Chết An Lạc Tái Sinh Hoan Hỷ

16 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 95335)


CHẾT AN LẠC TÁI SINH HOAN HỶ
Nguyên tác Anh ngữ: Peaceful Death, Joyful Rebirth
của đại sư học giả Tulku Thondup
Việt dịch: HT. Thích Như Điển & TT. Thích Nguyên Tạng
Chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc
Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu ấn hành 2011

chetanlactaisinhhoanhy-bia-sm
chetanlactaisinhhoanhy-bia2
Giáo lý Phật Giáo Tây Tạng chia hành trình luân hồi của chúng ta thành bốn giai đoạn:
1/ Giai đoạn đời sống thế gian
2/ Giai đoạn hấp hối
3/ Giai đoạn thoáng thấy chân tánh và ánh quang minh
4/ Giai đoạn trung ấm thân hay giai đoạn chuyển tiếp giữa lúc chết và lúc tái sinh

Bốn chương đầu sẽ trình bày tóm tắt bốn giai đoạn này. Để minh họa những chứng nghiệm về sự chết và cõi Trung Ấm, tôi trích dẫn nhiều tài liệu của các “delog”, tức là những người có khả năng thẩm thấu về tâm linh tới một mức độ nào đó đã trở về từ cõi chết và kể lại những gì họ đã trải qua, rất giống kinh nghiệm cận tử (near death) trong những cuốn sách của người Tây Phương ngày nay. Vì những chuyện về cõi Bardo này dài nên tôi dành trọn một chương (chương 5, những chuyện về cõi Trung Ấm) cho những lời kể về những cõi đáng sợ hoặc những cõi phúc lạc ở bên kia cái chết.

Vào cuối giai đoạn Trung Ấm chúng ta sẽ tái sinh về cõi nào, tại sao và như thế nào ? Chương 6 “ Tái Sinh” sẽ giải đáp những câu hỏi này và cung cấp một bản đồ giúp chúng ta tránh tái sinh vào những cõi thấp và biết cách chọn lựa những cõi lành để tái sinh như Cõi Cực Lạc hoặc các cõi Trời.

Cõi tịnh là những trụ xứ của các vị Phật nguyên thủy vốn là những sự thể hiện trí tuệ và từ bi. Những nghi thức của Phật Giáo Tây Tạng cho người chết và người hấp hối, thường bao gồm các pháp quán tưởng về các vị Phật này và trụ xứ của các Ngài, vốn là nguồn ban phúc lạc và sức mạnh tâm linh.

Trong cuốn sách này dạy chúng ta tập trung vào vị Phật nguyên thủy và phổ quát, đó là Phật A Di Đà, tức là Phật Vô Lượng Quang. Việc niệm danh hiệu và cầu nguyện Phật A Di Đà sẽ giúp người chết tái sinh trong cõi Cực Lạc của Ngài. Chương 7 nói về Phật Vô Lượng Quang và Cõi Cực Lạc, trình bày một cách sinh động nguồn phúc lạc này, dựa theo lời mô tả trong kinh sách.

Những người sống có vai trò rất quan trọng giúp người hấp hối và người chết đi sang cõi bên kia. Chương 8 “cách giúp đỡ người hấp hối và người chết”, hướng dẫn việc này cho những người thân, bạn bè và những người cần giúp đỡ khác, dù họ là tín đồ Phật Giáo hay ngoài Phật Giáo.

Đi sâu hơn vào truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, chương 9 “Nghi thức cho người hấp hối và người chết”, mô tả những nghi thức truyền thống mà các vị Lạt Ma hộ niệm cho người hấp hối và người chết trong những cộng đồng ở miền Đông Tây Tạng, nơi tôi trưởng thành và tu tập trong tông phái : Nyingma của Phật Giáo Tây Tạng. Chương 10 “ kết luận”, cũng là chương cuối tổng kết của tập sách...


Sách cùng tác giả có liên quan đến chủ đề:
CHẾT AN BÌNH, TÁI SINH HẠNH PHÚC -Biên soạn: Harold Talbott - Bản dịch Việt ngữ: Tuệ Pháp
Peaceful Death, Joyful Rebirth (Chết an bình, tái sinh hỷ lạc; Nxb Shambala Publications, 2006).
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10613)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 9255)
Ngậm ngùi bởi tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua lúc nào không hay. Ngậm ngùi phải chi hồi đó thế này thế khác... Hình như ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai, nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống. Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ. Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại. Quả là lý thú. Tóm lại, ta chẳng biết quý những giây phút hiện tại.
12 Tháng Tư 2015(Xem: 10347)
Bản văn này dịch theo tài liệu có tưạ đề “Relaxation for pain management: Free Relaxation Script” của chuyên gia y khoa trị liệu Candi Raudebaugh đang làm việc trong ngành y tế Canada. Phương pháp này ứng dụng thiền để đối trị đau đớn. Bản văn ghi lại một thời khóa người y sĩ hướng dẫn bệnh nhân, khoảng 45 phút. Bản Việt dịch thực hiện bởi Nguyên Giác.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6408)
Kinh nghiệm cận tử đã thu hút nhiều chú ý gần đây. Năm 2014, bộ phim Heaven Is for Real (Thiên đường có thật), kể về một cậu bé nhỏ nói với cha mẹ mình là cậu đã lên chơi ở thiên đường khi đang được phẫu thuật cấp cứu, đã đem về doanh thu đáng ngưỡng mộ $91 triệu tại Hoa Kỳ. Cuốn sách chuyển thể thành bộ phim xuất bản vào năm 2010, bán được khoảng 10 triệu bản và chiếm 206 tuần trong danh sách bán chạy nhất của New York Times.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 7148)
Đã có những bệnh viện và trung tâm lớn hiện đang chữa rất hiệu quả bệnh nan y mà nếu so với phương pháp Thực Dưỡng, nó gần như trùng khít. Sự kết hợp giữa Tây y và Thực Dưỡng sẽ là năng lượng cho bước tiến dài của ngành Y học thế giới.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 6116)
Cuối cùng thì những dự định, hi vọng, ước mơ, hoài bão cũng chỉ là khói bụi tan đi như những đám mây trên bầu trời mênh mông, vô tận kia. Đến một ngày rồi ai ai cũng đều phải trả lại cho đất trời những gì đã vay mượn để trở về.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 6191)
Hôm ấy, có một vị tỳ-khưu còn trẻ nhưng bị bệnh mất, thi hài được chư tăng hỏa táng. Một vài người thắc mắc sao còn quá trẻ mà đã hết tuổi thọ? Vài ngày sau, trong thành phố Āḷavī có người chết bệnh, có người chết nước, có người chết lửa, có người chết do sét đánh, có người chết do đao kiếm... được bàn tán chỗ này, nơi kia.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 6655)
Quán chiếu và thiền định về cái chết và sự vô thường được coi là rất quan trọng trong Phật giáo vì hai lý do: (1) chỉ vì ý thức đời sống ngắn ngủi và quý giá như thế nào nên chúng ta có thể làm cho nó có ý nghĩa và sống trọn vẹn với nó, (2) và bằng sự hiểu biết về tiến trình chết và tự mình làm quen với nó, chúng ta có thể loại bỏ sự sợ hãi vào lúc chết và bảo đảm cho một sự tái sinh tốt.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 23258)