Nhận Định Về Giáo Lý Làng Mai - 40 Định Đề

05 Tháng Mười 201100:00(Xem: 12302)


1. Hư không không phải là một pháp vô vi, hư không chỉ biểu hiện chung với thời gian, vật thể, tâm thức.

2. Về phương diện Tích Môn: tất cả các pháp đều là hữu vi. Về phương diện Bản Môn: tất cả các pháp đều là vô vi.

3. Niết Bàn là sự vắng mặt của vô minh và phiền não mà không phải là sự vắng mặt của uẩn, xứ và giới.

4. Niết Bàn là Niết Bàn, không hữu dư y cũng không vô dư y.

5. Niết Bàn có thể được tiếp xúc trong giây phút hiện tại.

6. Niết Bàn không phải là một pháp mà là tự tánh của tất cả các pháp.

7. Vô sinh có nghĩa là Niết Bàn, có nghĩa là Chánh Giác, cùng với bất diệt, vô khứ vô lai, phi nhất phi dị, phi hữu phi vô.

8. Các định Không, Vô tướng, Vô tác giúp ta tiếp xúc với Niết Bàn.

9. Những định căn bản là Vô thường, Vô ngã, Niết Bàn.

10. Ba pháp ấn là Vô thường, Vô ngã và Niết Bàn. Có thể nói tới 4 pháp ấn hay 5 pháp ấn nếu trong đó có pháp ấn Niết Bàn.

11. Niệm, định, tuệ là sự thực tập nồng cốt để đi đến giải thoát.

12. Giới cũng là Niệm.

13. Cần (tinh tấn) cũng là Giới.

14. Niệm, định, tuệ tương dung, cả ba đều có công năng đưa tới hỷ lạc và giải thoát.

15. Chánh niệm về khổ đau giúp ta nhận diện những điều kiện hạnh phúc đang có mặt và ngăn ngừa tạo tác lầm lỗi và gieo nghiệp nhân xấu.

16. Bốn diệu đế đều là hữu vi; Bốn diệu đế đều là vô vi.

17. Diệu đế thứ ba có thể được gọi là Lạc đế.

18. Ý chí tự do có được là do Tam học.

19. Nên nhìn tập đế là con đường của Bát Tà Đạo. Nguyên do sinh tử luân hồi không phải chỉ là ham muốn.

20. Vị La Hán chân thực cũng là một vị Bồ Tát, vị Bồ Tát đích thực cũng là một vị La Hán.

21. Hễ là người thì có thể là Bụt, là Bụt nhưng không ngưng làm người; Do đây có hằng hà sa số Bụt.

22. Bụt có nhiều thân: chúng sinh thân (nhân thân), pháp thân, thân ngoại thân, tăng thân, thừa kế thân, pháp giới thân và pháp giới tính thân. Người vì có thể là Bụt nên cũng có đầy đủ các thân ấy.

23. Có thể nói tới con người (pudgala) như một dòng ngũ uẩn liên tục (hằng) luôn luôn chuyển biến (chuyển) liên hệ tương duyên và trao đổi với các dòng hiện tượng khác, mà không thể nói tới con người như một cái ta biệt lập, bất biến và thường hằng.

24. Chỉ có thể hiểu luân hồi theo đệ nhất nghĩa đế trong ánh sáng của vô thường, vô ngã và tương tức.

25. Khổ lạc tương tức; phiền não và bồ đề đều có tính chất hữu cơ.

26. Tăng thân, Phật thân, Pháp thân tương tức. Trong chân Tăng có chân Phật và chân Pháp.

27. Vì phiền não và bồ đề đều có tính hữu cơ, nên sự thực tập cần được liên tục để mang tới chuyển hóa và giữ không cho đoạ lạc. Luân hồi là sự tiếp nối: Cái đẹp và cái lành cần được tiếp nối càng lâu dài càng tốt; cái xấu và cái dở cần được chuyển hóa để đừng tiếp tục; rác phải được sử dụng để nuôi hoa.

28. Giải thoát luân hồi không có nghĩa là chấm dứt một bổ đặc già la (pudgala) vốn không thật có, cũng không phải là chấm dứt giới thân tuệ mạng của một đời tu.

29. Sinh diệt chỉ là biểu và vô biểu. Biểu là biểu hiện, năng sở đồng thời. Trong khi có biểu này thì có vô biểu kia. Trong khi cái này biểu thì cái kia vô biểu.

30. ‘Pháp’ không phải là ‘một sự vật’, ‘một cái’, ‘một thực thể’, mà là một quá trình, một sự kiện đang xảy ra, và trước hết là một đối tượng của tâm thức.

31. Báo thân gồm cả y lẫn chánh, cả cọng lẫn tự, ta bà của chúng sinh là tịnh độ của Bụt.

32. Không có ngã nhưng vẫn có luân hồi. Có cái gọi là tương tục (samtati) nhưng cái tương tục nào cũng đều có tính tương tức.

33. Phật tử qua các thế hệ phải liên tục đối kháng lại 2 khuynh hướng thần hóa và ngã hóa, biểu hiện những nhu yếu đại chúng nhất của con người.

34. Tàng thức có công năng học hỏi, huân tập, xử lý, lưu trữ, sắp đặt kế hoạch đối phó, bảo hộ, nuôi dưỡng, trị liệu và tiếp nối. Tàng thức có công năng thiết lập một kho tư liệu, những lề lối hành xử vô thức đã được sắp đặt sẵn, một chương trình tự động tự dẫn để chiếc thuyền có thể tự lèo lái mà không cần sự có mặt của một vị thuyền trưởng.

35. Mạt na có khuynh hướng tìm an ổn lạc thú bền bĩ, không thấy được luật tiêu thụ có chừng mực, không thấy được mục đích và sự nguy hại của sự tìm cầu dục lạc, không thấy được sự thiết dụng của khổ đau, sự cần thiết của tuệ giác vô thường, vô ngã, tương tức, từ bi và truyền thông.

36. Ý thức nhờ thực tập Giới Định Tuệ có thể học hỏi và chuyền xuống những kinh nghiệm và tuệ giác của mình cho Tàng thức và giao cho Tàng thức trách nhiệm làm chín mùi và phát hiện toàn diện những hạt giống tuệ giác đã có sẵn trong nó.

37. Phép tu căn bản của đạo Bụt Nguyên Thủy là phép tu Niệm Xứ, có công năng nhận diện, chuyển hóa tập khí, và làm cho thành tựu viên mãn bảy giác chi và Tám Chánh Đạo. Các pháp thiền quán đại thừa, kể cả thiền Tổ Sư cần được thỉnh thoảng trở về tắm trong dòng suối Nguyên Thủy ấy để đừng đánh mất cốt tủy của Phật Pháp.

38. Thực chất của Tịnh Độ và Niết Bàn vượt thoát không gian và thời gian. Thực chất của vạn pháp cũng đều như thế.

39. Duyên, thọ, uẩn, xứ, giới, thức...có thể được trình bày dưới nhiều mô thức khác nhau. Các mô thức này không nhất thiết phải chống đối nhau.

40. Các giáo lý vô thường, vô ngã, duyên khởi, không, vô tướng, vô tác, niệm , định, tuệ, v.v... là trái tim tuệ giác đạo Bụt, có thể đi đôi với tinh thần khoa học, đối thoại, hướng dẫn gợi ý và nâng đỡ cho khoa học. Khoa học hiện đại cần vượt cho được nhị thủ; nhà khoa học cần luyện tập để phát triển hơn nữa khả năng trực giác của mình.

http://langmai.org/phapduong/nghe-ph...ao-ly-lang-mai


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 4050)
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 7806)
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời. Nhiều người VN, dù theo đạo Phật, cũng không có sự hiểu biết tối thiểu về đạo Phật hoặc biết một cách rất mơ hồ, sai lạc, thậm chí nguy hại. Dưới đây là vài điều hiểu lầm rất phổ biến hiện nay
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 5006)
“Với tư cách Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao & Du lịch, đại biểu Quốc hội, tôi xin khẳng định nghi thức hiến sinh dã man động vật trong một số lễ hội như: lễ hội chém lợn giữa sân đình tại Bắc Ninh, giết trâu tại Phú Thọ dứt khoát phải chấm dứt và loại bỏ”
17 Tháng Sáu 2015(Xem: 6807)
Phóng viên Báo Năng lượng Mới – PetroTimes đã phỏng vấn Thượng tọa Thích Nhật Từ, Viện phó Học viện Phật giáo Việt Nam, kiêm Trưởng ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP HCM về sự kiện con bò được làm lễ quy y Tam bảo tại ngôi chùa Pháp Hải Sài Gòn dưới góc nhìn Phật pháp..
06 Tháng Năm 2015(Xem: 11097)
Có quan niệm cho rằng, người tu pháp môn Tịnh độ mà đọc tụng, nghiên cứu kinh điển, học tập giáo pháp ngoài các kinh Tịnh độ, và hành thiện tu phước (làm các việc cúng dường, bố thí-từ thiện) là tạp tu; chỉ niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà là đủ, đó gọi là chuyên tu.
30 Tháng Tư 2015(Xem: 5915)
Vào tuần thứ 3, tháng 4.2015, trang nhà www.thuvienhoasen.org có đăng một số ý kiến về Phật Giáo và Âm Nhạc, mà trọng tâm là đặt thành vấn đề Tăng Ni “trẻ” Phật Giáo có nên ca hát không? Và dựa trên tiêu chuẩn nào để trả lời câu hỏi. Hòa Thượng Thích Thiện Tánh, Trưởng Ban Kiểm Soát Trung Ương GHPGVN, ....
23 Tháng Tư 2015(Xem: 7641)
Nhân đọc bài viết " Bất lập văn tự " của cư sĩ Nhuận Bảo và xem lời comment của một số Đạo Hữu xa gần thấy có đôi chỗ cần làm sáng tỏ thêm nên mạo muội viết bài này tới quý ban điều hành trang Web mong cũng được đóng góp đôi lời vào một vài vần đề mà tôi có chút tìm hiểu . rất hy vọng bài viết của tôi sẽ được đăng ngõ hầu tôi cũng có thể được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm tri thức từ các Đạo hữu gần xa để giúp tôi mở mang thêm những hiểu biết còn hạn chế của mình trong quá trình tìm hiều phật giáo . trân trọng cảm ơn!
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 6197)
Tổ chức Động vật châu Á (AAF) phát động chiến dịch kêu gọi chấm dứt lễ hội chém lợn ở tỉnh Bắc Ninh, được tổ chức theo truyền thống vào dịp đầu xuân.
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 6528)
Thông thường qua một thời gian dài những nghĩa chính của kinh bị pha trộn vì nhiều nguyên nhân. Như từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác hay những danh từ địa lý hay những sự vật trước kia thì có mà nay không còn. Hay những vị dịch kinh không đủ trình độ vì vậy qua nhiều lần thì tam sao thất bổn…