Lên Non Học Đạo Chân Thường

21 Tháng Mười Hai 201608:42(Xem: 5403)
LÊN NON HỌC ĐẠO CHÂN THƯỜNG
Thích Giác Tâm

 

tu họcLạ quá ! Là một thán từ để chỉ cho trường hợp hình thành tăng thân Làng Mai, ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ngày còn trẻ Thiền Sư Nhất Hạnh không nghĩ cũng như không có ước muốn mình nuôi dạy nhiều đệ tử, Thiền Sư nghĩ mình làm văn hóa, thuyết giảng và đi dạy học là đủ rồi. Nhưng cơ duyên đến, cơ duyên chín muồi Thiền Sư thành lập Làng Mai - Pháp Quốc, chuyên tu tập thiền định, giảng giải về Phật học, thiền học, an cư kiết hạ hằng năm, viết sách Phật.... Từ danh tiếng có sẵn qua lãnh vực viết sách, đấu tranh cho hòa bình, làm từ thiện.... và hiệu quả của pháp môn.

Bốn phương người người kéo đến Làng Mai ở tỉnh Bordeaux thuộc miền tây nam nước Pháp tu học, không phân biệt văn hóa, chủng tộc, tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, số thiền sinh đến Làng Mai tu học có hơn 40 quốc tịch khác nhau. Làng Mai trở thành một trung tâm tu học lớn trên thế giới.

Pháp môn mới được dựng lập trên nền tảng cũ của Đức Phật Tổ Thích Ca, dung hòa, tương nhiếp của hai bộ phái Thượng tọa bộ, và Đại chúng bộ. Pháp môn thiền hành, hiện pháp lạc trú, mỉm cười thiền, hơi thở chánh niệm... đã xoa dịu, trị liệu niềm đau nỗi khổ của con người thời đại một cách khế cơ, khế lý, mang lại hiệu quả thiết thực. Nhất là những người trẻ, đã thấy đạo Phật được trẻ hóa, là nhu yếu trị liệu cho cuộc đời, không phải đạo Phật chỉ đáp ứng cho nhu cầu tang ma chết chóc.

Đạo Phật của Thiền Sư thuyết giảng tu tậpđạo Phật hiện sinh, đạo Phật giải quyết các vấn nạn bức thiết, khổ đau trong đời sống xã hội đương đại. Từ thao thức kiếm tìm cho mình một hướng đi nhân bản đích thực, giới trẻ đã gặp sách của Thiền Sư viết với chất văn trong sáng dễ hiểu, nghe được băng giảng với ý nghĩa thâm sâu của triết lý đạo Phật nhưng qua cách giảng của Thiền Sư lại dễ hiểu vô cùng. Giới trẻ đã đến với đạo Phật.

Thiền Sư có nhiều tác phẩm viết cho tuổi trẻ, nhưng có ba tác phẩm tiêu biểu:

- Nói với tuổi hai mươi.
- Tuổi trẻ, tình yêu, lý tưởng.
- Nói với người xuất gia trẻ tuổi.

Con số những người trẻ tuổi phát tâm xuất gia theo Thiền Sư học đạo có hơn số ngàn với nhiều quốc tịch khác nhau. Mới đây ngày 15 tháng 12 năm 2016 tại Làng Mai - Thái Lan có 30 thanh niên nam nữ Phật tử đã xuất gia với sự chứng minh của Thiền Sưchư tôn đức từ Việt Nam qua hộ niệm.

Bài thơ "Lên non học đạo Chân Thường" là để tặng cho các vị Tăng Ni trẻ đã xả thân xuất gia theo Phật, theo Thầy, giữ gìn kế thừa đạo pháp.

________________________

Lên non học đạo Chân Thường.
*
Cứ thế theo Thầy học đạo.
Cho dù nghìn dặm cách xa.
Quên đi cõi đời áo não.
Hôm nay bình bát ngàn nhà.
*
Mái tóc một thời hoang dại.
Nay đã hóa thành trầm thơm
Đường xưa đau thương tê tái.
Nẻo về hoa trái kết đơm.
*
Cất bước phương trời cao rộng.
Hình dung khác hẳn thế nhân.
Đã thấy đời là huyễn mộng .
Chí cao nguyện cả xuất trần.
*
Hiểu thương từ nay kết nối.
Huynh đệ lạc loài nhìn nhau.
Trần gian như sương như khói.
Theo Thầy vượt thoát khổ đau.
*
Tóc mây sáng nay cạo sạch.
Con theo mây trắng lên đường.
Núi Thứu nước khe róc rách.
Lên non học đạo Chân Thường.

Gia Lai, ngày 21.12.2016.
Thích Giác Tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Bảy 2016(Xem: 5433)
28 Tháng Năm 2016(Xem: 5685)
Tôi nhớ rất rõ năm 1973, kỳ thi tuyển vào trung học (lớp Sáu) được tổ chức rất nghiêm ngặt. Cảnh sát gác vòng trong vòng ngoài. Phụ huynh các thí sinh thì nôn nóng, hồi hộp tụ tập rất đông bên ngoài cổng trường. Nội dung thi bao gồm 8 môn học, coi như học môn nào thi đủ môn ấy, hình như chỉ miễn môn thủ công hay nhạc, thể dục,...Nếu thi trượt, thí sinh sẽ phải ghi danh học các trường tư thục tư nhân hoặc của các tổ chức tôn giáo như trường Bồ Đề( Phật giáo), Thiên Hựu( Công giáo), v.v...
11 Tháng Năm 2016(Xem: 6244)
Trên bầu trời âm nhạc Việt Nam, Trịnh Công Sơn đã, đang và chắc chắn sẽ là một ngôi sao sáng mãi. Những bài hát bất tử về “quê hương, tình yêu và thân phận” của “người hát rong qua nhiều thế hệ” này vẫn mãi là nguồn cảm hứng bất tận cho những tâm hồn yêu thích chiều sâu triết lý nhân sinh, muốn tìm được ý nghĩa và mục đích sống đích thực.
05 Tháng Năm 2016(Xem: 5622)
Tôi sinh ra ở xã Đông Hòa, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Tôi lớn lên ở đó và đến 13 tuổi mới chuyển về Hà Nội sống và học tập. Vậy mà tôi vẫn đau đáu hướng về quê tôi. Cả xã Đông Hòa của chúng tôi chỉ có 1 ngôi chùa nhưng do một ông thầy cúng phụ trách. 2 xã trên là Đông Thọ và Đông Dương cũng có 2 ngôi chùa nhưng lại vẫn không có nhà sư. Vậy nên, hồi nhỏ, tôi có được thực sự đến chùa bao giờ đâu.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5705)
Đây là một bài viết ngắn, tóm tắt quan điểm và nhận định của riêng tôi về những vấn đề thường thấy đem ra thảo luận trên các diễn đàn Phật giáo. Viết ra để chia sẻ và cũng là một dịp tốt để cô đọng lại những gì mình đã tìm tòi, suy tư, trải nghiệm trong thời gian qua. Hoàn toàn không có ý chê bai, phê bình người khác, mà cũng không có ý bênh vực, biện minh cho con đường của mình.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5359)
Tuấn vẫn thích chủ đề này; đầu óc rối bù, càng đọc tụng, càng mờ mịt. Từ ngày vô tình tìm thấy cuốn sách "bước đầu học Phật" trên ngăn kệ sách trong tiệm bán sách cũ, như vớ được của quý, ngấu nghiến đọc.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5728)
“Tay thầy trong tay con” là cuốn sách tôi nghiền ngẫm cả tuần nay. Đọc và nghĩ. Đọc và ngẫm. Ngẫm về mình, về Thầy, về cuộc đời, về sự vi diệu của Phật Pháp. Tôi như bừng tỉnh. Tôi như đổi đời. Xung quanh tôi bao người đang thay dổi mỗi ngày.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 6079)
Trong kinh Lăng Nghiêm, ở chương Đại Thế Chí Niệm Phật, ta được học rằng trong khi mẹ nhớ con và đi tìm con, nếu con cũng nhớ mẹ và đi tìm mẹ thì thế nào mẹ và con cũng tìm được nhau và hai mẹ con sẽ không bao giờ xa nhau. Điều này cũng đúng với liên hệ thầy và đệ tử: nếu thầy có chủ tâm đi tìm đệ tử trong khi đệ tử cũng có chủ tâm đi tìm thầy thì chắc chắn là thầy và đệ tử sẽ gặp nhau. Thầy tìm được con thì thầy nắm tay con để đi trên con đường thực tập, con trở thành thầy và thầy có trong con. Và như thế trong tay con đã có tay thầy.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 5027)
Ngày 23 và 24 tháng 4 năm 2016, tại Thiền viện Quảng Đức - 294 Công Lý, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi tập huấn lần thứ 2 của Ban Thông Tin Truyền Thông Phật giáo, do HT. Thích Gia Quang, Trưởng Ban TTTT tổ chức.