TÁCH TRÀ BUỔI SÁNG VÀ 3 GIÒNG SÔNG

22 Tháng Mười Một 201908:02(Xem: 4385)

TÁCH TRÀ BUỔI SÁNG VÀ 3 GIÒNG SÔNG
TN Huệ Trân


           Tiết mùa đông bất ngờ về sớm khiến những nhành mai đang ra lá, chưa kịp nhận biết, vội nép vào nhau, thương cảm nhìn những đóa hồng tỷ muội run rẩy, mới nở đêm qua. Dọc theo bức tường ngoài hàng hiên, những khóm trúc nhẹ nhàng lay động, trấn an bụi hoa ngâu với những đóa nhỏ li ti, rằng mặt trời đang lên, chúng ta vẫn đồng hành dù ta xanh hay vàng, dù em tươi hay héo, chỉ là ngoại hình luân chuyển mà thôi!
          Tách trà buổi sáng thơm hương chanh, gừng, trong tay hành giả dường như đang nghe được tâm tình vạn hữu mà cảm nhận những tương đồng lặng thầm nhưng chan hòa mầu nhiệm!
          Tấm thân tứ đại vốn quen đòi hỏi và được nuông chiều này, trước vạn hữu lặng lẽbao la kia là gì? Vạn hữu nương nhau mà vượt qua những bất trắc, những biến động, nên thời gian và không gian luôn như những giòng sông xuôi chảy. Thuận giòng, sông vẫn chảy, ngược giòng, sông vẫn trôi. Có phải Thường và Ngã ngay trong Vô thườngVô ngã đó không?
          Bất chợt, những ngụm trà thơm đầu ngày, thấm vào cơ thể, dẫn tâm hành giả liên đới quán chiếu về một giòng sông nào đang trôi chảy.
          dong-songPhải. Cơ thể ta cũng như một giòng sông. Mỗi tế bào trong đó là một giọt nước. Muôn giọt nước tế bào đó luôn xô đẩy nhau không ngừng, trong tiến trình tăng trưởng và biến diệt. Suốt tiến trình đó, tuy lặng thầm nhưng ta luôn cảm nhận được những biến chuyển.
          Đó là nhờ cảm thọ, là giòng sông thứ hai, luân lưu trong giòng sông cơ thể. Ở giòng sông cảm thọ, mỗi cảm giác cũng là một giọt nước và muôn giọt nước đó cũng xô đẩy nhau không ngừng trong những trạng huống hỷ, nộ, ái, ố, còn, mất, đầy, vơi … v…v… Chúng cũng luôn biến diệt.
          Quán chiếu như thế trên giòng sông cơ thể và giòng sông cảm thọhành giả đều không thấy gì là thường và ngã vì bản chất của muôn giọt nước ở hai giòng sông đó luôn thay đổi, biến diệt.
          Vậy, phải có giòng sông nào khác, mới đang nhận biết bản chất vô thườngvô ngã của hai giòng sông trên?
          Ồ, đó là Tri Giác, là giòng sông thứ ba. Giòng sông này len lỏi giữa giòng sông cơ thể và giòng sông cảm thọ để nhận diện, để thấy biết bản chất của hai giòng sông trên. Tuy mỗi giọt nước trong giòng sông tri giác cũng xô đẩy, cũng ảnh hưởng lẫn nhau trên đường tăng trưởng và hoại diệt nhưng mỗi giọt nước đều biết rằng chúng phải vận dụng trí huệ để đi tìm ánh mặt trời.
          Ánh mặt trời đó là chánh niệm. Đem chánh niệm sáng rỡ soi vào bản chất của giòng sông cơ thể và giòng sông cảm thọ sẽ nhìn ra lý duyên sinh vô ngã, vượt khỏi khái niệm về không gian và thời gian, vì không hẳn nhân có trước mới có quả.
Như Mẹ và Con. Làm sao được là mẹ, nếu không có con? Bởi vì, phút con chào đời mới có người được gọi là mẹ. Bởi vì khi con bắt đầu tượng hình trong mẹ, thì con đã mang đủ chất liệu của mẹ rồi. Nên Mẹ và Con chung sinh, là co-arising, là nương vào nhau, có mặt một lần.

Giòng sông tri giác đang nhắc nhở hành giả, đây là ý niệm Duyên Khởi trong kinh Hoa Nghiêm.     

          Tri giác chính xác thì thực tại hiển lộTri giác sai lầm thì thực tại lặn chìm. Cho nên, giòng sông tri giác là người dẫn đường. Luẩn quẩn tà đạo thì mãi chìm đắm trong vô minhTìm ra chánh đạo sẽ thấy vạn hữu bao la với ta là một.

Trong vạn hữu có ta. Trong ta có vạn hữu. Ta chưa từng và không thể tách rời với vạn hữu vốn bao gồm phong, thủy, hỏa, thổ, mặt trăngmặt trời …. là những gì chỉ ẩn, hiện, luân chuyển, mà chưa từng sinh diệt.    

          Thân tứ đại cũng do đất, nước, gió, lửa mà thành. Vậy thân này có sinh diệt không, khi cũng cùng bản chất với vạn hữu?

          Giòng sông tri giác đang đi vào Kinh #300 Tạp A Hàm để cất lời:

“Nhược thử hữu tức bỉ hữu
Nhược thử vô tức bỉ vô
Nhược thử sinh tức bỉ sinh
Nhược thử diệt tức bỉ diệt”

          Cái này có mặt nên cái kia có mặt. Tất cả nằm trong một. Một trong tất cả. Quảng hiệp tự tại vô ngại. Tưởng chỉ cái lớn chứa cái nhỏ; nhưng thực chất, cái nhỏ cũng có thể ôm trọn cái lớn vì cái nhỏ đã hợp vào cái lớn. Như hạt cải trong mặt trời. Như vỏ ốc chứa đại dương.

          Quán chiếu tới đây, hành giả đứng lên, ngước nhìn bầu trời đang chuyển mây xám. Đã lâu, nơi này vắng mưa. Ngụm trà cuối, bỗng ngân nga, buông lời trắc nghiệm:

Vầng mây xám,
Bay ngang Trời Kiếp Trước
Tìm cơn mưa buốt lạnh ở Đời Sau
Hạt lệ ai,
Có trong ngày mưa ấy?
Mà tử sinh nào,
Ta thất lạc nhau!

          Không đâu! Chúng ta chưa từng thất lạc nhau, bởi chúng ta Đã Có Trong Nhau từ vô lượng kiếp.

          Vạn hữu luôn chuyển hóa nên vô sinh bất diệt, như câu thư pháp trong thiền đường Xóm Mới “Les larmes que je versais hier, sont devenues pluie” (Giọt lệ tôi nhỏ xuống đêm qua, nay đã thành mưa) nên dư vị trong ngụm trà cuối bèn mỉm cười:

Vầng mây xám,
Bay ngang Trời Kiếp Trước
Tìm cơn mưa buốt lạnh ở Đời sau
Hạt lệ ai,
Dẫu trong ngày mưa ấy
Không tử sinh nào,
Thất lạc được nhau.

TN Huệ Trân

(Tào Khê Tịnh Thất – mưa đầu mùa 20 tháng 11, 2019)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Bảy 2016(Xem: 5432)
28 Tháng Năm 2016(Xem: 5684)
Tôi nhớ rất rõ năm 1973, kỳ thi tuyển vào trung học (lớp Sáu) được tổ chức rất nghiêm ngặt. Cảnh sát gác vòng trong vòng ngoài. Phụ huynh các thí sinh thì nôn nóng, hồi hộp tụ tập rất đông bên ngoài cổng trường. Nội dung thi bao gồm 8 môn học, coi như học môn nào thi đủ môn ấy, hình như chỉ miễn môn thủ công hay nhạc, thể dục,...Nếu thi trượt, thí sinh sẽ phải ghi danh học các trường tư thục tư nhân hoặc của các tổ chức tôn giáo như trường Bồ Đề( Phật giáo), Thiên Hựu( Công giáo), v.v...
11 Tháng Năm 2016(Xem: 6244)
Trên bầu trời âm nhạc Việt Nam, Trịnh Công Sơn đã, đang và chắc chắn sẽ là một ngôi sao sáng mãi. Những bài hát bất tử về “quê hương, tình yêu và thân phận” của “người hát rong qua nhiều thế hệ” này vẫn mãi là nguồn cảm hứng bất tận cho những tâm hồn yêu thích chiều sâu triết lý nhân sinh, muốn tìm được ý nghĩa và mục đích sống đích thực.
05 Tháng Năm 2016(Xem: 5622)
Tôi sinh ra ở xã Đông Hòa, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Tôi lớn lên ở đó và đến 13 tuổi mới chuyển về Hà Nội sống và học tập. Vậy mà tôi vẫn đau đáu hướng về quê tôi. Cả xã Đông Hòa của chúng tôi chỉ có 1 ngôi chùa nhưng do một ông thầy cúng phụ trách. 2 xã trên là Đông Thọ và Đông Dương cũng có 2 ngôi chùa nhưng lại vẫn không có nhà sư. Vậy nên, hồi nhỏ, tôi có được thực sự đến chùa bao giờ đâu.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5705)
Đây là một bài viết ngắn, tóm tắt quan điểm và nhận định của riêng tôi về những vấn đề thường thấy đem ra thảo luận trên các diễn đàn Phật giáo. Viết ra để chia sẻ và cũng là một dịp tốt để cô đọng lại những gì mình đã tìm tòi, suy tư, trải nghiệm trong thời gian qua. Hoàn toàn không có ý chê bai, phê bình người khác, mà cũng không có ý bênh vực, biện minh cho con đường của mình.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5358)
Tuấn vẫn thích chủ đề này; đầu óc rối bù, càng đọc tụng, càng mờ mịt. Từ ngày vô tình tìm thấy cuốn sách "bước đầu học Phật" trên ngăn kệ sách trong tiệm bán sách cũ, như vớ được của quý, ngấu nghiến đọc.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5728)
“Tay thầy trong tay con” là cuốn sách tôi nghiền ngẫm cả tuần nay. Đọc và nghĩ. Đọc và ngẫm. Ngẫm về mình, về Thầy, về cuộc đời, về sự vi diệu của Phật Pháp. Tôi như bừng tỉnh. Tôi như đổi đời. Xung quanh tôi bao người đang thay dổi mỗi ngày.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 6079)
Trong kinh Lăng Nghiêm, ở chương Đại Thế Chí Niệm Phật, ta được học rằng trong khi mẹ nhớ con và đi tìm con, nếu con cũng nhớ mẹ và đi tìm mẹ thì thế nào mẹ và con cũng tìm được nhau và hai mẹ con sẽ không bao giờ xa nhau. Điều này cũng đúng với liên hệ thầy và đệ tử: nếu thầy có chủ tâm đi tìm đệ tử trong khi đệ tử cũng có chủ tâm đi tìm thầy thì chắc chắn là thầy và đệ tử sẽ gặp nhau. Thầy tìm được con thì thầy nắm tay con để đi trên con đường thực tập, con trở thành thầy và thầy có trong con. Và như thế trong tay con đã có tay thầy.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 5025)
Ngày 23 và 24 tháng 4 năm 2016, tại Thiền viện Quảng Đức - 294 Công Lý, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi tập huấn lần thứ 2 của Ban Thông Tin Truyền Thông Phật giáo, do HT. Thích Gia Quang, Trưởng Ban TTTT tổ chức.