Môi Trường Sinh Thái Và Bổn Phận Con Người Đức Đạt Lai Lạt Ma; Tuệ Uyển Chuyển Ngữ

02 Tháng Chín 201000:00(Xem: 28578)

MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ BỔN PHẬN CON NGƯỜI 
His Holiness Tenzin Gyatso, the 14th Dalai Lama 
Tuệ Uyển chuyển ngữ

 

 

Những tiên đoán khoa học về thay đổi môi trường khó khăn cho những con người bình thường nhận thức thấu đáo một cách trọn vẹn. Chúng ta nghe về nhiệt độ nóng bức và mực nước biển dâng cao, tỉ lệ ung thư nâng cao, sự gia tăng dân số, tài nguyên cạn kiệt, sự tuyệt diệt của những chủng loại. Con người hoạt động khắp mọi nơi đang thúc đẩy nhanh chóng sự hủy diệt những yếu tố chìa khóa chính yếu của môi trường sinh thái tự nhiên mà tất cả các chủng loại phụ thuộc vào.

Những phát triển đe dọa này tác động mãnh liệt từng thứ một và đồng thời cũng làm kinh ngạc chúng ta. Dân số thế giới đã tăng gấp ba lần chỉ trong thế kỷ hai mươi và dự đoán sẽ gấp đôi hay gấp ba trong thế kỷ hai mươi mốt. Kinh tế toàn cầu có thể lớn thêm theo một chỉ số năm hay mười lần bao gồm cả với nó là tỉ lệ cực độ về tiêu thụ năng lượng, sản sinh khí thải carbon dioxide, và tàn phá rừng. Thật là khó khăn để tưởng tượng tất cả những thứ này xảy ra trong thời đại của chúng ta và trong đời sống của con cháu chúng ta. Chúng ta phải quan tâm đến viễn tượng của sự khổ đau trên toàn thế giới và môi trường thoái hóa chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

Tuy thế, chúng tôi nghĩ rằng có những tin tức tốt đẹp trong điều là bây giờ chúng ta dứt khoát phải tìm ra những phương pháp mới để cùng nhau tồn tại trên hành tinh này. Trong thế kỷ hai mươi vừa qua, chúng ta đã từng thấy quá đủ về chiến tranh, nghèo đói, ô nhiễm, và khổ đau. Theo giáo nghĩa của đạo Phật, những thứ đó xảy ra như kết quả của những hành động si mê ám tối và vị kỷ, bởi vì chúng ta thường thất bại trong việc nhìn thấy mối liên hệ căn bản thông thường của tất cả chúng sinh. Trái đất đang chỉ cho chúng ta những cảnh báo và những dấu hiệu rõ ràng về những ảnh hưởng rộng lớn và khả năng tiêu cực của những chiều hướng sai lạc nơi thái độ loài người.

Để hóa giải những thói quen tai hại này chúng ta có thể hướng dẫn chính chúng ta cảnh giác hơn, tỉnh giác hơn, tỉnh thức hơn về sự lệ thuộc hổ tương của chính chúng ta. Mỗi chúng sinh muốn hạnh phúc chứ không phải khổ đau. Vì thế chúng ta chia sẻ một cảm giác thiêt yếu thông thường. Chúng ta có thể phát triển hành động đúng đắn để hổ trợ trái đất và mỗi cá nhân đặt căn bản trên một động cơ tốt đẹp hơn. Do vậy, chúng tôi luôn luôn nói về sự quan trọng nơi việc phát triển một cảm giác chân tình về nghĩa vụ của tất cả chúng ta, những con người. Khi chúng ta được thúc đẩy bởi tuệ trí sáng suốt và từ bi yêu thương, kết quả của những hành động chúng ta lợi ích tất cả mọi người, không chỉ nơi chính mỗi cá nhân hay một vài tiện lợi tức thời. Chúng ta có thể tha thứ và quên đi những hành động si ám u mê trong quá khứ, chúng ta đạt được sức mạnh có tính cách xây dựng để giải quyết những vấn đề của hiện tại.

Chúng ta nên khai triển rộng rải thái độ này để lưu tâm cho toàn bộ môi trường sinh thái của chúng ta. Chúng tôi nghĩ thật là tốt đẹp hơn nếu bạn có thể hổ trợ, bằng nếu không thể, tối thiểu bạn cũng cố gắng không làm bất cứ điều gì tổn hại đến môi trường. Điều này là một hướng dẫn đặc biệt thích hợp khi có quá nhiều người chưa hiểu về sự liên hệ tương thuộc phức tạp khác nhau và những hệ thống sinh thái đặc biệt. Trái đất là ngôi nhà và bà mẹ của chúng ta. Chúng ta phải tôn trọng và bảo dưỡng bà ta. Điều này thật dễ hiểu trong thời đại ngày nay.

Chúng ta cần một tri thức để bảo vệ cho chính chúng ta, mỗi bộ phận và cuộc sống trên trái đất cũng như tất cả các thế hệ tương lai. Điều này có nghĩa là sự giáo dục về môi trường là vô cùng quan trọng đối với mọi người. Học vấn khoa học và tiến trình kỷ thuật là thiết yếu để tăng trưởng những phẩm chất cho cuộc sống trong thế giới hiện đại ngày nay. Càng quan trọng hơn là những thực hành đơn giản nhầm để hiểu biết và trân trọng hơn đối với môi trường xung quanh và chính chúng ta cho dù chúng ta là niên thiếu hay trưởng thành. Nếu chúng ta có một sự trân trọng chân thành đối với những người khác và tránh những hành động thiếu hiểu biết chúng ta sẽ bảo vệ duy trì được trái đất này.

Trong một ý nghĩa rộng lớn nhất, giáo dục môi trường nghĩa là học hỏi để duy trì một phương thức cân bằng của đời sống. Tất cả các tôn giáo đồng ý nhất trí rằng chúng ta không thể tìm thấy sự thỏa mãn nội tại cùng tột cuối cùng đặt cơ sở trên những khát vọng ích kỷ và đòi hỏi thoải mái băng những thứ vật chất. Ngay cả nếu chúng ta có thể, bây giờ có quá rất nhiều người mà trái đất sẽ không thể duy trì, giữ vững, chịu đựng nổi chúng ta dài lâu. Chúng tôi nghĩ rằng thật tốt hơn để thực hành thưởng thức sự an bình giản dị trong tâm. Chúng ta có thể cùng nhau chia xẻ và bảo vệ, duy trì trái đất, hơn là cố gắng để chiếm hữu nó, để rồi hủy hoại sự xinh đẹp của đời sống trong tiến trình phát triển.

Những nền văn hóa cổ xưa đã từng thích ứng với môi trường xung quanh họ và có thể cung ứng những thông tuệ đặc biệt trên cấu trúc của xã hội loài người để tồn tại trong sự cân bằng với môi trường. Thí dụ, người Tây Tạng quen thuộc độc nhất với đời sống của cao nguyên Hy Mã Lạp Sơn. Điều này tiến triển trong một lịch sử dài lâu của một nền văn minh bảo vệ không để lấn áp và tàn phá hệ thống sinh thái mong manh của nó. Người Tây Tạng từ lâu đã trân quý sự hiện diện của những động vật hoang dã như một biểu tượng của tự do. Một sự tôn trọng sâu xa với tự nhiên rõ ràng trong nhiều nghệ thuật và nghi thức lễ lược của Tây Tạng. Tâm linh phát triển bất chấp sự giới hạn của tiến trình vật chất. Như những chủng loại có thể không thích ứng liên hệ đến những thay đổi thình lình của môi trường, văn hóa nhân loại cũng cần được đối đãi với sự chăm sóc đặc biệt để bảo đảm tồn tại. Vì thế, học hỏi những phương pháp thực dụng của con người và bảo tồn truyền thống văn hóa của họ cũng là một phần của việc học hỏi cho việc chăm sóc môi trường.

Chúng tôi luôn luôn cố gắng để tuyên dương giá trị của việc sở hữu một trái tim tốt, một lòng hảo tâm. Đây là một khía cạnh đơn giản tự nhiên của con người có được nuôi dưỡng cho một năng lực rộng lớn. Với một lòng hảo tâm và tuệ trí bạn có một động cơ đúng đắn và sẽ hành động một cách tự động cho những gì cần phải làm. Nếu con người bắt đầu hành động bới một lòng từ bi yêu thương chân thành cho mỗi người, chúng ta có thể tiếp tục bảo vệ cho mỗi người khác và môi trường tự nhiên. Điều này dễ dàng hơn nhiều để phải thêm vào những điều kiện môi trường khó hiểu và đòi hỏi những kỷ năng cao cấp dự kiến cho tương lai.

Bây giờ trên một thể nghiệm gần gũi, tâm thức con người, trái tim con người hay lòng người, và môi trường là liên hệ với nhau một cách không thể chia cắt. Trong ý nghĩa này, giáo dục môi trường hổ trợ để phát sinh của sự hiểu biết là lòng yêu thương chúng ta cần đến để tạo nên cơ hội tốt nhất chưa từng có cho hòa bình và sự chung sống bền lâu.

Thinking Globally: A Universal Task
Reprinted from EPA Journal: A Magazine on National and Global Environmental Perspectives, Published by the United States Environmental Protection Agency, Washington D. C, September/October 1991, vol. 17, Number 4
http://www.dalailama.com/page.82.htm

Tuệ Uyển chuyển ngữ
23-11-2008

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 7298)
Ngày hôm nay và về sau người dân miền Trung sẽ sống trong hoang mang vì biển chết, cá nhiễm độc. Người dân cả nước sẽ nơm nớp lo âu từng hạt muối từng lít nước mắm, từng con cá cho đến ngày tiêu hủy hoàn toàn nguyên nhân gây ra thảm họa đó. Thế hệ chúng ta và con cháu chúng ta đang trả giá cho lỗi lầm này.
02 Tháng Năm 2016(Xem: 6225)
“Nếu chúng ta cứ tiếp tục hành hạ quả đất cách nầy, chắc chắn nền văn minh của chúng ta sẽ bị hủy diệt. Cuộc quay đầu nầy đòi hỏi sự giác ngộ, thức tỉnh. Sự giác ngộ của đức Phật có tính cách cá nhân. Chúng ta cần một sự giác ngộ tập thể để làm chậm lại dòng hủy diệt nầy. Nền văn minh sẽ đi đến chỗ chấm dứt nếu chúng ta tiếp tục chìm đắm trong sự tranh đua về sức mạnh, tiếng tăm, tình dục, và lợi nhuận.”
02 Tháng Năm 2016(Xem: 5482)
Từ những thập niên trở lại đây, khi vấn đề về môi trường được cảnh báo là càng lúc càng trở nên tồi tệ hơn, nhiều cá nhân và tổ chức khắp nơi đã lên tiếng kêu gọi, tìm kiếm và đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn những việc làm gây tổn hại thêm cho môi trường.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5409)
Là nhân viên hiện công tác tại Bộ Môi sinh cho một tiểu bang tại Hoa Kỳ, người viết theo dõi tin tức trong tâm trạng hết sức lo âu về hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế với nghi vấn liên quan tới nước thải từ khu công nghiệp Formosa - Hà Tĩnh. Bởi một nhà máy luyện kim nếu không tuân thủ những quy tắc kiểm soát chất thải nghiêm ngặt sẽ ô nhiễm môi trường qua 3 luồng: nước thải, khí thải và nước ngầm. Sự ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống không chỉ dưới nước mà còn trên đất liền, tác hại nghiêm trọng đến hàng triệu người.
06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6815)
Hiện tại, ở VN giai cấp giàu và nghèo ngày càng tăng và sự tiêu xài bất kể của số người giàu đó (thành phần 1%) đã và đang làm môi trường sống tại Việt Nam ngày càng xấu đi.
28 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6491)
Với 3.200 km bờ biển, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, và do vậy, mọi người cần phải sớm chung tay hành động để giảm thiểu thiệt hại, theo ông Emmanuel Ly-Battalan, Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM.
28 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5294)
Khí hậu bị hâm nóng do khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Điều này đã được khoa học chứng minh. Hội nghị về Khí hậu được mở ra tại Paris không ngoài mục tiêu giảm khí thải tai hại này, với các cam kết nỗ lực giảm bớt đến từ các quốc gia. Vấn đề là biện pháp cụ thể để giảm là như thế nào.
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10972)
Trong đời sống chúng ta thường đề cao cái tôi, dĩ nhiên cái tôi đó không phải là cái gì quí giá mà được đề cao. Ở phương Tây, người ta xem mỗi người là chính mình, cái tôi đó càng được đề cao thêm, do đó lối sống này không thể mang lại hạnh phúc thật sự mà chúng ta cần đến. Cho nên chúng ta cần phải chuyển hóa cái tôi của mình.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6360)
Chúng tôi, các nhà lãnh đạo Phật giáo ký tên dưới đây, cùng tập hợp lại trước thềm Hội nghị lần thứ 21 (COP21) các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) tại Paris, nhằm góp thêm tiếng nói của mình vào lời kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hợp tác với nhau trong tình thương và tuệ giác để có thể đạt được một thỏa thuận hiệu quả và đầy tham vọng về biến đổi khí hậu.