Con Ăn Chay Trường Nhưng Bác Sĩ Bảo Ăn Mặn Để Chữa Bệnh, Nên Làm Như Thế Nào?

28 Tháng Bảy 201300:00(Xem: 26549)

CON ĂN CHAY TRƯỜNG
Nhưng Bác Sĩ Bảo Ăn Mặn Để Chữa Bệnh,
Nên Làm Như Thế Nào?

VẤN: Con ăn chay trường đã hơn hai mươi năm và sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên gần đây con bị một chứng bệnh và phải điều trị phẫu thuật nên người khá yếu. Thêm vào đó con còn bị thêm chứng bệnh viêm xoang chữa trị khá nhiều thuốc tây y không hết. Từ khi ở trong bệnh viện cho đến khi ra viện, các bác sĩ bảo với con là muốn khỏe mạnh nhanh chóng thì phải nên ăn mặn, không ít thì nhiều mới mau lại sức. Thêm vào đó, một người thân mách bảo cho con biết là bệnh viêm xoang của con có thể sẽ được chữa trị khỏi với một bài thuốc đông y và cần phải giết một con rắn lục. Nghe đến việc sát sanh con đã hoảng loạn từ chối. Thế nhưng họ hàng gia đình làm áp lực bắt con phải ăn mặn bảo như vậy mới có sức khỏe tốt. Thêm vào đó nếu không dùng thuốc đông y với rắn lục đốt lên xông mũi thì phải uống rượu rắn ngâm với nhân sâm để bệnh mau thuyên giảm. Mọi người bảo đây là vì bệnh nên phải như thế thôi và hứa khi hết bệnh sẽ cho con ăn chay trở lại. Con không muốn làm như vậy nhưng không biết phải làm sao? Xin Sư cho con biết con nên làm gì cho đúng và nếu con dùng thực phẩm mặn hay dùng thuốc như họ chỉ dạy thì con có mang tội không?

ĐÁP: Đối với người xuất gia có quyết tâm và hướng thượng thì dù có chết bao nhiêu thân xác nầy cũng không phá giới, chuyển từ ăn chay trường đến ăn mặn để trị bệnh theo lời Bác sĩ điều trị hướng dẫn.

Năm 2012, lúc bệnh nằm ở Bệnh viện, Sư có nghe kể chuyện một bạn tu: Thượng tọa Thích Thông Quả, Trụ trì chùa Phước Hoa, Long Thành, Đồng Nai tu thấp hơn Sư cả hai bậc, mang bệnh tiểu đường, lại có vết thương chữa mãi không lành, Bác sĩ yêu cầu ăn mặn để điều trị và cho “tháo khớp”, Thầy nói: “tôi thà chịu chết chứ không ăn mặn và không cho tháo khớp”!

Mọi người nghe Thầy nói như vậy thương kính quá, vì Thầy phải mang trong mình vết thương không bao giờ lành, mà còn nguy hiểm đến tánh mạng. Có vị nữ tu sĩ đến thăm, cúng dường ủng hộ cho Thầy một túi trái khổ qua rừng xắt mõng phơi khô để dành pha uống như uống trà. Trải qua một thời gian uống nước khổ qua rừng, lần hồi vết thương Thầy khô ráo và lành hẳn cho đến hôm nay đã hai mươi năm tu hành, Thầy trở thành vị Thượng tọa lành lặn, không bị tháo khớp mà cũng không phá giới ăn mặn.

Ở Việt Nam có ba loại Thầy Thuốc, một vị Thầy Thuốc khi chữa bệnh nhân ăn chay thì khuyên nên ăn mặn mới chữa trị, không ăn mặn không trị - một vị Thầy Thuốc không bàn đến việc ăn chay hay ăn mặn mà Thầy vẫn trị cho bệnh nhân - một vị Thầy Thuốc vẫn giữ nguyên việc ăn chay của bệnh nhân mà vẫn chữa trị cho bệnh nhân. Cả ba Thầy Thuốc nầy đều chữa lành bệnh cho bệnh nhân, đôi khi cũng không lành bệnh dẫn đến tử vong, hoặc bệnh nhân phải chuyển Thầy khác.

Theo Sư thì các Thầy Thuốc không nên xen vào việc ăn chay hay ăn mặn của bệnh nhân, mà vẫn chữa trị cho bệnh nhân, chỉ nên khuyến khích bệnh nhân ăn uống theo chế độ, theo lệnh điều trị của Thầy Thuốc thôi, như vậy mới đúng nghĩa Thầy Thuốc giỏi.

Khi chữa trị, Thầy Thuốc phải giết thú vật để làm thuốc điều trị cho bệnh nhận, trách nhiệm thuộc về Thầy Thuốc, có tội lỗi bao nhiêu thuộc về Thầy Thuốc, không xuất phát từ bệnh nhân. Làm Thầy Thuốc chữa bệnh, nên tìm phương thuốc tối ưu, phù hợp với hoàn cảnh của bệnh nhân là Thầy Thuốc đại tài. Với người tu sĩ Phật thì Thầy Thuốc tìm thuốc phù hợp với tu sĩ, với người ở ngoài thế tục thì Thầy Thuốc tìm phương thuốc theo thế tục mà chữa trị.

Với người ăn chay thì Thầy Thuốc tìm loại thuốc chữa trị cho người bệnh thuộc diện ăn chay, với người ăn mặn thì Thầy Thuốc tìm loại thuốc chữa trị cho người bệnh thuộc diện ăn mặn… đó là đức tánh của một đại lương dược xưa nay hiếm.

Ngày nay, thế lực văn minh khoa học xâm lăng vào lẽ sống và chết của con người, nói chung là vạn vật. Họ muốn cho con người và vạn vật sống thì được sống, muốn cho con người và vạn vật chết thì phải chết. Nhưng đối với người tu sĩ Phật chánh chân sẽ không phục tùng thế lực nầy và họ chiến thắng. Người tu sĩ Phật sống ngoài vòng sanh diệt của thế cuộc mới đúng là tu sĩ chánh chân, tu sĩ Phật bị lệ thuộc thế cuộc là tu sĩ sa đọa. Lẽ sống chết đối với tu sĩ Phật là thường tình, như thay áo cũ, mặc vào áo mới rồi tiếp tục đi về cố hương, đạt mục đích cứu cánh an vui tự tại, thế thôi.

Trên đây là một số ý hướng thượng cho Phật tử, các Bạn có cương quyết thì việc gì cũng thành công, cho dù các Bạn là bệnh nhân nhưng phải có ý chí tự quyết. Còn việc trị bệnh của Thầy Thuốc không liên quan đến việc ăn chay, ăn mặn của bệnh nhân, không nên khuyến giáo bệnh nhân ăn chay hay ăn mặn, mà chỉ lo trị bệnh cho bệnh nhân.

Cuối cùng, Sư có lời khuyến giáo: “khi Bạn là bệnh nhân thì Bạn là của Thầy Thuốc, Bạn là tu sĩ Phật khi Bạn hết bệnh…”. Chúc các Bạn an lạc.

HT Thích Giác Quang

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5550)
Trong việc đánh thức và cảnh báo về sự suy thoái môi trường và sự hủy diệt một số lượng lớn những loài động vật, vấn đề trở nên cấp thiết đối với loài người là đánh giá lại thái độ của mình đối với môi trường và động vật. Một nền văn minh mà ở đó chúng ta giết hại và bóc lột những dạng đời sống khác để sống thì không phải là một nền văn minh của những con người có tâm thức khỏe mạnh.
05 Tháng Năm 2016(Xem: 5824)
Thành phần: 200 g đậu nành (NÊN MUA ĐẬU NÀNH PHƯƠNG LÂM HẠT VÀNG ĐẬM, HẠT KHÔNG TRÒN VO NHƯ ĐẬU NGOẠI- ĐẬU PHƯƠNG LÂM CHO SỮA VÀ ĐẬU HŨ BÉO) ¾ chén dấm + 1/3 hay ½ muỗng muối: cả 2 khuấy đều (Nếu là 1kg thì nhân lên)
05 Tháng Tư 2016(Xem: 5516)
Những người xuất thân từ những gia đình có truyền thống ăn chay lâu dài qua nhiều thế hệ có thể bị nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư lớn hơn nếu như họ từ bỏ truyền thống ăn chay của dòng tộc, nghiên cứu mới cảnh báo như vậy.
01 Tháng Tư 2016(Xem: 5596)
Mục đích của bài viết này là để trình bày với các bác sỹ một bản cập nhật (thông tin mới nhất) về các chế độ ăn uống dựa trên thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Những mối quan tâm về việc gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe được nói đến trên toàn quốc, thậm chí là những lối sống không lành mạnh đang góp phần vào việc lan rộng bệnh béo phì, bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch.
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11957)
là tăng sĩ theo Phật giáo đại thừa mà vẫn chưa ăn chay được là một thiếu sót về văn hóa ẩm thực, cần phải nỗ lực khắc phục để vượt qua. Vì thế, không thể nói rằng, đức Phật không cấm ăn mặn trong Phật giáo nguyên thủy nên tăng sĩ theo đại thừa được quyền ăn mặn
07 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8111)
Trước tình hình thay đổi khí hậu của Trái đất cũng như tình trạng thực phẩm tại Việt nam đang bị nhiễm hóa chất nặng nề thì ăn chay là giải pháp hữu hiệu góp phần to lớn bảo vệ thế giới và sức khỏe loài người. Với tâm nguyện đó mà chương trình Ngày An lạc kỳ 5 tại Chùa Pháp Vân đã được diễn ra vô cùng thành công với chủ đề Ươm mầm yêu thương...
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5551)
Một trong những vấn đề lớn của nhân loại hiện nay là sự hâm nóng toàn cầu đang diễn ra. Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 7 (MDG 7) đề cập đến “Đảm bảo bền vững về môi trường”. Nhưng kể từ đầu thế kỷ 20, không khí và nhiệt độ mặt biển toàn cầu đã tăng khoảng 0,8°C (1,4°F), với khoảng hai phần ba sự gia tăng xảy ra từ năm 1980. Mỗi thập kỷ trong ba 2. thập kỷ qua, nhiệt độ liên tục nóng lên ở bề mặt trái đất hơn bất kỳ thập kỷ trước kể từ năm 1850.3
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7686)
Jean Sabastien Dufresne bắt đầu chuyển dần từ ăn mặn sang ăn chay cách đây chừng hơn 10 năm. Ý thức được thức ăn nuôi gia súc quá lớn thừa nuôi toàn dân trên trái đất này nên anh muốn phát tâm ăn chay. Biết rằng chất thải do các con vật gây ra quá lớn ảnh hưởng đến môi sinh, làm tăng sự nóng lên của trái đất, anh muốn ăn chay. Anh muốn ăn chay ngày đầu tiên là bởi muốn tốt lên cho trái đất.
28 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6984)
Ngày 26/10/2015, Trung tâm nghiên cứu vè ung thư (CIRC), một cơ quan của Tổ chức Y tế Thế giới (OMS), công bố trên tạp chí y y khoa The Lancet Oncology « tiêu thụ thịt đỏ ‘rất có thể’ gây ung thư cho con người ». Thông báo đưa ra đã gây những phản ứng trái chiều nhau trên thế giới, nhất là tại những quốc gia sản xuất và tiêu thụ các loại thịt.