TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TA NẰM TRONG TAY CHÚNG TA
La Sơn Phúc Cường chuyển ngữ
Trước thềm năm mới 2018, Phóng viên tạp chí New York Time phỏng vấn đức Đạt Lai Lạt ma về những suy tư của ngài trước biến đổi khí hậu, các biến động chính trị, xung đột và nguy cơ chiến tranh hạt nhận.
***
Chúng ta đang phải đối mặt với một thời thời kỳ mà mâu thuẫn và bất an to lớn ở khắp các ngõ ngách trên hành tinh nhỏ bé này. Tương lai của chúng ta nằm trong tay mỗi người. Trong mỗi người chúng ta tồn tại một tiềm năng có thể đóng góp một cách tích cực và to lớn cho toàn thể xã hội. Mặc dù mỗi cá nhân so với toàn thể cộng đồng người dường như là quá nhỏ bé, ta có cảm giác mỗi cá nhân khó có thể mang lại ảnh hưởng tới toàn thể xã hội, nhưng thực ra chính những nỗ lực của mỗi cá nhân chúng ta sẽ quyết định chiều hướng phía trước của xã hội.
Bất kỳ nơi nào tôi tới thăm, tôi đều tự coi mình chỉ là một trong số bảy tỷ người đang hiện diện trên hành tinh này. Chúng ta cùng chia sẻ một mong nguyện căn bản là mong muốn một đời sống an lạc và chúng ta xứng đáng được ân hưởng ngay từ khi chào đời. Trong cuộc đời của mình, chúng ta hãy đối xử với nhau chân thành bởi ai ai cũng đều chia sẻ một mong nguyện chung, đều mong có được sự an vui và hạnh phúc.
Nhưng thật bất hạnh bởi những xung đột và bất an mà ta đang đối mặt lại phần lớn do mỗi người tạo ra. Tại sao? Bởi vì con người không biết rèn luyện tâm. Chúng ta để cho tham lam, ích kỷ, sân giận và sợ hãi chi phối mọi suy nghĩ và hành động của mình.
Một trong những giải pháp đối trị kiểu tư tưởng hủy diệt là nuôi dưỡng từ bi tâm. Hãy luôn nhớ nghĩ về tính nhất thể, về những mong nguyện chung của con người trong số 7 tỷ người ngày nay. Nếu chúng ta tìm về được những mong muốn căn bản đó, những rào cản giữa mỗi cá nhân và cộng đồng sẽ dần được tháo rỡ hoàn toàn.
Từ bi tâm thúc đẩy sự tự tin nơi bản thân, mang lại sự an lạc và tĩnh tại, cho phép con người sử dụng trí tuệ toàn hảo của mình vì lợi ích cộng đồng. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tình thương yêu, sự đồng cảm là một loại “phần cứng” trong bộ gen của con người. Thí nghiệm ở những đứa trẻ 4 hay 5 tháng tuổi được ân hưởng tình thương của cha mẹ mang lại những kết quả rõ ràng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng từ bi tâm dẫn tới một đời sống an lạc và thành công. Vậy tại sao chúng ta không nuôi dưỡng từ bi tâm khi trưởng thành? Khi ta sân giận, cái nhìn của ta thường rất phiến diện, ta không thể nhìn toàn bộ mọi phương diện của hoàn cảnh. Nhưng với dòng tâm an định, ta có thể có cái nhìn toàn cảnh và đầy đủ hơn dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà mình đang đối mặt.
Loài người trên thế giới rất đa dạng về ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa và các chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên khi nhấn mạnh quá mức tới chủng tộc, dân tộc, đức tin, thu nhập hay mức độ giáo dục, chúng ta lãng quên những phẩm chất chung căn bản của con người. Là con người, ai cũng cần những nhu cầu tối thiểu, một mái nhà, thức ăn để duy trì đời sống, sự an toàn và an ninh, con trẻ trưởng thành và khỏe mạnh. Khi tìm cách bảo tồn nền văn hóa và bản sắc của riêng mình, chúng ta cần phải ghi nhớ mình là con người, cần phải duy trì và nuôi dưỡng những đức hạnh, những phẩm chất thiện lành chung của con người.
Trong thế kỷ vừa qua, con đường giải quyết xung đột và mâu thuẫn bằng việc sử dụng vũ lực đã mang lại những tổn hại vô cùng to lớn. Nếu chúng ta có thể tạo ra thế kỷ này là một giai đoạn hòa bình và an lạc, ta hãy học cách giải quyết xung đột qua đối thoại. Bởi vì đời sống của chúng ta có sự tương hỗ mật thiết nên lợi ích của mọi người và cộng đồng cũng có liên quan chặt chẽ tới mỗi người. Nếu giữ cái nhìn khác biệt và chia rẽ sẽ chỉ là nhân cho những xung đột dai dẳng, bất tận mà thôi.
Mặc dù chúng ta được hưởng lợi từ nền kinh tế toàn cầu và khả năng kết nối, hiểu biết nhanh chóng những gì đang diễn ra trên khắp toàn cầu nhưng còn nhiều vấn nạn và rắc rối đang đe dọa mỗi người. Thay đổi khí hậu là một thách thức kêu gọi chúng ta cùng nỗ lực để bảo vệ những lợi ích chung.
Với những ai còn đang thấy thất vọng và nhiều khi bất lực khi chứng kiến những khổ đau vô cùng đang diễn ra xung quanh mình, thì hãy nhớ rằng chúng ta mới chỉ ở những năm đầu của thế kỷ 21. Đây là thời gian để chúng ta cùng tạo ra một thế giới hạnh phúc và an lạc hơn, tất nhiên ta không được ngồi một chỗ mà mong cầu phép màu. Mỗi người phải biết cách làm việc, sống một đời sống có ý nghĩa và giúp đỡ mọi người trong bất kỳ nơi đâu, bất kỳ khi nào ta có thể, và phải nhớ không được làm hại bất kỳ ai.
Hóa giải những phiền não và nuôi dưỡng tình thương yêu không phải là việc ta nên làm trong những đời kế tiếp, trên Thiên đường hay Niết bàn, mà là việc ta phải nỗ lực ngay ở cuộc đời này. Tôi luôn tin tưởng rằng bằng cách nuôi dưỡng, trải rộng một trái tim thiện lành và nồng ấm chúng ta có thể trở thành những cá nhân an vui hơn, những cộng đồng người bình an, hạnh phúc hơn.
La Sơn Phúc Cường, dịch từ New York Times, Dalai Lama, Our future is very much in our hands
Nguồn: Thư Viện Hoa Sen | Source: https://www.nytimes.com/2017/12/01/opinion/dalai-lama-despair-future.html
Dalai Lama: Our Future Is Very Much in Our Hands
This is an article from Turning Points, a magazine that explores what critical moments from this year might mean for the year ahead.
A crack in a floating ice shelf in Antarctica reached its breaking point and calved a huge iceberg, setting it afloat in the seas. It’s a fitting image for a world that feels under pressure and on the verge of, well, everything — ready to break off and set itself free. The global political temperature is on the rise, the future of truth is under debate and the specter of nuclear conflict hovers. We asked His Holiness the Dalai Lama for his thoughts on how to cope.
We are facing a time of great uncertainty and upheaval in many corners of our planet. When it comes to making the world a better place, concern for others is tantamount.
Our future is very much in our hands. Within each of us exists the potential to contribute positively to society. Although one individual among so many on this planet may seem too insignificant to have much of an effect on the course of humanity, it is our personal efforts that will determine the direction our society is heading.
Wherever I go, I consider myself just one of 7 billion human beings alive today. We share a fundamental wish: We all want to live a happy life, and that is our birthright. There is no formality when we’re born, and none when we die. In between, we should treat each other as brother and sister because we share this commonality — a desire for peace and contentment.
Sadly, we face all sorts of problems, many of them of our own making. Why? Because we are swayed by emotions like selfishness, anger and fear.
One of the most effective remedies for dealing with such destructive patterns of thought is to cultivate “loving-kindness” by thinking about the oneness of all the world’s 7 billion humans. If we consider the ways in which we are all the same, the barriers between us will diminish.
Compassion enhances our calm and self-confidence, allowing our marvelous human intelligence to function unhindered. Empathy is hard-wired in our genes — studies have shown that babies as young as 4 months experience it. Research has shown again and again that compassion leads to a successful and fulfilling life. Why, then, do we not focus more on cultivating it into adulthood? When we’re angry, our judgment is one-sided, as we aren’t able to take all aspects of the situation into account. With a calm mind, we can reach a fuller view of whatever circumstances we face.
Humanity is rich in the diversity that naturally arose from the wide expanse of our world, from the variety of languages and ways of writing to our different societal norms and customs. However, when we overemphasize race, nationality, faith, or income or education level, we forget our many similarities. We want a roof over our heads and food in our bellies, to feel safe and secure, and for our children to grow and be strong. As we seek to preserve our own culture and identity, we must also remember that we are one in being human, and work to maintain our warmheartedness toward all.
In the last century, the inclination to solve problems through the use of force was invariably destructive and perpetuated conflict. If we are to make this century a period of peace, we must resolve problems through dialogue and diplomacy. Since our lives are so intertwined, the interests of others are also our own. I believe that adopting divisive attitudes runs counter to those interests.
Our interdependence comes with advantages and pitfalls. Although we benefit from a global economy and an ability to communicate and know what is happening worldwide instantaneously, we also face problems that threaten us all. Climate change in particular is a challenge that calls us more than ever to make a common effort to defend the common good.
For those who feel helpless in the face of insurmountable suffering, we are still in the early years of the 21st century. There is time for us to create a better, happier world, but we can’t sit back and expect a miracle. We each have actions we must take, by living our lives meaningfully and in service to our fellow human beings — helping others whenever we can and making every effort to do them no harm.
Tackling destructive emotions and practicing loving-kindness isn’t something we should be doing with the next life, heaven or nirvana in mind, but how we should live in the here and now. I am convinced we can become happier individuals, happier communities and a happier humanity by cultivating a warm heart, allowing our better selves to prevail.