng cũng là thời gian của sự trang nghiêm khi hằng năm, chúng ta đã công nhận lễ tưởng niệm Đức Phật là hoạt động như một yêu cầu để chúng ta tự làm mới và tịnh hóa mình từ bên trong.
27 Tháng Tư 2016(Xem: 6252)
Chuyện làm tôi trăn trở nhất là kết quả và hiệu quả của khóa “Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin truyền thông Phật giáo toàn quốc” diễn ra hai ngày 23 và 24 tháng 4 tại thiền viện Quảng Đức, TP HCM do ban Thông tin Truyền thông, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức. Tôi may mắn được mời là 1 trong 4 chuyên gia tham gia giảng dạy trong khóa bồi dưỡng 2 ngày này nên cảm nhận rất rõ tâm huyết của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhất là ban Thông tin Truyền thông, đứng đầu là Hòa thượng Thích Gia Quang. Đứng trên bục giảng tôi quan sát sâu sắc và kỹ lưỡng hơn 200 học viên - toàn các quý Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, tăng, ni và cư sỹ - chăm học mà thấy vui vô cùng. Niềm vui không thể tă thành văn. Ai cũng chăm chú lắng nghe. Ai cũng muốn học để ứng dụng. Thật khó tin được!
26 Tháng Tư 2016(Xem: 5145)
Madison, Wisconsin (Hoa Kỳ) -- Giải thích rằng càng ngày càng có nhiều người quan tâm tới Phật Giáo, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng nói là sẽ tốt hơn nếu các tự viện Phật Giáo không chỉ là nơi thờ cúng lễ lạy mà còn là các trung tâm giáo dục, nơi đó có thể là nơi tập trung học hỏi triết lý Phật Giáo và khoa học tâm thức.