Sự Tái Sinh Không Phải Là Đầu Thai

09 Tháng Bảy 201300:00(Xem: 18852)

SỰ TÁI SINH
(KHÔNG PHẢI LÀ ĐẦU THAI)
Fabrice Midal
Hoang Phong chuyển ngữ

Khái niệm về sự tái sinh không phải là một khái niệm đặc thù của Phật Giáo mà đấy chỉ là một học thuyết chủ trương sự « đầu thai » (métempsychose / metempsychosis, rebirth), Học thuyết này phát sinh từ một chủ thuyết bí truyền (esotericism) thiếu hẳn sự minh bạch và chủ xướng một linh hồn có thể trú ngụ trong nhiều thân xác khác nhau. Đấy cũng chẳng khác gì với các trò chơi điện tử mà người chơi phải trải qua nhiều « kiếp sống » thì sau đó mới thắng được (tức đội lốt một nhân vật nào đó trong cuộc chơi và phải chơi đi chơi lại nhiều lần cho « quen tay » thì mới thắng được). Quan điểm ấy mang tính cách tự xem mình là trung tâm và vì thế là những gì hoàn toàn trái ngược lại với giáo huấn của Đức Phật.

Hơn nữa như chúng ta đã biết, Phật giáo phủ nhận sự vĩnh cửu và đặc tính bất biến của linh hồn. Chẳng những linh hồn sẽ phải chết mà thật ra thì nó cũng đã chết khi phải chuyển đổi từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác. Chúng ta không còn giống với những lúc còn ấu thơ nữa, và sự sống thật ra sẽ còn tiếp tục biến chúng ta trở thành khác hơn với những gì mà chúng ta hiện đang có trong ngày hôm nay.

Thuật ngữ « tái sinh » có vẻ phù hợp nhất với giáo huấn của Đức Phật. Thuật ngữ này phản ảnh thật trung thực với từ punarbhava trong tiếng Phạn mà nghĩa từ chương là « sinh ra trở lại ». Khi cái chết xảy đến thì tất nhiên sẽ phải có một cái gì đó mất đi, thế nhưng cũng không phải vì thế mà bắt buộc phải có một cái gì khác còn giữ nguyên như cũ. Cũng thế, nếu đem ngọn lửa của một ngọn đèn này để thắp cho một ngọn đèn khác thì nó có còn giữ được đúng với ngọn lửa trước kia, tức là sau khi đã được chuyển từ ngọn đèn này sang ngọn đèn khác hay không ?

Một người nào đó sau khi tái sinh thì sẽ không còn giống như trước nữa thế nhưng cũng không phải là hoàn toàn khác hẳn.

Một mẫu đàm thoại rất nổi tiếng giữa nhà Vua Di-lan-đà (Milinda) và một đệ tử của Đức Phật là Na-tiên (Nâgasena) sẽ được trích dẫn dưới đây nhằm nêu lên tất cả sự khó khăn trong việc tìm hiểu về chủ thuyết này.

« Nhà vua Di-lan-đà hỏi nhà sư Na-tiên như sau :

- Thế linh hồn có hiện hữu hay không ?

- Trong lãnh vực của sự thật tuyệt đối thì không ! (linh hồn chỉ là một khái niệm quy ước)

- Này tỳ kheo Na-tiên, phải chăng là có một con người hoán chuyển từ thân xác này sang một thân xác khác hay không ?

- Không.

- Thế nhưng tại sao người thứ hai lại phải gánh chịu các lỗi lầm đã có từ trước (người tái sinh gánh chịu nghiệp do người quá cố gây ra).

- Nếu giả sử không có sự tái sinh thì nhất định là người ấy phải tiếp tục gánh chịu lỗi lầm từ trước. Thế nhưng vì có sự tái sinh cho nên người ấy không còn gánh chịu lỗi lầm nữa (có nghĩa là người tái sinh – hay là người « thứ hai » – sẽ phải gánh chịu các lỗi lầm từ trước. Khái niệm này tương đối khó nắm bắt bởi vì một mặt thì sự lý luận của chúng ta luôn bị chi phối bởi sự trường tồn, tức bởi « cái tôi » hay « cái ngã », và mặt khác thì chúng ta lại xem cái chết và sự tái sinh tượng trưng cho những sự « gián đoạn », và mỗi kiếp sống thì mang tính cách « độc lập ». Nếu muốn nắm vững khái niệm này thì có thể xem thêm « Na-tiên Tỳ kheo Kinh », vì trong kinh này có nhiều đoạn giải thích khá rõ ràng về sự tiếp nối và biến đổi giữa các kiếp sống của một cá thể dưới sự chi phối của nghiệp, hoặc cũng có thể xem thêm một bài viết ngắn mang tựa đề « Khái niệm về nghiệp trong Phật Giáo » của người dịch đã đăng trên các trang dieungu.org, hoặc quangduc.com..., hoặc cũng có thể sử dụng phép thiền định để quán thấy sự biến đổi của thân xác và tâm thức mình trong từng khoảnh khắc một và tiếp tục suy ra sự biến đổi ấy qua những kích thước sâu rộng hơn – ghi chú thêm của người dịch).

Đối với một số người thì khái niệm tái sinh như vừa được trình bày trên đây thật minh bạch và dễ hiểu. Âm hưởng của nó vang lên thật phù hợp với kinh nghiệm mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được trong khi thiền định. Trong những lúc thiền định đó thì người ta sẽ nghiệm thấy được các sự gián đoạn làm phát sinh ra sự tiếp nối liên tục như thế nào. Thế nhưng sẽ là một điều sai lầm lớn nếu cho rằng khái niệm này giữ một vai trò chủ yếu trong việc xây dựng đạo đức Phật Giáo : có nghĩa là các hành động hiện tại sẽ đưa đến các cảnh huống trong kiếp sống tương lai, và vì thế mà chúng ta phải làm điều lành và tránh điều dữ. Ngày nay sau những chỉ trích thật gay gắt đối với tôn giáo của Marx, Freud và Nietzsche thì đối với tôi thật hết sức khó để mà chống đỡ cho quan điểm trên đây (tức xem sự tái sinh như một hình thức hăm dọa để xây dựng đạo đức). Nếu luân lý phải cần đến một người cảnh sát để đe dọa khiến cho chúng ta phải khiếp sợ để mà áp đặt nó cho chúng ta, thì cái nền luân lý ấy tất không được chính đáng lắm.

Mặc dù có nhiều người Phật Giáo đưa ra những ý kiến khác hơn, thế nhưng riêng tôi thì vẫn tin rằng sự tái sinh quả thật không giúp ích gì cả cho việc thiết đặt đạo đức Phật Giáo. Không gian mở rộng do thiền định mang lại, biết lắng nghe con tim mở rộng và mong manh của mình cũng thừa đủ để giúp một người tu tập biết chọn cho mình một thái độ thích nghi nhất trong từng hành động của chính mình (đối với tác giả thì đạo đức Phật Giáo có thể phát động một cách tự nhiên và dễ dàng trong lòng mình, thế nhưng đối với một số người tu tập thuộc vào một cấp bậc còn yếu thì sự răn đe biết đâu đôi khi cũng cần thiết. Dầu sao thì « quả báo » cũng chỉ là một cách hiểu đã được đơn giản hóa về quy luật nguyên-nhân-hậu-quả khiến người tu tập e sợ phải « đầu thai » trong những hoàn cảnh tệ hại mà không dám làm điều ác trong kiếp sống này).

Vào thời kỳ Đức Phật còn tại thế thì tất cả người dân Ấn đều xem sự tái sinh như là một sự kiện hiển nhiên (sự tái sinh không phải là một khái niệm đặc thù của Phật Giáo, hầu hết các tín ngưỡng khác vào thời bấy giờ đều chủ trương có sự tái sinh). Thế nhưng ngày nay thì đã khác hơn nhiều. Tuy nhiên đấy không phải là những gì hệ trọng để chúng ta phải quan tâm. Trong từng khoảnh khắc một, chúng ta có một chút gì đó để chết đi và đồng thời cũng có một chút gì khác để tái sinh trong một hoàn cảnh mới. Vậy thì có cách nào giúp chúng ta tập buông xả những gì mà chúng ta luôn tìm cách để bám víu hay không ? Và làm thế nào để vượt thoát khỏi các chuẩn mực giới hạn hành động của chúng ta, hầu giúp chúng ta trở nên cởi mở hơn ?

Tôi tin rằng đấy mới đích thật là những gì thiết yếu trong những lời giáo huấn của Đức Phật. Trong từng giây phút một chúng ta phải biết tự giải thoát cho mình khỏi những gì đang bóp ngạt và giam hãm mình.

BÀI ĐỌC THÊM:

KINH NA TIÊN TỲ KHEO, Cao Hữu Đính

KINH NA TIÊN TỲ KHEO, Thiện Nhựt

MI TIÊN VẤN ĐÁP (MILINDA PANHA), Giới Nghiêm

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Chín 2014(Xem: 7130)
Con người trước khi chết đều trải qua giai đoạn hấp hối, đó là biểu hiện trước khi từ giã cõi đời. Lúc ấy, con người cần thức tỉnh, chấn chỉnh tinh thần, biết cuộc đời này là vô thường, duyên sinh, huyễn mộng, không thật, an trú trong hiện tại, vững tin Tam bảo và chuẩn bị trút hơi thở cuối cùng để ra đi nhẹ nhàng, thanh thản.
04 Tháng Tám 2014(Xem: 6672)
Phật dạy: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Một lão Hòa thượng khai thị thêm: “Thân thể là hư vọng, phải thật sự nhìn thấu, buông bỏ thân thể, thì thân thể sẽ phục hồi bình thường, tự nhiên khỏe mạnh, trường thọ.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 5747)
Sinh tử là quy luật hiển nhiên của tạo hóa. Cái chết là điểm dừng chân cuối cùng không ai tránh được. Đối với nhiều người Việt tha hương, chết không chỉ là hết, mà còn là sự chuẩn bị cho một ngày "trở về" - “quy cố hương.”
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 6463)
Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh. Một khi chúng ta được sinh ra trong vòng luân hồi sinh tử với thân thể này thì có nghĩa là chúng ta đã chịu sự ảnh hưởng của những phiền não và nghiệp chướng, cho nên bị ốm đau là điều không thể nào tránh khỏi. Đó cũng chính là bản chất của cơ thể chúng ta - thân thể này sẽ già đi và sẽ bị bệnh.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 10091)
Nói tới bí ngô, nhiều người cho rằng đây là một loại thực phẩm chứa nhiều đường tinh bột và nên tránh đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Nhưng đây chỉ là lời “phỏng đoán” mơ hồ và thiếu kiến thức về loại thực phẩm này.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 11999)
Lấy hai trái đậu bắp, cắt bỏ một tí đầu và đuôi, sau đó, cắt đôi theo chiều dọc rồi cho vào ngâm trong ly nước nguội, đậy lại qua đêm. Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, vớt bỏ hai trái đậu bắp ra rồi uống hết ly nước ngâm đó. Uống mỗi ngày, sau hai tuần sẽ thấy đường trong máu xuống một cách không ngờ.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 15002)
Suốt trên dòng biến động trong quá trình hiện hữu của mỗi con người chúng ta, trước khi đối diện với biến cố sau cùng là cái chết, sẽ có vô số các biến cố khác liên tiếp xảy ra. Có những biến cố đưa đến những “điều kiện thuận lợi” tạo ra một sự thoải mái và hạnh phúc nào đó, thế nhưng cũng có những biến cố “kém thuận lợi” hơn mang lại mọi thứ đớn đau và bệnh tật.
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 6298)
Rick Fields, nhà thơ, nhà văn, đệ tử của ngài Chogyam Trungpa Rinpoche và các vị thầy Tây Tạng theo truyền phái Kagyu và Nyingma, được xét nghiệm mắc bệnh ung thư phổi vào năm 1995. Ông từng là Tổng Biên tập của tạp chí Yoga Journal và có công thành lập tạp chí Tricycle vào năm 1991.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 5980)
Mike Keller là giảng viên tiếng Anh bậc đại học đã nghỉ hưu. Ông tham gia Trung tâm Thiền Houston đã tám năm qua, tham dự các khóa thiền và giảng dạy. Tổng cộng ông đã tu học được 34 năm. Ông cũng là tác giả của bài báo “Henry David Thoreau: A transpersonal view,” đăng trên Journal of Transpersonal Psychology, số mùa xuân 1977. Ông hiện đang sống với vợ ở Houston, Texas
12 Tháng Năm 2014(Xem: 10446)