Quà Tặng Cuộc Đời

17 Tháng Ba 201100:00(Xem: 37807)

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
QUÀ TẶNG CUỘC ĐỜI
Tự Truyện Của Một Ni Sư Phật Giáo Người Tây Phương: Ayya Khema
Dịch từ tiếng Đức: Sherab Chodzin Kohn - Dịch từ tiếng Anh: Diệu Liên-Lý Thu Linh
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG TP. HCM 2008

Nguyên tác Đức ngữ ‘Ich Schenke Euch Mein Lebent’ @ Jhana Verlag 1998
Bản Anh ngữ ‘I Give You My Life’ @ Shambhala, Boston & London 1998
Việt dịch từ Anh ngữ với sự đồng ý của Buddha-Haus e.V. /Jhana Verlag, Germany

Tôi xin dâng hiến "cuộc đời" cho Phật, Pháp, Tăng,
là nơi nương trú của tôi
Ayya Khema

quatangcuocdoi-biaquatangcuocdoi-cover
Hình trên là bìa ấn bản Anh ngữ. Hình bên phải là bìa của ấn bản tiếng Việt (Nhà xuất bản Phương Đông 2008) (Cảm ơn dịch giả đã gửi tặng TVHS)

Giai Đoạn

Như hoa rồi sẽ tàn, tuổi trẻ
Sẽ qua đi, mỗi giai đoạn đời ta cũng thế.
Đức hạnh cũng thế, những sự thật ta kiếm tìm cũng thế,
Nở buổi sớm hôm, mai không còn nữa.

Vì sự sống có thể bỏ rơi ta ở bất cứ tuổi nào
Hãy sẳn sàng, trái tim ơi, để từ giã, để vào trận mới
Hãy sẳn sàng một cách dũng cảm, không hối tiếc
Hãy tìm ánh sáng mới không có ở hôm qua
Tất cả những bắt đầu đều hấp dẫn lạ kỳ
Sẽ dẫn dắt ta, sẽ cho ta sức sống.

Phiền muộn hãy để chúng tôi rời xa nơi ấy
Đừng giữ chúng tôi bằng những nỗi niềm riêng
Và vũ trụ xin đừng cản bước chân
Hãy nâng đở chúng tôi từng bước, từng bước lên cao.

Nếu ta bám víu vào ngôi nhà ta tạo dựng
Những thói quen sẽ làm ù lỳ chúng ta
Phải sẳn sàng để chia tay, từ giã
Nếu không muốn trở thành nô lệ của thường hằng.

Nếu như cái chết
Có nhanh chóng đưa ta đến những không gian mới mẻ
Và cuộc đời lại mời gọi những cuộc chơi
Hãy chấp nhận, trái tim ơi: chào giã từ không tiếc nuối.

Herman Hesse
(phỏng dịch theo bài thơ Stages, 1943)


LỜI NGƯỜI DỊCH

Có lẽ linh cảm được sự sớm ra đi của mình, Ni sư Ayya Khema đã hoàn tất quyển tự truyện Quà Tặng Cuộc Đời (I Give You My Life) và sách được xuất bản khoảng đầu năm 1997.

Vào ngày 2 tháng 11 năm 1997, Ni sư Ayya Khema (1923-1997) đã ra đi vì căn bịnh ung thư kéo dài mười bốn năm.

Do duyên lành, tôi đã được vinh hạnh dịch tác phẩm nổi tiếng nhất của Ni sư Ayya Khema, quyển Vô Ngã, Vô Ưu (Being Nobody, Going Nowhere). Sau đó, nhiều thân hữu có lòng muốn biết thêm về vị Ni sư khả kính này, nên tôi mạo muội dịch quyển tự truyện cuộc đời của Ni sư Ayya Khema.

Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.

Quyển sách được Sherah Chodzin Kohn dịch từ tiếng Đức ra tiếng Anh, và tôi chuyển ngữ sang tiếng Việt từ bản tiếng Anh. Do sự hiểu biết về Phật pháp còn hạn hẹp, tôi khó thể tránh sai lầm trong việc dịch thuật, nhất là các chương về phương pháp tu Thiền của Ni sư Ayya Khema. Mong nhận được sự chỉ giáo của các bậc tôn sư, quý độc giả.

Xin tri ân Tỳ kheo Nyanabodhi và cư sĩ C. Wildgruber ở thiền viện Buddha Haus Jhana Verlag, tại Đức đã hoan hỷ cho phép chúng tôi được dịch và xuất bản tác phẩm này.

Xin hồi hướng công đức này đến giác linh Ni sư Ayya Khema và tất cả chúng sanh. Mong bạn đọc đón nhận quyển sách như một món quà từ trái tim của Ni sư Ayya Khema.

Trân trọng,

Diệu Liên Lý Thu Linh
Ltl3107@yahoo.com
10/99 Hiệu Đính 7/2007

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tư 2015(Xem: 11854)
Nhận thức trong lời tác bạch: “Cuộc đời là vô thường, mọi vinh quang của thế gian không thể nào sánh với điều mầu nhiệm của đạo lý, chỉ có Phật pháp mới mang đến hạnh phúc thật sự.” Cô đã nhận thức buông bỏ, đã thế phát xuất gia dưới ánh từ quang của Như Lai, bước vào con đường ánh sáng tuệ giác vô tận. Hoa hậu Võ Bích Liên - Ni cô Thích Nữ Liên Ngọc là người con gái lành của đức Thế Tôn
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6355)
Sau khi đạt đến Chánh Đẳng Giác, Đức Phật bắt đầu tiếp nhận đệ tử gia nhập Tăng đoàn của Ngài dựa trên quyết tâm của người đệ tử ấy, miễn sao người ấy có thể tận tâm sống cuộc sống của một Tỳ-kheo để theo đuổi con đường giải thoát mà Đức Phật đã chứng ngộ. Sự tình đã diễn ra như thế cho đến khi chính phụ thân của Đức Phật, vua Suddhodhana, yêu cầu rằng, “trong tương lai không một đứa trẻ nào được chấp nhận vào Tăng đoàn mà trước đó không có sự ưng thuận của cha mẹ chúng”.
23 Tháng Ba 2015(Xem: 6805)
Ngày nay, tuy giáo lý của Đức Phật đã được phổ biến rộng khắp, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những ý kiến cho rằng Phật giáo hạ thấp giá trị của người phụ nữ. Sự thật không phải như vậy và hiện nay trong giáo dục Phật giáo, phụ nữ có vị trí rất quan trọng và có những đóng góp giáo dục rất to lớn.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 4951)
Đức Phật ở lại đại viên Nigrodhārāma (Rừng Cây Đa) để thuyết pháp cho mọi thành phần giai cấp kinh thành Kapilavatthu đều được nghe. Ngày nào cũng hằng trăm người đến dự thính, trong đó có một số ít ngoại giáo thích tranh luận, khá nhiều người xin quy y và một số đông dòng tộc Sakyā xin xuất gia nữa! Đức Phật chỉ thuyết pháp và giáo giới mấy hôm, sau đó bàn giao trách nhiệm ấy lại cho hai vị đại đệ tử.
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 5742)
Bình đẳng nam nữ là một trong các khái niệm căn bản của Phật Giáo. Thậm chí, có thể nói rằng bình đẳng nam nữ là nền tảng gốc, vì trong tận cùng, ai cũng đều có khả năng giác ngộ, bất kể tính pháí, giai cấp, chủng tộc, màu da...
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 6496)
Một trong những minh họa rõ nét nhất về sự bất bình đẳng giới ở Thái Lan, cụ thể là sự bất bình đẳng giới trong hàng ngũ xuất gia của Phật giáo Thái Lan, đó là bộ phim tài liệu White robes, Saffron dreams (Hàng bạch y và giấc mơ được khoác y vàng).
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12219)
Một trong những vị cao tăng của Úc, ngài Ajahn Brahm, được Việt Nam mời đọc tham luận về “ Bình Đẳng Giới và Trao Quyền cho Nữ Giới ” tại đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam vào tháng 5 , 2014. Thật không may là Ajahn Brahm đã không được phép trình bày bài tham luận này do một lệnh cấm từ Ban Tổ Chức UN Vesak áp đặt chỉ một ngày trước khi hội nghị bắt đầu.