Sự Chuyển Đổi Tôn Giáo Trong Người Khmer Ở Tỉnh Trà Vinh

01 Tháng Mười Hai 201516:40(Xem: 6155)

Lời Ban Biên Tập:

Chúng tôi giới thiệu bài nghiên cứu về vấn đề chuyển đổi tôn giáo trong cộng đồng Phật Giáo Khmer ở tỉnh Trà Vinh của PGS.TS Trần Hồng Liên, Viện Khoa học Xã hội Vùng Nam bộ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 05 (131), 2014, trang 47-52

Bài nghiên cứu của tác giả Trần Hồng Liên đã phản ánh thực trạng có vấn đề “chuyển đổi tôn giáo từ Phật giáo Nam tông sang Tin Lành đã và đang gây ra bất ổn định xã hội”. Vấn đề chuyển đổi tôn giáo lẽ thường chỉ xảy ra ở các đô thị lớn nhưng lại xảy ra ở một khu vực tưởng chừng như bất khả xâm phạm của Phật giáo ở Việt Nam. Đây cũng là gióng lên một tiếng chuông cảnh báo cho giới Phật giáo, nhất là các nhà lãnh đạo Phật giáo từ trung ương đến địa phương.

SỰ CHUYỂN ĐỔI TÔN GIÁO
TRONG NGƯỜI KHMER Ở TỈNH TRÀ VINH
PGS. TS. Trần Hồng Liên

chua_hang tra vinh
Chùa Hang Trà Vinh

.../....

2. Khái quát về động thái của Phật giáo Nam tông và Tin lành trong người Khmer ở Trà Vinh hiện nay

2.1. Phật giáo Nam tông Khmer

Phật giáo Nam tông là tôn giáo chủ đạo trong cộng đồng người Khmer ở Tây Nam Bộ. Theo số liệu thống kê Tổng Điều tra Dân số năm 2009, cả nước có 1.260.640 người Khmer, 452 ngôi chùa Khmer trên toàn quốc được khắc dấu. Những ngôi chùa này phân bố đều khắp tại các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy, ngoài một số ít người Khmer theo Công giáo từ thế kỷ XIX ở huyện Long Phú (Sóc Trăng), đại đa số người Khmer theo Phật giáo Nam tông. Riêng tỉnh Trà Vinh có 141 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer, với 3.266 sư sãi và 305.000 Phật tử. Các chùa tập trung hầu hết ở thành phố Trà Vinh và các huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Duyên Hải, Càng Long.

Bảng phân bố chùa Khmer trong tỉnh Trà Vinh:

STT    Huyện/Thành phố    Số chùa
1    Trà Cú                     44
2    Cầu Ngang              23
3    Cầu Kè                    22
4    Tiểu Cần                 15
5    Châu Thành            15
6    Duyên Hải               07
7    Càng Long              04
8    Thành phố Trà Vinh 11
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước các cấp, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ngày càng được nâng cao. An ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, từ đó sinh hoạt tôn giáo cũng dần đi vào ổn định. Việc tu học của sư sãi, việc trùng tu và xây mới cơ sở thờ tự ngày càng được quan tâm. Điều này làm cho chức sắc, sư sãi, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer yên tâm, phấn khởi, hăng hái tham gia vào nhiều phong trào xây dựng và phát triển đất nước.

Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm trở lại đây, sinh hoạt của tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer có nhiều thay đổi. Tình trạng thanh thiếu niên Khmer vào chùa tu học theo tập quán truyền thống, với thời gian tối thiểu là 3 năm, hiện nay đã thay đổi. Thời gian vào tu học trong chùa ngày nay đôi khi chỉ còn ba ngày. Sự việc này đưa đến hai hệ quả là, trong nhiều ngôi chùa, Sư Cả có tuổi đời rất trẻ, thường chỉ khoảng trên 30 tuổi. Số tu sĩ nhiều tuổi rất ít, thậm chí là không có, để có thể đứng ra đảm nhiệm việc quản lý chùa. Ngoài ra, cũng xuất phát từ việc thiếu vắng người đi tu, nên hiện nay, số tu sĩ trong chùa Khmer đã giảm hẳn.

Các vị Sư Cả (Lục Kru), do tuổi đời còn trẻ, chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống, chưa am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán của tộc người mình, nên không thể quản lý tốt cộng đồng dân cư như trước đây. Họ chưa có đủ uy tín và đức độ để có thể đứng ra hòa giải tranh chấp, mâu thuẫn trong gia đình, phum sóc góp phần tạo nên tinh thần đoàn kết, ổn định trong sinh hoạt đời thường. Trụ trì vừa trẻ lại vừa ít kinh nghiệm sống, nên đa số chùa Khmer khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay tuy có người đứng ra trụ trì chùa, nhưng vẫn chưa có sự bổ nhiệm chính thức.

Do nhu cầu nâng cao kiến thức, khá nhiều sư sãi Khmer ở Nam Bộ đã sang Campuchia học đạo. Hiện tượng này diễn ra khá phổ biến trong các địa phương có đông người Khmer cư trú như An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long,…; tạo nên tình trạng mất ổn định trong vùng, vì chưa xác định được thời gian họ tu học ở nước ngoài, chưa nắm rõ được mục đích họ xuất cảnh vì lý do tu học hay vì nguyên nhân nào khác.

Những thay đổi trong sinh hoạt đạo của sư sãi là một trong nhiều nguyên nhân đưa đến việc cải đạo của người Khmer ở Trà Vinh từ Phật giáo Nam tông sang Tin Lành.

2.2. Tin Lành

Ngay từ năm 1925, Hệ phái Liên hiệp Truyền giáo Phúc Âm (CMA) đã có mặt tại Trà Vinh. Đến nay, với 12 hệ phái hoạt động trên địa bàn tỉnh, đã có ba Mục sư đang lãnh đạo tinh thần cho 1.286 tín đồ. Trong số này, 430 tín đồ là người Khmer.

Địa bàn người Khmer theo Tin Lành tập trung nhiều tại các huyện: Trà Cú, Duyên Hải, Tiểu Cần, Châu Thành, Càng Long… Đây là những huyện có đông người Khmer cư trú. “Các tổ chức, hệ phái Tin Lành có pháp nhân cơ bản tuân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hoạt động của một số tổ chức, hệ phái chưa được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo rất phức tạp, tập trung truyền đạo trái phép trong vùng đồng bằng dân tộc thiểu số, nhằm phát triển tín đồ, phô trương thanh thế, tạo ảnh hưởng để tiến tới xin đăng ký sinh hoạt điểm nhóm”.

Các nhóm Tin Lành chưa được cấp phép sinh hoạt không ổn định, thường xuyên chuyển đổi hệ phái, hoặc tách riêng ra, tự phong chức, tự đặt tên mới cho hệ phái.

Vì vậy, các điểm nhóm này chưa có đường hướng, phương châm hoạt động rõ ràng.

Thông qua các hoạt động từ thiện xã hội, các điểm nhóm Tin Lành này đã gây được ảnh hưởng nhất định, dẫn đến việc người Khmer cải đạo. Ngoài ra, với sự tự bổ nhiệm, các tổ chức Tin Lành đã dùng người Khmer tuyên truyền trong cộng đồng Khmer, trong tỉnh Trà Vinh, rồi lan sang các tỉnh lân cận và sang cả Campuchia để truyền đạo.

Kết quả là, trong vòng 10 năm trở lại đây, số người Khmer theo Tin Lành tăng lên: từ 15 người ở xã Ngũ Lạc, trong 5 năm (2005-2010), số theo Tin Lành ở đây đã tăng thêm 121 người.

3. Một số suy nghĩ bước đầu về hiện tượng cải đạo

- Phật giáo Nam tông là tôn giáo chủ đạo của người Khmer nhiều thế kỷ qua. Với cơ cấu tổ chức xã hội mang tính khép kín trước đây, người Khmer không dễ dàng đón nhận những yếu tố văn hóa du nhập từ bên ngoài. Tuy nhiên, do phong tục tập quán truyền thống đã dần bị biến đổi từ bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước, ngôi chùa Khmer ngày càng ít dần thanh thiếu niên vào chùa tu hành với thời gian khá lâu dài như trước đây. Điều này làm cho đa số Sư Cả hiện nay có tuổi đời khá trẻ, mất dần ảnh hưởng đối với tín đồ. Đây phải chăng là một trong nhiều nguyên nhân quan trọng đưa đến tình trạng một số người Khmer do thiếu sự gần gũi, thiếu những lời khuyên răn, dạy bảo của Sư Cả đã bỏ chùa, bỏ đạo, để tin và nghe theo những lời khuyến dụ của người ngoài đạo, dẫn đến tình trạng cải đạo?

- Về phía các điểm nhóm Tin Lành chưa được cấp phép hoạt động, họ cần có ngay một số lượng người theo đạo để có điều kiện được cấp phép. Việc truyền bá Tin lành từ các điểm nhóm chưa được cấp phép là hiện tượng không bình thường. Họ đã tạo ảnh hưởng bằng nhiều cách như tuyên truyền, nói xấu tôn giáo khác, ép ký tên vào đạo trước khi nhận quà.

Về phía chính sách nhà nước, từ giữa thập niên 80 thế kỷ XX đến nay, chính quyền tỉnh Trà Vinh đã thực hiện kế hoạch lập vùng giãn dân ở huyện Trà Cú, đưa người Khmer ra sống ven hai bên bờ kinh cấp 1 và cấp 2. Toàn địa bàn tỉnh có trên cả ngàn héc ta vùng giãn dân. Buổi đầu, do không có sự hỗ trợ của Chương trình Dân tộc, Chương trình 134, Chương trình 135…, người Khmer còn thiếu nước, thiếu điện và thiếu đất sản xuất. Nhưng sau khi có kế hoạch về điện, đường, trường, trạm của Chương trình 134; giải quyết nhà ở và đất sản xuất của Chương trình 135, cuộc sống của người Khmer đã dần ổn định. Cuộc sống xen cư, cộng cư giữa người Kinh và người Khmer đã mang lại hiệu quả trong sinh hoạt, hỗ trợ nhau về kinh nghiệm trong chăn nuôi, buôn bán nhỏ, nuôi cá và trồng cây ăn trái. Tuy nhiên, sự cộng cư cũng tạo ra không ít khó khăn cần được nhanh chóng giải quyết, đó là nhà ở và đất sản xuất cho người dân (Chương trình 135). Chính quyền chưa thể có đủ vốn để giải quyết hết nhà ở, cũng chưa có đủ quỹ đất chung, nên người Khmer phải chuyển nghề. Người Khmer cần được cung ứng về vật chất để phục vụ cuộc sống hằng ngày của họ.

Các điểm nhóm Tin lành, khi truyền đạo, đã dùng vật chất để đáp ứng được phần nào sự thiếu thốn này.

Như vậy, những tồn tại nêu trên, cùng với xu thế mở do cấu trúc xã hội của người Khmer đã thay đổi tạo điều kiện cho các yếu tố giao lưu văn hóa có điều kiện thâm nhập dễ dàng vào cộng đồng người Khmer, trong đó có Tin Lành.

-    Trong thời gian tới, bối cảnh đất nước và quốc tế có nhiều biến động, hiện tượng cải đạo, nhạt đạo trên thế giới sẽ tác động đến Việt Nam. Cá điểm nhóm Tin Lành chưa được cấp phép sẽ tiếp tục truyền đạo và cộng đồng người Khmer trong điều kiện từng ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh ngày càng ít dần số tu sĩ có uy tín, giàu kinh nghiệm đạo và đời.
Vấn đề thành lập các điểm nhóm Tin Lành mới vẫn còn tiếp tục là vấn đề nhạy cảm tại nhiều vùng Khmer trong tỉnh Trà Vinh và có xu hướng phát triển mạnh ở Campuchia với tính cách liên quốc gia và xuyên biên giới.

4. Kết luận

Việc một số người Khmer ở Trà Vinh chuyển đổi từ Phật giáo Nam tông sang Tin Lành thời gian gần đây đã và đang gây ra bất ổn định xã hội. Do vậy, chính quyền các cấp, cùng với sư sãi trong từng ngôi chùa Khmer cần có biện pháp tăng cường hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần cho người Khmer. Tại những vùng có người Khmer cư trú, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Trà Vinh thường xuyên phối hợp với Ban Quản trị chùa Khmer nâng cao cảnh giác với việc tuyên truyền lôi kéo người Khmer theo Tin lành. Mọi sự phát triển trong xã hội đều cần có sự ổn định. Ổn định để phát triển và phát triển bền vững./.

Để đọc toàn văn, xin click bài phóng ảnh PDF dưới đây:

pdf_download_2
su chuyen doi ton giao






Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11621)
Người tu nên dừng lại. Con thành tâm và xin 1 lần nữa được sám hối trước Tam Bảo khi nói điều này. Người xuất sỹ nên và cần rũ bỏ hào nhoáng bên ngoài. Chạy theo xe cộ, điện thoại, chùa to, Phật lớn,… là không đúng. Nhứng thứ đó Đức Thế Tôn không cần. Phật muốn người tu sỹ đặt Phật trong trái tim của mình. Cần xây những ngôi chùa trong trái tim của mình, trong tâm của mình.
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11925)
là tăng sĩ theo Phật giáo đại thừa mà vẫn chưa ăn chay được là một thiếu sót về văn hóa ẩm thực, cần phải nỗ lực khắc phục để vượt qua. Vì thế, không thể nói rằng, đức Phật không cấm ăn mặn trong Phật giáo nguyên thủy nên tăng sĩ theo đại thừa được quyền ăn mặn
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5096)
Thiết nghĩ,một người phật tử học phật chân chính nên dùng lòng từ bi và trí tuệ của mình để tìm hiểu quán chiếu và không nên có những phán xét tùy tiện…chính sự phán xét đó, dù vô tình hay cố ý, sẽ khiến Phật giáo chia rẽ mất đoàn kết,phá vỡ sự hòa hợp của tăng đoàn
22 Tháng Mười 2015(Xem: 8066)
Nói cách khác cho đến thời điểm hiện nay chỉ có hai tháp xá lợi Phật được khai quật là Ca Tỳ La Vệ và Tỳ Xá Li là đang còn. Xá lợi được truyền bá tại Miến Điện, Tây Tạng, Thái Lan, Lào, Campuchia chỉ là Xá lợi niềm tin vì chưa được giám định ADN, xác định gen di truyền và chưa kiểm định C14 để xác định niên đại. Xá lợi niềm tin thì không có gì để tin được.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 22738)
Trong số những bài góp ý liên quan đến bài "Về Tôn Xưng "Pháp Vương", chúng tôi nhận thấy cần post lên đây hai bài đáng quan tâm đến vấn đề: một bài gần như đồng quan điểm với những lời phát biểu của quý Hòa thượng lãnh đạo cấp cao Trung Ương Giáo Hội (bài của GSTS. Trần Kiêm Đoàn) và bài kia, dù được loan tải trên kênh chính thức của giáo hội nhưng lại có những quan điểm trái chiều (bài của Cư sĩ Giới Minh)
11 Tháng Mười 2015(Xem: 29348)
Hiện tại pháp môn niệm Phật đang rất phổ biến tại Việt Nam cũng như Trung Quốc và Đài Loan. Thượng tọa cũng đã giải thích, để được về Tây phương thì phải loại trừ tham, sân, si, còn đối với một người xuất gia muốn đạt được đến sự giải thoát chắc chắn phải tu tập giới-định-tuệ. Kinh A-di-đà có nói đến cảnh giới Tây phương cực lạc. Con muốn hỏi: Đức Phật A-di-đà có hay không, và khi niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà thì có được sanh về thế giới Tây phương hay không?
08 Tháng Mười 2015(Xem: 9178)
Sau khi bài viết “Chùa chết” của tôi được nhiều bạn đọc được, tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi. Thành tâm biết ơn sư quan tâm của các bạn. Nay tôi quyết định đi sâu thêm 1 chút nữa, chỉ 1 chút và động đến 1 góc nhỏ thôi ạ. Chuyện chùa chết thì đã rõ. Nhưng ai là người giết chùa.
03 Tháng Mười 2015(Xem: 8432)
Tôi nhận được email, nhắn tin, điện thoại mỗi ngày. Nhiều lắm. Trong số đó có những thắc mắc, những trăn trở và đây là một trong rất nhiều số đó. “Con xin phép hỏi thầy 1 câu ạ: các nhà sư khi xuất gia (đã thành đại đức và là trụ trì 1 ngôi chùa) thì có được phép ăn mặn và uống rượu bia không ạ. Vì con có tìm hiểu và biết rằng Phập Pháp rất tốt cho bản thân con và những người xung quanh nên con có tham gia 1 câu lạc bộ Phật tử ở tỉnh Nam Định (quê con ạ) và có theo 1 thầy đại đức. Nhưng hóa ra con mới biết là thầy không ăn chay mà cũng thi thoảng uống rượu, bia. Theo thầy Hùng thì con có nên theo thầy đại đức này không ạ?”
30 Tháng Chín 2015(Xem: 7781)
Phật giáo Việt Nam cần phải có những bước đi cụ thể gì để thoát khỏi ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc, quay lại với đạo Phật có nguồn gốc lịch sử sâu đậm?
23 Tháng Chín 2015(Xem: 9864)
Có phải càng ngày hình như càng khó tìm ra những ngôi chùa theo đúng nghĩa của từ này. Nhiều ngôi chùa đã biến thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, thậm chí cúng lễ đồ mặn, thậm chí bà đồng ông cốt cũng vào cả chùa. Có những ngôi chùa vắng tanh vắng ngắt, chỉ có ông từ, bà từ hương khói trông nom.