Phật Giáo Và Phụ Nữ

09 Tháng Ba 201400:00(Xem: 5942)

PHẬT GIÁO VÀ PHỤ NỮ 
Tạ Chí Hồng – Nguyên Đạo
Tạ Lê Cẩm Tú – Karma Drola

Chuyện nam nữ có lẽ là vấn đề (tạm gọi) - là muôn thuở. Nó bắt đầu từ thời kỳ hồng hoang mà đến nay vẫn mang tính thời sự nóng hổi! Để bàn vấn đề này liên quan đến tổ chức, quan điểm của Phật giáo, có lẽ phải bắt đầu từ những lý do căn bản như sau. 

 

1. Tại sao lại có phân biệt nam nữ?

Đứng ở góc độ nhân thế để mà bàn, F.Engels cũng như C. Marx đã đưa ra lời nhận xét dí dỏm. Mới đầu ở chế độ nguyên thủy, mọi người đều bình đẳng. Sau khi sự phân công lao động lần thứ nhất của nhân loại ra đời, người phụ nữ ở nhà (thường là hang động) đảm nhận vai trò, chăn nuôi, thuần dưỡng súc vật, trồng trọt v.v… Đó là chưa nói đến thiên chức của người đàn bà là sinh con để duy trì nòi giống, tham gia vào việc nuôi dạy con cái, nấu nướng v.v…, người đàn ông đảm nhận vai trò đi săn bắn. Từ đó, năng suất của người phụ nữ thường ổn định và phát triển, còn năng suất của người đàn ông vốn bấp bênh, sau này lại càng bấp bênh vì “chim trời, cá nước” nên khi được khi không. Đó là chưa nói đến việc đi săn bắt rất nguy hiểm, có khi phải trả giá bằng tính mạng của mình. Chuyện này không phải hiếm. Về kinh tế, cũng từ năng suất lao động quyết định nên người đàn bà giữ vai trò chính, dần dà trở thành chế độ mẫu quyền. Một công thức rất hiển nhiên là: khi người ta nắm kinh tế, trước sau người ta sẽ nắm chính trị. Theo các nhà sử học, chị em đã “lên ngôi” trong khoảng 300 ngàn năm, nó bắt đầu từ thời kỳ đồ đá mới! Đó cũng là một minh chứng để lý giải tại sao, sau này chỉ nói riêng thời bà Trưng ở Việt Nam cũng có nhiều nữ tướng như vậy. Với Việt Nam, chế độ mẫu quyền còn mang dấu vết đến ngày nay như dân tộc Chăm và các dân tộc thiểu số khác.

Sau này cũng từ việc săn bắn thất bát, người đàn ông trở về cùng người đàn bà thuần dưỡng súc vật. Đến lúc này do sức vóc, sự dẻo dai, chịu đựng của người đàn ông tốt hơn, nên như F.Engels đã đưa ra ví dụ, chỉ cần phải lùa một đàn cừu trên núi trong cơn bão tuyết thì rõ ràng người đàn ông làm việc này tốt hơn người đàn bà. Dần dà người đàn ông nắm kinh tế. Đối với người đàn bà, F. Engels nhận xét rất dí dỏm: từ khi người đàn bà khoác lên vai kẻ chiến thắng vòng nguyệt quế thì từ đó người ta phục tùng vô điều kiện! Đến đây, rõ ràng kinh tế giữ vai trò hết sức quan trọng!

 

2. Tư tưởng trọng nam khinh nữ của phong kiến

Nối tiếp từ chế độ phụ quyền, chế độ phong kiến hầu hết cả phương Đông và phương Tây, nhìn chung đều giống nhau là tư tưởng đẳng cấp và trọng nam kinh nữ. Chỉ nói riêng ở Ấn Độ thời Phật còn tại thế, Bà La môn (Bràhmana) đã chia con người trong xã hội đó thành bốn đẳng cấp:

1. Bà La Môn (Bràhmana): đây là đẳng cấp tối linh, chủ trương về việc nghi lễ và tôn giáo.

2. Sát đế lỵ (Khattiya): đẳng cấp vua quan, tướng binh, nắm quyền thống trị.

3. Tỳ Xá Vệ (Vessa): đẳng cấp bình dân, công, nông, thương.

4. Thủ Đà La (Duddra): đẳng cấp tiện dân, bần cùng, nô lệ.

Điểm chú ý sự kỳ thị giữa các đẳng cấp này rất nhiệt ngã. Chẳng hạn cấm được kết hôn với nhau. Có trường hợp nếu người nô lệ chỉ nhìn vào giếng nước của đẳng cấp trên thì cái giếng ấy được coi là nhơ bẩn, không dùng được nữa và người nô lệ này phải bị ném đá cho đến chết! Đi theo tư tưởng này cùng với vấn đề lịch sử như trên, dĩ nhiên vai trò của người phụ nữ rất thấp kém. Người phụ nữ thời ấy bị khinh rẻ và chỉ là những món đồ chơi của đàn ông. Sự bắt cóc, cưỡng ép, buôn bán phu nữ, thiếu nữ thường xuyên xảy ra. Trong đời sống thường nhật, người phụ nữ phải chịu khá nhiều về thiệt thòi: không được ra khỏi nhà, nếu không được phép và không có mạng che mặt; không có quyền trong sinh hoạt xã hội và tôn giáo… 

 

 

3. Vai trò phụ nữ trong Phật giáo

Có thể nói, hơn 95 học phái tư tưởng, tôn giáo lúc bấy giờ, đạo Phật ra đời như một ngôi sao lớn nhất, tỏa sáng lung linh trên bầu trời đầy sao của trí tuệ; một hồi chuông lớn gióng lên, đánh vào Bà La môn giáo cả 3 phương diện: xã hội; tôn giáo và nghi lễ.

Khác với nhiều hệ tư tưởng đương thời, Phật giáo xây dựng trên cái nền bình đẳng giai cấp. So với các hệ tư tưởng Đông Tây cả đương thời và sau này, tư tưởng bình đẳng của Phật giáo rộng vô biên như tấm lòng của Bồ Tát và Phật vậy! Một lời tuyên bố nổi tiếng của Phật trong kinh Tăng Chi đủ chứng minh cho tư tưởng bình đẳng rộng lớn của Phật giáo, trong này bao hàm sự bình đẳng nam nữ, sự giải phóng phụ nữ, mà các hệ tư tưởng khác nhìn chung đã không làm được:

 

Ví như, này Pàhàràda, phàm các con sông lớn nào, ví như sông Hằng, sông Yamuhà, sông Aciravatì, sông Sarabhù, sông Mahì, các con sông ấy khi chảy đến biển, liền bỏ tên họ trước, trở thành biển lớn. Cũng vậy, này Pahàràđa, có bốn giai cấp này: Sát đế lỵ, Bà La Môn, Phệ xá, Thủ Đà, sau khi từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia trong pháp và luật được Như Lai tuyên bố này, chúng từ bỏ tên và họ của chúng trước, và chúng trở thành những Sa môn Thích Tử” (1)

 

Trước và sau khi thành lập giáo đoàn Tỳ kheo Ni, Phật đã nhìn thấy năng lực của phụ nữ không thua kém đàn ông về tu chứng và giải thoát. Có thể nói, Phật là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã nhìn thấy và nâng cao vị trí của hàng phụ nữ đến mức quan trọng nhất. Câu chuyện về bà Mahaprajapatì (kế mẫu của Thái tử Sĩ Đạt Ta) liên quan đến giáo đoàn Tỳ kheo Ni, dù có người nhầm lẫn về sự đắn đo của Phật, nhưng nó đã minh chứng cho điều đó. 

Ngoài ra, Phật còn đánh giá rất cao vai trò của phụ nữ trong gia đình, trong quan hệ xã hội. Điều này được thể hiện trong Kinh Thiện Sinh và các kinh khác.

 

4. Phụ nữ ngày nay

Ngày nay, trên khắp thế giới đã dấy lên phong trào giải phóng phụ nữ, cũng tức là giải phóng trong tư tưởng phong kiến trong đầu người đàn ông quan niệm về phụ nữ. Với khoa học phát triển, với phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng bùng nổ, phụ nữ nhận thức được rằng: họ chẳng có điều gì thua kém nam giới. Thậm chí, có những mặt phụ nữ còn vượt trội hơn nam nhân.

Từ mục đích cao cả của nhà Phật là giải thoát (cũng có nghĩa là giải phóng), đến đây chúng ta mới thấy đức Phật là một nhân vật thật vĩ đại. Ngài đã làm một cuộc cách mạng long trời, lở đất từ hơn 2500 năm về trước. Chẳng những Ngài giải phóng phụ nữ thoát khỏi sự kìm kẹp, áp bức của xã hội, mà còn tạo điều kiện cho phụ nữ vững bước vào đời, tự quyết định tương lai của mình.

Trong ánh sáng tâm linh của đức Phật, không có vấn đề kỳ thị, mà trái lại, mọi người, mọi loài đều hiển thị đúng chỗ của chúng, đều cần thiết ngang nhau, đều bình đẳng như nhau. Trong giáo đoàn Phật giáo, người phụ nữ thật sự được tôn trọng, được kính nể, được đề cao như một vị Phật tương lai. 

----------------------------- 

(1). Giáo hội Phật giáo Việt Nam, KinhTăng Chi Bộ, tập III, bản dịch của Thích Minh Châu, Viện nguyên cứu Phật học Việt Nam ấn hành 1996, tr. 562.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Ba 2016(Xem: 6155)
Lời giới thiệu của người dịch: Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969), đăng trên tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste, số l1, năm 2015). Trong Phật giáo có rất nhiều phụ nữ siêu việt và khác thường, xứng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và kính phục, mà bà Alexandra David-Néel là một trong những người phụ nữ ấy. Bài chuyển ngữ dưới đây là bài thứ ba trong một loạt bài với chủ đề "Phật giáo và người phụ nữ":
07 Tháng Ba 2016(Xem: 5770)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết ngắn phân tích hiện trạng của người nữ tu sĩ Phật giáo trên toàn thế giới. Trong suốt lịch sử nhân loại, vị trí của người phụ nữ luôn bị xếp vào hàng thứ yếu trong xã hội, và người nữ tu sĩ thì "thấp kém" hơn các nam tu sĩ trong lãnh vực tín ngưỡng. Phật giáo cũng không hoàn toàn tránh khỏi ảnh hưởng của tình trạng đó, dù rằng điều này đi ngược lại Giáo Huấn của Đức Phật. Bài này được viết cách nay đã 10 năm, trong khoảng thời gian này nhiều cải thiện đã được thực hiện, thế nhưng dường như vấn đề này vẫn còn là một đề tài nóng bỏng.
11 Tháng Giêng 2016(Xem: 10569)
Hiện nay, giới nghiên cứu Phật học đang lưu tâm đến vấn đề: “Bát kỉnh pháp do Đức Phật chế ra hay do người sau thêm vào trong Tam tạng giáo điển?”. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ nghiên cứu từng kỉnh pháp và liên hệ với bối cảnh mà Bát kỉnh pháp ra đời.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6375)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6187)
Dù Phật giáo luôn quan tâm đến việc nêu cao trước quảng đại quần chúng hình ảnh của một tín ngưỡng phi-bạo-lực và mở rộng, thế nhưng đôi khi cũng không tránh bị cáo buộc là kỳ thị phụ nữ (misogyny) và phân biệt giới tính (sexism), nhất là khi nhìn vào vị trí của người phụ nữ trong sinh hoạt tập thể chốn chùa chiền.
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6787)
“Những nữ Phật tử đầu tiên” - The First Buddhist women - nói về các nữ đệ tử đầu tiên của Đức Phật nhằm khai thác thái độ tương đối tự do của Phật giáo đối với phụ nữ kể từ khi hình thành gần 2.600 năm về trước.
04 Tháng Chín 2015(Xem: 6090)
Một Tăng đoàn Phật giáo hoạt động đúng phải gồm bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ. Tất cả đều cần thiết như nhau để duy trì và hỗ trợ truyền thống và thực hành giáo pháp của Đức Phật.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 9855)
Vấn đề phá thai đã gây ra những bất đồng sâu xa về xã hội và chính trị ở Đông cũng như Tây Phương. Phật tử ở mọi nơi đều có bổn phận đưa ra sự chỉ đạo khôn ngoan cho những người gặp phải vấn đề nhức nhối này.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 15261)
Câu hỏi của tuần nầy đến từ Cô Gái Đẹp (Pretty Girl): Tôi là một người mẹ độc thân, đang nuôi một đứa con còn bé, mới bốn tuổi. Tôi năm nay 41 tuổi, và tôi đã có thai ba lần. Lần có thai đầu tiên, tôi đã phá thai, rồi sau đó, tôi cảm thấy không thể tha thứ cho chính tôi.