Nói về con bò quy y ở chùa Pháp Hải, H. Bình Chánh

17 Tháng Sáu 201509:54(Xem: 6808)

NÓI VỀ CON BÒ QUY Y Ở CHÙA PHÁP HẢI, H. BÌNH CHÁNH
Hưng Long

 

Con bò được làm lễ quy y
Con bò đang được làm lễ quy y

Nhiều ý kiến trái chiều đưa ra về việc làm lễ quy y Tam bảo cho con bò tại một ngôi chùa ở xã Hưng Long (huyện Bình Chánh, TP HCM

Phóng viên Báo Năng lượng Mới – PetroTimes đã phỏng vấn Thượng tọa Thích Nhật Từ, Viện phó Học viện Phật giáo Việt Nam, kiêm Trưởng ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP HCM để làm rõ hơn về vấn đề này.

PV: Xin Thượng tọa cho biết sự kiện con bò được làm lễ quy y Tam bảo dưới góc nhìn Phật pháp như thế nào?

Thượng tọa Thích Nhật Từ: Sau khi xem clip về sự kiện con bò được quy y trong vòng hơn 3 phút, tôi thấy không có dấu hiệu gì đặc biệt để chứng tỏ rằng con bò đang quy y Phật, đang quy y Pháp, quy y Tăng như một số hiện tượng đặc thù vẫn xảy ra ở chỗ này hay chỗ khác. Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, người ta nghĩ rằng, quy y cho các loài động vật, gieo duyên cho chúng để tái sinh hết kiếp này để ra kiếp sau trở thành người. Trong clip chỉ là hoạt động một chiều, có nghĩa là một vị tu sĩ đứng quây quần bên các Phật tử tại một ngôi chùa làm nghi thức quy y Tam bảo cho một con vật.

Tôi nghĩ, đó là thiện chí của ông tu sĩ đối với con bò này. Và con bò này chẳng biết gì về hướng dẫn của ông thầy tu này. Cho nên, không thể xem clip là một dấu hiệu cho thấy con bò quy y Phật. Ở đây, con người đang áp đặt cho con bò và con người kỳ vọng cho con bò quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Con bò không thể hiện động tác gì để nói lên điều đó.

PV: Thưa Thượng tọa, theo câu chuyện, con bò được ông lái buôn dẫn đi ra lò mổ, đi ngang qua ngôi chùa thì bỗng dưng dừng lại. Sư thầy trong chùa thấy sự việc lạ nên chạy ra và dẫn con bò vào chùa để làm lễ quy y. Thượng tọa nhận định vấn đề này như thế nào?

thich nhat tu
TT. Thích Nhật Từ

Thượng tọa Thích Nhật Từ: Tôi không cho đó là một sự kiện đặc thù vì bản thân con bò ý thức hoạt động rất là kém cho nên người Việt Nam thường dùng hình ảnh con bò để chỉ những người "có đầu mà không có óc", không phát triển ý thức, không phát triển trí tuệ. Bản thân loài bò thì nó dừng bất kỳ nơi đâu mà nó thích.

Tôi từng có thời gian 8 năm ở Ấn Độ, thời gian này, tôi chứng kiến cảnh bò trâu đứng ở giữa đường vì nước này thờ bò trâu, không ai được giết bò, giết trâu. Người ta đưa bánh mì, trái cây cho bò ăn và thậm chí bò ở đây không ăn cỏ. Trong trường hợp này, cộng nghiệp ăn cỏ của trâu bò thay đổi ở một mức độ nhất định. Không ai dám đụng vào nó vì sẽ rắc rối về luật pháp, rắc rối về niềm tin đối với những người theo Ấn Độ giáo.

Bò ở đây rất tự nhiên. Tự nhiên đi, tự nhiên đứng, tự nhiên nằm và xe tránh bò, người tránh bò chứ bò không tránh người, bò không tránh xe. Ở giữa các ngã tư đường, trâu bò dừng lại đứng ở đường 5 đến 10 tiếng đồng hồ là bình thường. Bản chất của trâu bò là thế.

Có trường hợp ngẫu nhiên, con bò dừng lại ngay vị trí của ngôi chùa làm cho người ta liên tưởng đến có lẽ do nhân duyên kiếp trước con bò là người hay là Phật tử. Nay đến chỗ này, con bò không chịu đi nữa, nó muốn dừng lại và các thầy ở đây làm lễ quy y. Hãy xem đây là chuyện bình thường. Đây có thể xem là phản ứng của loài trâu bò mà nó có thể dừng, đứng để nhai lại những thức ăn có trong cơ thể của nó.

PV: Thưa Thượng tọa, trở lại sự kiện vị tu sĩ “quy y Tam bảo” cho con bò cũng là sự việc bình thường?

Thượng tọa Thích Nhật Từ: Tôi suy đoán thế này! Vì con bò được đưa ở một nơi khác đến và qua ngang chùa này nên dừng lại, kêu hoài không đi. Từ đó, vị tu sĩ và Phật tử ngộ nhận rằng con bò này muốn quy y Phật, vì chùa là có Phật. Nghĩa là, nó có một tính tâm giống con người. Từ đó, vị thầy ở trong clip đã niệm Phật “A Di Đà” và với giọng của các Phật tử để làm lễ niệm quy y Phật Pháp Tăng cho con thú.

Thật ra, quy y Phật là dành cho con người, từ đó, con người phát ra lời nói nhận thức và thái độ từ bi của mình: “Từ nay cho đến trọn đời, tôi xin chứng nhận đức Phật làm thầy, kính nhận chân lý đức Phật dạy làm thầy, kính nhận tăng đoàn cao quý làm thầy để dẫn dắt hướng thiện, bỏ ác, phụng sự xã hội”. Đó mới là lễ quy y truyền thống của đạo Phật. Quy y tức là nương tựa vào 3 ngôi Phật – Pháp – Tăng. Người quy y phải tự nói ra được và nói bằng tinh thần tự nguyện chứ không phải bị áp lực, bị bắt buộc hoặc bị dụ dỗ.

Đối với con vật, mình có lòng thì đọc nghi thức quy y chứ thực tế nó không thể quy y được vì nó không thể phát biểu bằng miệng được và nó cũng không tình nguyện làm được việc đó. Trên nguyên tắc của Phật pháp được xem là quy y không thiết thực.

PV: Thưa Thượng tọa, một số người chưa hiểu về Phật pháp hay Đạo Phật thì người ta cho việc quy y cho con bò là mê tín. Lời khuyên của thầy về vấn đề này như thế nào?

Thượng tọa Thích Nhật Từ: Khác với các tôn giáo khác, về Đạo Phật, một năm có 4 ngày lễ lớn: Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Tư, Rằm tháng Bảy và Rằm tháng Mười. Các chùa thường tổ chức lễ quy y, gọi nôm na là lễ Phật tử. Đây hoàn toàn là tự nguyện. Người nào thích thì đến văn phòng của chùa nơi cảm thấy có duyên để đăng ký tên, ghi lại địa chỉ, số điện thoại và đến giờ làm lễ thì những người tình nguyện có mặt và họ tham gia vào khóa lễ.

Thông thường, trước đó, họ tự nghiên cứu về kinh sách Phật và tự nghe sách nói về Phật ở trên băng hay ở trên Internet thì họ mới làm việc đó. Kiến thức của người chuẩn bị nhận thức làm thầy chuẩn với lời Phật dạy hay còn mê tín là chuyện riêng của họ. Công việc của các tu sĩ trong chùa thì sau lễ quy y sẽ tiếp tục hướng dẫn để người nương tựa vào mình hiểu đúng chánh đạo.

Hiện nay, phương tiện Internet rất hữu dụng để người quy y về nhà được hướng dẫn nghe các băng giảng để mở mang trí tuệ. Để từ đó, tất cả những nhận thức sai lầm nói chung, mê tín dị đoan, sợ hãi sẽ từ từ được tháo mở.

Xin cảm ơn Thượng tọa! Kính chúc Thượng tọa dịp Đại lễ Phật đản an vui, sức khỏe và mọi sự như ý nguyện.
Hưng Long (PetroTimes)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10108)
Trang nhà Quảng Đức cố gắng tìm tài liệu video clip chứng minh lễ hội chặt đầu trâu để tế nữ thần Gadhimai của Nepal là có thật chứ không phải hình ghép từ photoshop như nhiều độc giả hồ nghi. Theo video clip tư liệu (bản tiếng Anh, xem ngay bên dưới) ghi nhận tại lễ hội này thì đây là một hủ tục cuồng tín của người Nepal chứ không phải là Hinduism Ấn Độ Giáo như nhiều người lầm tưởng.
11 Tháng Mười 2014(Xem: 6176)
Các nhà văn và nhà báo đều có tầm ảnh hưởng rất lớn trong xã hội. Vả lại, dù cho đời người có ngắn ngủi đi nữa thì những gì đã viết cũng sẽ còn lưu lại hàng nhiều thế kỷ. Trong lãnh vực Phật giáo thì những lời giáo huấn của Đức Phật, ...
12 Tháng Tám 2014(Xem: 6631)
Theo tin trang mạng của Báo Giác Ngộ đăng ngày 24 tháng 7 năm 2014 thì chính quyền Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Thành phố HCM đã quyết định di dời tượng đài Danh Tướng Trần Nguyên Hãn và tượng đài Cố Liệt Nữ Quách Thị Trang trong Công Viên Quách Thị Trang trước Chợ Bến Thành đi nơi khác để xây dựng tuyến đường sắt.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 7485)
Ngày 7 tháng 8 năm 2014, chúng tôi nhận được email của một vị Thượng toạ khả kính ở Úc Châu thông báo về một vị Sư, trụ trì một ngôi chùa ở thành phố San Jose, Bắc California đã trả lời phóng viên của trang điện báo Việt Vùng Vịnh về lá thư nặc danh tố cáo vị Sư này phạm tội sắc dục.
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 4013)
Mầm mống bạo lực đều tiềm ẩn trong mọi người, nếu lòng từ và trí tuệ phát triển thì hạt giống kia sẽ tự tiêu hủy. Cái mark tu sĩ hay tín đồ của một tôn giáo không đủ chứng minh giá trị thật của tôn giáo mình đang có. Phật giáo cũng thế, là một tôn giáo Từ bi, trí tuệ và hòa bình không chỉ trên giáo điển mà phải được thể hiện qua thân giáo và đời sống thường nhật của Tăng Tín đồ.
09 Tháng Bảy 2014(Xem: 6105)
Chính vào những giai đoạn xáo trộn biến động như hiện nay, con người phân vân trước cuộc sống bao nhiêu thì nhu cầu xét lại từ gốc rễ nguồn căn làm cơ sở cho hành vi ứng xử của mình,của xã hội lại càng bức thiết bấy nhiêu. Phật giáo là một trong số không nhiều lắm truyền thống cơ bản cho nhiều nền văn hóa của một bộ phận rộng lớn nhân loại.
15 Tháng Giêng 2014(Xem: 12315)
Ngày 10 tháng 12 vừa qua, đúng vào ngày quốc tế nhân quyền, khoảng ba trăm nhà sư đã yên lặng biểu tình trước tòa nhà Quốc Hôi thiết kế theo kiến trúc truyền thống của dân tộc Khmer tại Phnom Penh. Hầu hết trong số họ là các nhà sư trẻ