Cánh Đồng Nay Đã Vắng Chim

15 Tháng Chín 201200:00(Xem: 13829)

CÁNH ĐỒNG NAY ĐÃ VẮNG CHIM
Nhụy Nguyên

canh-dong-vang-chim-300x197Mỗi chiều khi mặt trời tụt xuống, một vùng trời đỏ ối khép lại phía đầu non, mùa màng râm ran trong tiếng hoan ca của lũ dế, ấy là thời điểm cánh đồng đón những loài chim ghé thăm trong cuộc thiên di đầy khổ lụy: chim én, chiền chiện, cu đất…cả khi cánh đồng chỉ trơ lại gốc rạ, thì những chú cò, chú chim đũa…vẫn cúi nhặt từng hạt lúa rơi vãi một cách thản nhiên, lâu lắm mới nghểnh cổ như bất chợt có âm thanh từ một hành tinh khác đánh rơi ngang trời. Lũ chim đua nhau về vui cùng xóm thôn, với ánh nhìn khờ dại nguyên thủy…

Cách mươi năm về trước, chim chóc ở xóm tôi nhiều khôn kể. Chỉ riêng ở lùm Bù Lú cũng đã đủ chim rải đi đậu ở các vườn nhà. Xóm truyền miệng, lùm Bù Lú có ma, cũng nhờ vậy lũ chim mới tạm bình an. Trẻ con và thanh niên săn bắn ở đâu chứ chẳng dám lủi vào lùm Bù Lú. Càng ngày các loài chim bị săn đuổi các nơi bay về sống càng nhiều. Nhưng rồi một hôm, có hai thằng mặt lạ hoắc, ăn mặc bụi đời, ngồi trên chiếc xe 78 lần mần sao lại xách súng hơi tới lùm Bù Lú. Loải hiền nhất ở lùm Bù Lú phải kể đến 2 con cú mèo mắt con nào cũng to, tròn xoe, nhìn từ dưới lên cứ vàng ọng. hai thằng mặt lạ chỉ giết được một con. Khi nòng súng chỉa lên, mắt nó không chớp cho tới khi viên đạn xuyên vào. từ đấy, lùm Bù Lú bị quấy nhiễu thường xuyên. Từ đấy có người tới cuốc đất làm nhà…Từ đấy không ai còn nhìn thấy con cú mèo còn lại ở đâu nữa.

Bắn chim là thú chơi số một của thằng tôi mất dạy thuở ấy. Không được phép ra sông lấy bùn nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn kiếm được bùn ở các con mương hay bờ ruộng về văt thành hòn bi nướng lên làm đạn.Đó là loại bùn màu vàng hươm, dẻo. Lũ trẻ và tôi thường vắt đạn tròn, cho vào bếp suốt buổi, khi ra lò đa số đã chín, cứng như gạch; cũng có nhiều viên, do đất bùn đen sẫm lại như mẻ sành. Những viên đó bắn chim, nếu trúng là phanh thây. Đã có nhiều lần tôi làm cho bếp lửa mẹ tôi tắt, khói um lên. Mẹ nạt nộ, xúc đống viên bi bùn đổ ra ngoài, tôi vẫn chứng nào tật ấy tuy những lần sau bỏ vào bếp ít viên hơn.

Tôi hồi đó còn nhỏ, tay yếu nên bắn chưa được chính xác, hiếm khi trúng được chim. Nhưng cũng như lũ trẻ trong làng khi đi chơi hay lên đông đều mang theo cây ná bên mình để bắn nhái, bắn rắn, bắn chim đất ở tầm gần. Có hôm, cái thằng tôi chẳng biết trời xui đất khiến thế nào mà giương ná bắn một chú gà choai bên bờ giậu. Tuy không giương ná hết cỡ nhưng vẫn nghe “bộp” rõ to.Con gà tức thì đổ xuống, hai chân chỗng lên trời dãy đành đạch, rồi lật mình nằm im. Tôi hoảng hồn, mồ hôi túa ra, quay trước nhìn sau xem có người không. Thật may, không ai lúc đó để phán xét hành động đầy tội lỗi của tôi cả. Tôi nhảy tới ôm con gà vứt vào bụi rậm, chạy một mạch về nhà. Về nhà vẫn không yên, lo ngay ngáy, đi ra trở vô. Được độ mười phút, tôi len lút ra trở lại chỗ gây họa. Cũng nhớ lúc đó không có người, tôi ngó vào trong bụi. Lạ quá, con gà biến đâu mất. Tôi không hề biết rằng con gà đã sống lại và chạy biến.

Tôi không bắn được chim bằng ná, nhưng bẫy được rất nhiều chim bằng nhựa. Đó là chim én , vào mùa xuân, chim én đầy đồng. Không có đứa nào không bẫy được ít nhất vài con trong những buổi chăn bò. Loài chim thứ hai cũng thuộc là nạn nhân của những chiếc bẫy là chim chiền chiện. Loại này xuất hiện vào cuối màu xuân, khi bông lúa đã trổ hạt non. Chim chiền chiện từng bầy từng bầy sà xuống ruộng lúa bắt sâu. Cái thằng tôi hoặc nhờ, hoặc tự làm môt cái bẫy, nom rất đơn giản: hai cọng tre vót nhỏ, xếp chéo hình chữ X, bôi nhựa. Chinh giữa hình nạn phía trên có buộc một tăm tre ngắn, đầu cắm con mồi, thường là con ruồi. Chim lao tới mổ con ruồi, đôi cánh bị dính nhựa. Có lần thấy chim bị măc bẫy, tôi lao ra (từ chỗ nấp) (trong bóng chim) như một con bò điên, chạy băng băng giữa đám lúa nhà ai trĩu hạt. Lúa quấn vào chân rụng vô kể. Chân tôi cũng bị toác máu, về nhà mới hay.

Giữa khoảng không vô tận của bầu trời, cái thằng tôi phải gọi đích danh là một tội đồ của chim. Không còn nhớ bao nhiêu loài còn đậu trong ký ức mà giờ đây tuyệt nhiên quạnh vắng như những đôi cánh thiên thần ước mơ nâng tâm hồn tôi bay về nơi dẫu là viễn xứ. Trong khu vườn tuổi thơ tôi cũng như cánh đồng ngập mặn mồ hôi mẹ cha từ thuở nào, chỉ một tiếng động nhỏ từ xa, những loải chim dạn nhất cũng đã nhún mình bay vút lên để lại dấu vết hằn sâu bên khóe mắt già nua của tôi từ độ…

NN

(CÙNG TÁC GIẢ)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 7604)
Sau 40 năm xa quê hương, năm 2005, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trở về Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên tôi may mắn được gặp Thầy. Tiếp đó 2 lần tiếp theo Thầy lại được về với đất Việt thân yêu của chúng ta là vào các năm 2007 và 2008. Thế rồi từ đó thiền sư Thích Nhất Hạnh không còn được về Việt Nam nữa. Tiếc thay! Từ sau năm 2008, những ai muốn gặp Thầy phải sang các nước châu Âu hay Mỹ, Nhật, Úc,… Tôi may mắn được bên Thầy lần thứ 4 vào năm 2013 tại Làng Mai Thái Lan. Đó là lần may mắn hiếm có cho những người con Việt đang sống ở đất nước Việt Nam được gặp Thầy. Bởi nơi gần nhất, gần Việt Nam mình nhất mà có thể gặp được Thầy là Thái Lan. Có mấy ai có đủ điều kiện và cơ hội để qua Mỹ qua Pháp… gặp Thầy Nhất Hạnh đâu!
01 Tháng Bảy 2016(Xem: 5432)
28 Tháng Năm 2016(Xem: 5684)
Tôi nhớ rất rõ năm 1973, kỳ thi tuyển vào trung học (lớp Sáu) được tổ chức rất nghiêm ngặt. Cảnh sát gác vòng trong vòng ngoài. Phụ huynh các thí sinh thì nôn nóng, hồi hộp tụ tập rất đông bên ngoài cổng trường. Nội dung thi bao gồm 8 môn học, coi như học môn nào thi đủ môn ấy, hình như chỉ miễn môn thủ công hay nhạc, thể dục,...Nếu thi trượt, thí sinh sẽ phải ghi danh học các trường tư thục tư nhân hoặc của các tổ chức tôn giáo như trường Bồ Đề( Phật giáo), Thiên Hựu( Công giáo), v.v...
11 Tháng Năm 2016(Xem: 6243)
Trên bầu trời âm nhạc Việt Nam, Trịnh Công Sơn đã, đang và chắc chắn sẽ là một ngôi sao sáng mãi. Những bài hát bất tử về “quê hương, tình yêu và thân phận” của “người hát rong qua nhiều thế hệ” này vẫn mãi là nguồn cảm hứng bất tận cho những tâm hồn yêu thích chiều sâu triết lý nhân sinh, muốn tìm được ý nghĩa và mục đích sống đích thực.
05 Tháng Năm 2016(Xem: 5620)
Tôi sinh ra ở xã Đông Hòa, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Tôi lớn lên ở đó và đến 13 tuổi mới chuyển về Hà Nội sống và học tập. Vậy mà tôi vẫn đau đáu hướng về quê tôi. Cả xã Đông Hòa của chúng tôi chỉ có 1 ngôi chùa nhưng do một ông thầy cúng phụ trách. 2 xã trên là Đông Thọ và Đông Dương cũng có 2 ngôi chùa nhưng lại vẫn không có nhà sư. Vậy nên, hồi nhỏ, tôi có được thực sự đến chùa bao giờ đâu.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5705)
Đây là một bài viết ngắn, tóm tắt quan điểm và nhận định của riêng tôi về những vấn đề thường thấy đem ra thảo luận trên các diễn đàn Phật giáo. Viết ra để chia sẻ và cũng là một dịp tốt để cô đọng lại những gì mình đã tìm tòi, suy tư, trải nghiệm trong thời gian qua. Hoàn toàn không có ý chê bai, phê bình người khác, mà cũng không có ý bênh vực, biện minh cho con đường của mình.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5358)
Tuấn vẫn thích chủ đề này; đầu óc rối bù, càng đọc tụng, càng mờ mịt. Từ ngày vô tình tìm thấy cuốn sách "bước đầu học Phật" trên ngăn kệ sách trong tiệm bán sách cũ, như vớ được của quý, ngấu nghiến đọc.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5727)
“Tay thầy trong tay con” là cuốn sách tôi nghiền ngẫm cả tuần nay. Đọc và nghĩ. Đọc và ngẫm. Ngẫm về mình, về Thầy, về cuộc đời, về sự vi diệu của Phật Pháp. Tôi như bừng tỉnh. Tôi như đổi đời. Xung quanh tôi bao người đang thay dổi mỗi ngày.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 6079)
Trong kinh Lăng Nghiêm, ở chương Đại Thế Chí Niệm Phật, ta được học rằng trong khi mẹ nhớ con và đi tìm con, nếu con cũng nhớ mẹ và đi tìm mẹ thì thế nào mẹ và con cũng tìm được nhau và hai mẹ con sẽ không bao giờ xa nhau. Điều này cũng đúng với liên hệ thầy và đệ tử: nếu thầy có chủ tâm đi tìm đệ tử trong khi đệ tử cũng có chủ tâm đi tìm thầy thì chắc chắn là thầy và đệ tử sẽ gặp nhau. Thầy tìm được con thì thầy nắm tay con để đi trên con đường thực tập, con trở thành thầy và thầy có trong con. Và như thế trong tay con đã có tay thầy.