Thời Gian - Linh Long

12 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 30977)

THỜI GIAN
Linh Long

“…Hãy yêu nhau đi cho ngày quên tháng…”

 

thoi-gianVừa mua cuốn lịch 2011, thế mà lúc này đã có cuốn lịch 2012. Nhanh thật! Tự nhiên trong đầu có bao nhiêu ý nghĩ về thời gian. Thời gian là gì, nên hiểu thời gian như thế nào? Thời gian có phải có mặt ở khắp nơi? Thời gian có phải trên chiếc đồng hồ? trên những quyển lịch? Thời gian của người đang yêu thì như thế nào nhỉ? Thế còn của người đang xem phim trong rạp? của người chơi chứng khoán hay bất động sản? Thời gian của người chơi xổ số mong biết kết quả? của người thất nghiệp? của người trong tù? Thời gian với các loài động vật, thực vật? thời gian trên một chuyến bay? Thời gian trên “Niết bàn”? vv…

Cứ mỗi năm, ta lại thêm một tuổi. Thời gian còn đi học, sao thấy người lớn sướng thật!. Người lớn chẳng sợ cô giáo, người lớn chẳng phải làm bài tập, chẳng phải xin phép ai khi thích ăn bánh, ăn kẹo, khi xem phim hoạt hình… Nhưng khi lớn lên thì người lớn hình như sợ nhiều thứ hơn hẳn, phải làm nhiều thứ hơn hẳn trẻ con. Người lớn sợ những điều bí mật của mình bị lộ, sợ người khác hiểu sai về mình, sợ người khác hiểu đúng về mình, sợ sếp, sợ vợ, sợ con ốm, sợ đưa đón con muộn giờ, sợ đến ngày trả tiền thuê nhà, sợ đến ngày trả tiền ngân hàng, giật mình với cả cô thu tiền điện, tiền điện thoại, tiền ga, tiền nước, tiền truyền hình cáp…và nhiều lúc sợ chính bản thân mình. Nói chung là sợ đủ thứ! Còn người lớn tuổi thì hình như sợ ít thứ đi! Nhưng nỗi sợ lại tăng lên. Người lớn tuổi sợ mình già đi, sợ mình yếu hơn, sợ bệnh tật và sợ nhất là… sang “thế giới bên kia”! Điều này ai mà chẳng sợ? Thế nên, không biết vào giai đoạn nào, trẻ con, người lớn hay người lớn tuổi thì ít sợ nhất nhỉ?

Khái niệm về thời gian thường được nhắc đến như quá khứ, hiện tại, tương lai. Quá khứ hay được nhắc đến trong các bài hát với các tâm trạng tiếc nuối, buồn đau, chia ly…ít thấy các bài hát nói về hiện tại hay tương lai. Tương lai thì luôn mang trong nó bao nhiêu hy vọng?. Khi muốn quên đi hiện tại, người ta hay nghĩ tới tương lai? Tương lai vào mỗi dịp đầu năm hay được các chuyên gia trong mọi lĩnh vực dự báo: tình hình kinh tế năm nay, tình hình giáo dục, tình hình ý tế, tình hình giao thông, tình hình biến đổi khí hậu. Âm nhạc, hội họa, văn học có sẽ những xu hướng gì? vv… Còn thời gian trong hiện tại khi ta nghe đi nghe lại một bài hát yêu thích, đọc đi đọc lại một quyển truyện yêu thích, xem đi xem lại một bộ phim yêu thích, khi ta thực sự có mặt trong hiện tại, ta thực sự có mặt trong bài hát, trong quyển truyện thì ta dễ dàng thấy được sự khác nhau giữa đọc truyện với xem truyện và thấy được nhiều thứ nữa mà mình vẫn thường bỏ qua …Có lúc chợt nhận ra, hình như chỉ có thể giao tiếp với mọi thứ ở hiện tại, và thật khó để giao tiếp mọi thứ trong quá khứ và tương lai…

Có phải thời gian chỉ là gạch nối giữa hai con số nào đó (1942-2008) hay không? Nếu phải gọi thời gian bằng một cái tên thì có thể gọi là “Duyên” được không nhỉ?

Có rất nhiều cách hiểu về thời gian. Mỗi người đều có cách hiểu về mọi thứ cũng như về thời gian căn cứ vào những trải nghiệm của riêng mình. Thế nên cái lý nào cũng có chân của nó chăng? Thời gian của con cá trong bể kia thì sao nhỉ? Nó dành cả cuộc đời mình cho sự yên lặng? càng lắng nghe nó càng yên lặng. Thời gian của em bé một tuổi cũng hay! Đói là khóc đòi ăn ngay, thích ngủ là ngủ luôn, không để ý là ngày hay đêm. Thích tè là tè luôn, không cần biết là trên ghế sofa hay trên giường. Người lớn mà cũng chẳng bị thời gian chi phối như vậy thì hay nhỉ? Cứ khát là uống, đói là ăn, quan trọng gì quả trứng có trước hay con gà có trước. Thời gian có thể biến một điều quan trọng trở nên chẳng quan trọng và ngược lại, biến một người quan trọng trở thành bình thường và ngược lại (Điều bình thường có khi lại quan trọng). Quan trọng mà chẳng quan trọng. Quan trọng là ta ít khi bị thời gian điều khiển, chi phối, ta nhiều khi khéo léo sử dụng và làm chủ thời gian. Khi đó là ta sống trong thời gian chứ không phải sống cho thời gian?

À, thế thì thời gian trên chiếc đồng hồ, trên những quyển lịch có phải là thời gian vật lý?. Còn thời gian chi phối những cảm xúc của ta là thời gian tâm lý? Hay không thể tách rời hai khái niệm này. Thời gian vẫn là nó. Thời gian có phải là khái niệm do con người đặt ra? Nói cách khác, có phải nó là sản phẩm của tâm trí con người? Hình như thời gian không phụ thuộc vào ai nghĩ gì, định nghĩa nó theo cách nào, căn cứ vào điều gì, nó trôi nhanh hay chậm, muộn hay sớm, đúng lúc hay không, nó vẫn như vậy, như trước kia nó đã vậy, bây giờ nó vẫn vậy. Vẫn vậy! Năm hết Tết đến! Và theo quan kiến này, mọi thứ dường như đang diễn ra thật tự nhiên?

Thời gian đã và sẽ trả lời cho ta mọi câu hỏi nhưng cũng đã và sẽ đặt ra cho ta tất cả các câu hỏi. Mà các câu trả lời thường nằm ở chính những câu hỏi thì phải? nên ta việc gì phải đi tìm cho mất thời gian. Thế thì… thời gian để làm gì nhỉ? Có gì dễ mất như thời gian không? Tại sao thời gian lại được ví là vàng là bạc nhỉ?

Và sau một năm với bao nhiêu nhanh chậm, buồn vui, sớm muộn, đúng lúc và không đúng lúc… dường như điều đọng lại sau cùng lại là tình cảm giữa con người với nhau. Lúc này đây, khi những cuốn lịch đỏ rực các sạp báo ven đường, khi những cành Đào, cây Quất thi nhau khoe sắc báo hiệu mùa xuân, hòa mình vào dòng người như hối hả hơn, trong đầu lại vang lên câu hát của Trịnh Công Sơn: “…Hãy yêu nhau đi cho ngày quên tháng…”

 

 Linh Long

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tám 2014(Xem: 5217)
Tôi là một người có đến 1001 lý do để không thể và không nên trở thành một tay du lịch chuyên nghiệp, nhưng thiệt tình trong bụng vẫn tự nhủ sẽ tìm dịp thăm viếng một vài nơi trước khi giũ sạch những giấc mơ xê dịch, để yên lòng lên non tìm động hoa vàng nào đó mà đánh giấc thiên thu.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 10002)
Nhưng Thầy ơi, như Thầy đã biết, con thích nhất cây chuối khi nó luôn mọc thẳng , và khá vững vàng nên người đời cứ cưởng chuối có thân cây thật, trong khi "thân" chuối là một "thân giả". Thân giả này là bài học cho con quý giá vô cùng về tính không, nhất là mỗi khi con tụng kinh Bát nhã. Ôi chuối vi diệu quá Thầy nhỉ.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 6872)
Khuya. Một mình. Tình cờ đọc thấy một bài viết kỳ thú trên báo Tuổi Trẻ của Việt Nam mà nghe nao cả lòng. Bài báo viết về một chuyến du khảo tháng 10/2007 của nhóm phóng viên tờ Tuổi Trẻ trên Con Đường Tơ Lụa, bắt đầu từ Tây An rồi thì sau đó Đôn Hoàng, Cao Xương,... với khoảng 8000 cây số đi-về.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 7554)
Một người bạn của chúng tôi ở Mỹ về thăm quê hương, gặp một vấn đề về sức khỏe , phải vào bệnh viện gấp . Ngay lập tức , tin xấu được truyền tới Mỹ cho bạn bè .Sáng hôm sau , tôi nhận được một lúc hai lá thư điện tử từ Mỹ gửi về .Bức thư thứ nhất : Nghe nói bạn A về Việt Nam chơi, trong lúc chờ máy bay về Mỹ thì bị đột quỵ phải vào bệnh viện gấp
04 Tháng Tám 2014(Xem: 5742)
Tôi có nhiều kỷ niệm với Tánh Không. Hiểu ở nghĩa nào cũng đúng. Trước tiên là với bài Bát Nhã Tâm Kinh, với những âm vang có nhiều sức mạnh từ những ngày thơ ấu đã theo đuổi mình rất nhiều năm, của những câu như "Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị..."
03 Tháng Tám 2014(Xem: 7211)
Có một truyện ngắn, của nhà văn nào đó tôi quên mất, kể về cái chết của một người mẹ trẻ trong thời chiến. Chuyện chẳng có gì, nhưng tôi cứ nhớ hoài hình ảnh đứa bé trong truyện. Giữa cơn nắng chiều khô nóng, nó bò quanh cái xác cứng đờ của mẹ rồi lay gọi bằng cái giọng ngọng nghịu chưa biết nói tròn câu.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6146)
“Tin Ta mà không hiểu Ta, ấy là phỉ báng Ta”. Với các đệ tử, Đức Phật Thích Ca từng gián tiếp nói về sự sùng bái gần 3.000 năm về trước… Câu nói tiềm ẩn năng lượng giải phóng quá trình nô-bộc-hóa-tư-tưởng mà nhân loại đã khởi đầu qua thói quen thần phục. Thói quen mà minh triết của sự kính-ngưỡng-đích-thực không bao giờ thỏa thuận.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6721)
Tôi đi thăm Yên Tử thuở núi rừng còn hoang vu. Bồi hồi, xúc động. Những cội tùng già cỗi cằn, khô gầy ngạo nghễ giữa thời gian và năm tháng. Ồ, bên này là rừng trúc và bên kia là triền đá dựng. Có phải ở đây mà thuở trước là, Cửa che giáo ngọc sum ngàn mẫu. Đá trải lược châu lửng nửa vời. Theo từng dốc đá rêu phong, tôi lần bước leo lên, leo lên mãi...
01 Tháng Tám 2014(Xem: 5529)
Nói y như trong kinh thì vạn hữu không gì là ngẫu nhiên. Mỗi cọng rêu, ngọn cỏ hay từng con ong, cái kiến thảy đều do nhân duyên mà có. Ai người học Phật đều ít nhiều biết qua chuyện đó. Vậy mà có ai trong số này lại không một lần bất chợt đứng dưới hiên mưa mà bỗng nhiên nhớ về một chuyện xưa cũ càng không hò hẹn.
30 Tháng Bảy 2014(Xem: 8661)
Suy cho cùng, kiếp người hay cuộc tu chỉ là những lần ghé lại đâu đó. Nói ở nghĩa nào thì người ta không ai có thể chung thân với một thứ gì miên viễn. Mình không bỏ nó thì nó cũng xa mình. Ta có thể mất nó, vì nhàm chán hay không còn cơ hội nắm níu. Và cái mà ta yêu nhất cũng có nhiều kiểu bỏ ta ở lại mà đi. Hồi xưa bắt chước theo kinh mà nói thì cái gì cũng là bè cỏ qua sông...