Dự Báo Về Tôn Giáo Mới Ở Việt Nam Trong Quan Hệ Với Phật Giáo

06 Tháng Chín 201300:00(Xem: 18021)

DỰ BÁO VỀ TÔN GIÁO MỚI Ở VIỆT NAM
TRONG QUAN HỆ VỚI PHẬT GIÁO
Minh Thạnh

Tôn giáo mới là một hiện tượng đáng lưu tâm trên thế giới. Sự phát triển của tôn giáo mới được ghi nhận là tăng cao trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Tại Việt Nam, tôn giáo mới bộc phát vào nửa đầu thế kỷ XX, với 2 tôn giáo được coi là tách ra từ đạo Phật hoặc có quan hệ tới đạo Phật là Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài.

Đến giữa thế kỷ XX, một nhánh phát triển của Phật giáo cũng đã dần dần trở thành tôn giáo mới là Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam. Đó là chưa kể đến những tôn giáo mới nhỏ hơn xuất hiện trước đó.

Tôn giáo mới được dự báo là sẽ tiếp tục phát sinh tại Việt Nam cũng như du nhập vào Việt Nam (chẳng hạn công trình nghiên cứu đề tài trọng điểm cấp nhà nước KX. 04. 14/06-14: “Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam”, được in thành sách với nhan đề “Một số vấn đề về biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay”, GS. TS Tạ Ngọc Tấn chủ biên, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010).

Tuy nói về hướng phát triển tôn giáo mới tại Việt Nam, nhưng công trình nói trên không đi vào chi tiết. Từ gợi ý từ công trình nói trên, bài viết này sẽ thử phác thảo một số dự báo về đường đi của tôn giáo mới ở Việt Nam từ điểm nhìn của Phật giáo.

Trước hết, quá trình hình thành và phát triển của các tôn giáo mới tại Việt Nam trong thế kỷ XX hiển nhiên là nội dung tham khảo quan trọng.

Sự bộc phát đến mức có thể lên đến hàng triệu tín đồ của các tôn giáo mới tại Việt Nam chỉ trong vài chục năm là điều đáng lưu ý. Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam cũng xây dựng được nhiều cơ sở ở các tỉnh thành trong chừng ấy thời gian. Điều này diễn ra trong bối cảnh Việt Nam là xứ thuộc địa dưới sự cai trị của thực dân Pháp.

Việc phát triển tôn giáo mới ở Việt Nam, so với thế giới, là lên đến cực đoan, khi có đến 2 tôn giáo mới có quân đội riêng và mức độ đổ máu gây ra hết sức thảm khốc. Về quy mô, thì đến năm 1974, đầu năm 1975, thì quân đội Hòa Hảo, tuy nói là thuộc quân đội Sài Gòn, nhưng vẫn có căn cứ riêng, với vũ khí nặng (giang đĩnh, khinh tốc đĩnh), kéo dài cuộc đề kháng sau 30/4/1975.

Vì vậy, vấn đề tôn giáo mới thực sự là vấn đề quan trọng. Tôn giáo mới, trong sự phát triển bất thường nhiều biến động của nó, dễ nảy sinh hoạt động quân sự và khủng bố, mà dạng đơn giản hơn là kích thích bạo loạn (Đài Truyền hình “Đường Triều Tân Điện thị” của Pháp luân công phát xuống Trung Quốc là một ví dụ).

Do tổ chức lỏng lẻo, giáo lý cởi mở, dễ lý giải, mở rộng theo nhiều hướng dễ chấp nhận tín ngưỡng bên ngoài, nên đạo Phật là mảnh đất thuận tiện để phát sinh tôn giáo mới. Điều này đã thể hiện rõ qua trường hợp Việt Nam, và cũng là ở Nhật Bản, Đài Loan. Tôn giáo mới phát sinh từ Phật giáo có nhiều dạng, như có thể chỉ lợi dụng, vay mượn, núp bóng để chiêu dụ tín đồ, hay kế thừa một phần giáo lý, truyền thống, hay mang xu hướng cách tân, hiện đại hóa. Nhưng dù bản chất thế nào, mục đích ra sao, điều rõ ràng là tôn giáo mới phát sinh từ Phật giáo đều ít nhiều gây tổn thương cho Phật giáo, mà cấp đơn giản nhất là lấy đi một số tín đồ, chuyển cơ sở thờ tự của Phật giáo thành cơ sở của tôn giáo mới, thậm chí, có thể cải đổi tăng sĩ Phật giáo thành tu sĩ tôn giáo mới.

Mặc dù có thể phát triển nhanh, lan rộng ở bề mặt, nhưng tôn giáo mới có thể cắm rễ sâu dày trong xã hội, tạo được nền tảng vững chắc, không phải “bạo phát, bạo tàn”, “lửa rơm”.

Tôn giáo mới phát sinh từ Phật giáo rất dễ hoạt động bí mật với vỏ bọc Phật giáo, nếu tình huống đòi hỏi. Bề ngoài thì trình bày một hình thức Phật giáo, hay tạo cảm giác Phật giáo, nhưng bên trong thì ngấm ngầm đưa các yếu tố tôn giáo mới vào. Tôi đã chứng kiến điều này tận mắt trong thân tộc, khi có họ hàng theo tôn giáo mới, là một nhánh “đạo vô vi”, có giáo chủ là “Cô Năm”. Tôi được cho kẹo bánh để đến hành lễ ở một phòng thờ nhỏ, cũng có thờ Phật. Nhưng tụng kinh Phật do nhà chùa in thì chỉ là một phần khóa lễ, còn lại tụng những câu lục bát lạc vận in roneo do Cô Năm soạn, coi Cô Năm là một hóa thân của Bồ tát Quan Thế Âm, khóa lễ xong thì bái vọng hướng nhà Cô Năm. Sau 1975, Cô Năm di tản ra nước ngoài nên đạo cũng rã đám. Cô Năm cũng làm chính trị “sơ cơ” bằng cách đưa ra sấm truyền về thời cuộc.

Có tôn giáo mới hình thành từ mê tín dị đoan, nhưng có thể không. Có khi mê tín dị đoan hay giáo lý đơn giản lại là một thế mạnh. Về mặt hình thành cơ sở lý luận, tôn giáo mới tỏ ra rất đa dạng, phức tạp. Lý Hồng Chí của Pháp Luân Công viết cả tập sách dày, Nhất quán đạo Đài Loan có cả đài truyền hình suốt ngày thuyết giảng, nhưng cũng có tôn giáo mới, giáo lý sơ sài, vần vè thất niêm lạc vận như trường hợp kể trên mà vẫn có người theo. Vì vậy, không thể nghiên cứu “giáo lý” để đánh giá tôn giáo mới.

Hiện nay, ở Việt Nam có 2 dạng tôn giáo mới chính, là:

- Dạng du nhập từ nước ngoài
- Dạng nội sinh

Dạng nội sinh lại có các dạng:

- Vay mượn, ngụy trang đạo Phật
- Cũng thế, với tôn giáo khác
- Hình thành từ tín ngưỡng dân gian
- Tự xưng giáo chủ, tự lập đạo, nhưng vẫn vay mượn nghi thức đã có.

Các tôn giáo mới tại Việt Nam sau 1975 có chung một vấn đề lớn, đó là quan hệ với chính quyền. Yếu tố này rất quan trọng trong việc phát triển tôn giáo mới. Chính sách cởi mở về tôn giáo từ sau 1986 không tránh khỏi việc các tôn giáo mới lợi dụng để phát triển.

thanhhaiTừ năm 1954 ở miền Bắc và từ 1975 trên cả nước, hoạt động hình thành tôn giáo bị cấm. Do vậy, các tôn giáo mới trong thời gian này hoạt động hoàn toàn bí mật. Có thể như các hội kín hay dưới vỏ bọc các tôn giáo lớn, nhất là Phật giáo.

Từ thập niên 1990, khi các tôn giáo mới đã có lịch sử phát triển nhiều chục năm được chính thức công nhận, thì các tôn giáo mới đang trên đà hình thành hoặc mới du nhập cũng bắt đầu có chuyển biến trong hình thức hoạt động theo hướng bán công khai hóa. Tìm cách công khai hóa hoạt động, tiến dần từng bước, tìm khe hở để khai thác, ngụy trang dưới những vỏ bọc phi tôn giáo hoặc tôn giáo đã được công nhận là những hướng họ theo đuổi. Như có lúc, đồng loạt nhiều tờ báo ở TPHCM đưa hình Thanh Hải Vô thượng sư lên bìa 4 trong quảng cáo ăn chay. Cơ sở của đạo này thì thể hiện dưới dạng quán ăn chay (nhưng thường có phòng họp kín).

Có thể dự báo, do lực lượng còn yếu, tín đồ chưa nhiều, các tôn giáo mới ở Việt Nam, dạng du nhập hoặc nội sinh, đều sẽ có chung một số xu hướng.:

Tránh đối đầu với chính quyền, tìm cách tạo sự thân thiện ngoài mặt với chính quyền (như hoạt động cứu trợ của đạo Thanh Hải trong những năm trước mà đài truyền hình SMTV miêu tả là được sự phối hợp của các địa phương).

Vừa tìm cách công khai hóa có mức độ (hợp pháp hóa hoàn toàn là điều không thể trong điều kiện hiện nay), vừa tìm cách hạn chế những bất lợi do việc công khai hóa mang lại, bằng cách tìm kiếm những hình thức vỏ bọc thích hợp với hoàn cảnh từng lúc.

- Riêng đối với những tôn giáo mới liên hệ với Phật giáo, thì triệt để khai thác Phật giáo bằng đủ mọi mặt, theo những cách thức đã từng được sử dụng thành công, đến những cách thức mới, danh xưng mới (cư sĩ đoàn, ban hộ niệm, đạo hội, đạo tràng…). Cái người ta tránh là từ “giáo hội”, còn lại thì dùng đủ kiểu. Tạm thời, dạng hoạt động này chưa có cơ sở riêng công khai, nhưng cũng đủ hình thức trụ sở như điện thờ tư gia, quán cơm chay có phòng ăn kín. Tuy nhiên, những yếu tố chuẩn bị cho một tôn giáo mới sẽ được tích cực chuẩn bị: lãnh đạo, bộ máy nhân sự, nghi lễ, giáo lý, điều lệ… Chỉ chờ cơ hội thì tôn giáo mới sẽ công khai hóa.

duytue-012301- Hiện nay và trong thời gian trước mắt, các tôn giáo mới đang hình thành này sẽ tiến từng bước trong hoạt động xây dựng đồng thời với sự thăm dò phản ứng từ chính quyền, xã hội và các tôn giáo đang hoạt động. Đó có thể là một dạng đồng phục mới tạo sự khác biệt, một số hình thức nghi lễ mới, tôn xưng một kiểu giáo chủ mới, hay tung ra một số nội dung giáo lý mới. Họ cũng có thể tìm một dạng giấy phép nào đó, như đạo sư Duy Tuệ liên kết xin phép xuất bản sách. Họp tín đồ thuyết giảng thì nói là sinh hoạt giới thiệu sách (mà sách thì có giấy phép). Hay xin phép mở công ty văn hóa để xây dựng khung nhân sự (công ty cũng có giấy phép kinh doanh). Cậy nhờ cơ quan nào đó đứng tên chủ quản để lập trung tâm nghiên cứu (như trung tâm mang danh Unesco Việt Nam của Duy Tuệ). Thế là đã có giáo lý in thành sách, có đội ngũ nhân sự, có biểu tượng, huy hiệu, có người lãnh đạo tinh thần tác giả giáo lý là “đạo sư”. Một ngày nào đó, “úm ba la”, thành tôn giáo mới, mà không ít tín đồ chiêu tập từ những Phật tử không vững vàng.

Dự báo của chúng tôi là những hình thức đối phó này ngày càng phát triển, ngày càng tinh vi, ngày càng đa dạng, ngày càng có cơ sở pháp luật vững chắc để tạo vỏ bọc an toàn “Vô thượng sư” Thanh Hải đã đưa hình lên được bìa báo, “đạo sư” Duy Tuệ đã lên được phát thanh truyền hình quốc gia, sách công kích Phật giáo của ông ta được xuất bản… Họ đã đạt được một số kết quả trong xu hướng tìm cách công khai hóa từng phần, tiến đến hợp thức hóa từng phần, chuẩn bị cho bước hợp thức hóa tôn giáo mới toàn phần, hoàn chỉnh, với quy mô đã qua thời gian chuẩn bị chu đáo.

Minh Thạnh
(Phật Tử Việt Nam)

* Phần tô mầu hàng chữ là do người phụ trách post bài lên mạng.

BÀI ĐỌC THÊM:
Nhận Định Về Pháp Môn Quan Âm của Thanh Hải Vô Thượng Sư
Hiện Tượng Duy Tuệ






Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 2015(Xem: 9929)
Có phải càng ngày hình như càng khó tìm ra những ngôi chùa theo đúng nghĩa của từ này. Nhiều ngôi chùa đã biến thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, thậm chí cúng lễ đồ mặn, thậm chí bà đồng ông cốt cũng vào cả chùa. Có những ngôi chùa vắng tanh vắng ngắt, chỉ có ông từ, bà từ hương khói trông nom.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 11004)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
09 Tháng Tám 2015(Xem: 6047)
Là một cư sỹ sơ cơ nhưng tôi lại có 1 suy nghĩ rất hồ đồ và ngu xuẩn khi tự đặt câu hỏi rằng trong mùa an cư kiết hạ này có bao nhiêu phần trăm quý thầy, quý sư cô, nói cách khác là các nhà sư đang toàn tâm, toàn ý, tập trung 100 % tâm trí cho tu học của mùa an cư kiết hạ trong suốt 3 tháng, từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 sắp tới.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 7856)
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời. Nhiều người VN, dù theo đạo Phật, cũng không có sự hiểu biết tối thiểu về đạo Phật hoặc biết một cách rất mơ hồ, sai lạc, thậm chí nguy hại. Dưới đây là vài điều hiểu lầm rất phổ biến hiện nay
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 6068)
Mật độ con người trên thế giới hiện nay mỗi lúc một tăng lên dần, nên tất cả những nhu cầu cho đời sống con người từ nhiều phía, nhằm để cung ứng phục vụ, như : sự ăn, mặc, ở, bệnh, các phuơng tiện đi lại, các phương tiện thông tin khoa học, các thông tin tri thức nhân sinh và vũ trụ.v.v… Trong đó, vấn đề nhu cầu tín ngưỡng tâm linh,
28 Tháng Tư 2015(Xem: 12298)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi"
24 Tháng Tư 2015(Xem: 13104)
Hòa thượng Giới Đức, theo lời thỉnh cầu của Hội Phật Học Đuốc Tuệ, đã đến vùng Little Sài Gòn, Quận Cam, miền Nam California thuyết giảng Phật Pháp. Buổi thuyết giảng công cộng đầu tiên đã diễn ra tại hội trường Trung tâm Sangha Center 7641 Talbert Ave, Huntington Beach, CA. 92648 vào buổi chiều Chủ Nhật 19 tháng 4 năm 2015 từ 2 giờ đến 5 giờ.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 9447)
“Giới luật nhà Phật đã có quy định rất rõ cấm nghe xem hát múa đờn kèn, thì sao một người tu có thể đi thi hát. Hát nhạc Phật giáo đã không đúng chứ nói gì hát 1 bài nhạc đời, dù đó là bài có nội dung đạo đức cũng không thể chấp nhận.”
06 Tháng Tư 2015(Xem: 9348)
Về phương diện giới luật, ngài Nguyên Chiếu (1048-1116), là một trong những vị Tổ của Luật tông, đã cực lực phản đối sự kiện y tía, được thể hiện trong tác phẩm Tứ phần luật hành sự sao tư trì ký. Theo ngài, việc ban y tía cho Tăng nhân của Võ Tắc Thiên là sự khởi đầu của một hủ tục.