Thăm Hỏi Người Bệnh Nặng

02 Tháng Giêng 201400:00(Xem: 10119)
THĂM HỎI 
NGƯỜI BỆNH NẶNG

 

(Tạp A Hàm, quyển 3 Kinh số 123, 124, 125 từ trang 556 đến 566, Kinh số 1032 trang 579, quyển 4 Kinh số 1122 từ trang 120 đến 123; Khóa Hư Lục)

 

  Khi đến thăm hỏi người bệnh, chúng ta cần biết bệnh trạng, thuốc men ra sao, thời gian lâm bệnh, hoàn cảnh, v.v.. Nếu đã biết phần lớn các vấn đề liên quan tới người bệnh, và thấy thuận tiện vào đề, chúng ta nói với bệnh nhân về lòng tin Tam Bảo.

 

1). Lòng tin Tam-Bảo.

 Bởi vì lòng tin lúc đó rất quan trọng và sẽ có nhiều lợi lạc đối với người bệnh, chúng ta nên dành một chút thời giờ để nói chuyện với người bệnh nếu có thể về Phật pháp. Khi người bệnh tin tưởng Phật Pháp Tăng rồi, chúng ta sẽ tiến tới bước thứ hai.

 

2). Hỏi người bệnh về người thân:

- Cụ (hay ông, bà, bác v.v…) nhớ thương người nào nhất trong gia đình?

 Nếu người bệnh trả lời:

- Có, tôi thương nhớ lắm, tôi nhớ thằng cháu nội dễ thương lắm, làm sao quên được v.v..

 Chúng ta trả lời:

- Cụ (hay ông, bà, bác v.v…) đã từng nhớ thương từ hồi nào tới giờ rồi, nhớ thương con cháu (hay vợ, chồng, cha, mẹ, v.v..) mà được sống mãi thì hãy nên nhớ thương. Đức Phật nói: “Nhớ thương mà không được sống mãi thì nhớ thương để làm gì?”; nhớ thương chỉ mang lại nhức đầu mệt mỏi mà thôi, cần phải quên đi cho đầu óc được thanh thản.

 Chúng ta nên hỏi lại bệnh nhân:

- Như vậy Cụ... có còn nên nhớ nữa không?

 Nếu người bệnh vẫn nói:

- Còn nhớ, không thể quên ngay được.

 Chúng ta phải cố thuyết phục bệnh nhân là cả đời đã từng thương nhớ chứ có phải không nhớ đâu, bây giờ thương nhớ cũng chẳng giúp được sống mãi mãi thì nên quên đi cho tâm được bình an. Khi người bệnh nói:

- Tôi không còn nhớ thương con cháu v.v… nữa.

 Chúng ta nên khen ngợi bệnh nhân về việc này, vì như vậy tâm thần sẽ được an ổn nhẹ nhàng v.v… và chúng ta tiến tới bước kế tiếp.

3). Hỏi về tiền của, tài sản:

- Cụ ... có nghĩ tiếc tiền, của, nhà cửa, v.v.. không?

(Lưu ý: Phải tuỳ trường hợp mà hỏi, người không có nhà, không có của chỉ hỏi về tiền mà thôi v.v…) 

 Nếu người bệnh nói :

- Có, tôi tiếc tiền của lắm, tôi nhớ nhà của tôi lắm v.v...

 Chúng ta phải khuyên người bệnh buông xả, quên đi, và nói:

- Nếu Cụ ... nghĩ tiếc tiền của, nghĩ nhớ nhà cửa, tài sản mà sống được lâu dài thì nên tiếc nhớ. Phật nói: “Đã không do tiếc nhớ tiền của ... mà được sống thì tiếc với nhớ để làm gì?”. Tiếc nhớ chỉ thêm mệt, thêm bệnh mà thôi; Cụ ... nên quên tiền của ... để cho tâm trí được thảnh thơi, yên ổn, khỏe khoắn v.v…

 Nếu người bệnh nói:

- Tôi không còn tiếc nhớ tiền của và tài sản nữa.

 Chúng ta nên: khen ngợi, ca tụng người bệnh, rồi tiếp tục bước tới.

 

4). Hỏi về sự tiếc hối (như hối hận, giận thù):

- Cụ ... có còn tiếc hối về điều gì trong lòng không?

 Nếu trả lời “có”, thì chúng ta hỏi đó là điều gì, và khi người bệnh nói điều hối tiếc, tuỳ theo đó trả lời thỏa đáng, hoặc giúp đỡ nếu có thể. Nếu người bệnh trả lời “không” có gì hối tiếc, chúng ta sang bước tới.

 

5). Hỏi về sự thèm muốn (ngũ dục thế gian).

 Ngũ dục về sắc, thanh, hương, vị, và xúc; chúng ta phải tuỳ cơ ứng biến mà hỏi về vấn đề này, tỉ dụ:

- Về sắc ta hỏi: Cụ ... có nhớ thèm coi Tivi không? v.v...

- Về thanh ta hỏi: Cụ ... có nhớ tiếng hát ca sĩ nào không?

- Về hương ta hỏi: Cụ ... có nhớ mùi gì không? v.v...

- Về vị ta hỏi: Cụ ... có nhớ thèm ăn gì không? v.v...

- Về xúc ta hỏi: Cụ có nhớ sự gần gũi người khác phái không? v.v...

 Chúng ta phải tự kiếm ra những câu hỏi có liên quan tới “ngũ dục” và có liên quan với bệnh nhân mà hỏi; nếu người bệnh trả lời có nhớ về bất cứ một thứ nào trong ngũ dục, chúng ta đều trả lời những sự hưởng thụ của con người ở thế gian là không hay, không bền, không bằng sự sung sướng thắng diệu cõi Trời. Hãy khuyên người bệnh không nên nghĩ nhớ ngũ dục thế gian, và nuôi chí nguyện thích sống sung sướng ở cõi Trời. Nếu người bệnh nói: “Tâm tôi đã xa lià những cái của con người, không còn nhớ nghĩ đến sự thèm muốn thế gian, vì trước kia tôi đã nuôi chí nguyện thích cảnh sung sướng cõi Trời rồi”. Như vậy, chúng ta khen ngợi bệnh nhân, xong tiếp tục sang bước sau.

 

6). Khen cảnh vui Niết-Bàn.

 Chúng ta nói với bệnh nhân:

- Mặc dù cảnh sống ở cõi trời tốt đẹp hơn cõi người, nhưng vẫn là vô thường, biến hoại, chứ không vĩnh cửu nên vẫn còn có khổ, có chết. Có cái vui tột khi thực hành sẽ đến Niết-Bàn vĩnh cửu, Cụ ... nên bỏ ý niệm về các cái sung sướng của cõi Trời, nên vui với cái vui tuyệt đỉnh của Niết-Bàn, bằng cách giữ tâm tĩnh lặng, không nghĩ nhớ bất cứ điều gì, không lo phiền, không sợ hãi, an nhiên tự tại, vắng lặng, là tối thượng, thù thắng sẽ dẫn tới Niết-Bàn.

 Như thế người bệnh từ từ lần lượt được nhắc nhở chỉ dẫn, khiến người bệnh được Niết-Bàn bất thối, vì tâm người bệnh sẽ hướng theo lời chỉ dạy ấy.

 

7). Hướng dẫn niệm Phật hay quán niệm. 

 Chúng ta, tùy trường hợp, có thể hướng dẫn người bệnh hoặc niệm Phật, hoặc Quán niệm như sau:

 

a). Niệm Phật: “Nam mô Tây Phương cực lạc thế giới, đại Từ đại Bi, tiếp dẫn Đạo-Sư A-Di-Đà Phật”. Nếu người bệnh qúa nặng không thể nhớ đọc câu dài như thế được, chúng ta rút ngắn lại như sau: “Nam mô tiếp dẫn Đạo-Sư A-Di-Đà Phật”, hoặc “Nam mô A-Di-Đà Phật” đều được cả, trường hợp này người niệm phải nhớ nghĩ Phật A-Di-Đà. Người bệnh khó mà nhìn hình mãi được, nên cho người bệnh nhìn hình Phật A-Di-Đà, rồi bảo người bệnh ráng nhớ trong đầu; trong khi niệm, chúng ta nhắc nhở người bệnh không nên nhớ nghĩ bất cứ chuyện gì, mà chỉ có nhớ tới Phật A-Di-Đà mà thôi, nên nhớ niệm ngày cũng như đêm, niệm cho tới nhất tâm bất loạn.

 

b). Quán niệm: Người không quen niệm Phật, chúng ta chỉ một trong bốn phép quán, nên nhớ, chỉ cần quán một trong bốn phép quán này cho thật thuần thục là đủ:

 

1- Quán niệm 18 Giới là:

- Sáu Căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

- Sáu trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

- Sáu Thức: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.

 Hãy quán: tất cả 18 giới đều không phải là ta, không vướng mắc tới ta; luôn luôn quán, nhớ nghĩ như thế.

2- Quán niệm sáu Đại.

 Thân: được hợp thành bởi Sáu đại là Đất, Nước, Gió, Lửa, Không gian, và Tâm thức; tất cả 6 đại đều không phải là ta, sáu đại không vướng mắc tới ta, quán nhớ nghĩ mãi như thế.

 

3- Quán niệm năm Uẩn (năm Ấm):

 Thân: gồm có Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

- Sắc (Thân xác, vạn vật, thế giới, vũ trụ).

- Thọ (Cảm nhận sự vui khổ, yêu ghét, nóng lạnh v.v…).

- Tưởng (Suy nghĩ, tưởng nhớ).

- Hành (Thân làm, miệng nói, ý nghĩ, tác ý).

- Thức (Hiểu, thấy, nghe, biết của 5 giác quan và ý thức).

 Tất cả 5 Uẩn: đều không phải là ta, ta không bị giới hạn bởi năm uẩn; luôn luôn quán, nhớ nghĩ như thế.

 

4- Quán niệm Thời Gian: Quá khứ, hiện tại, tương lai.

- Quá khứ đã qua rồi. - Hiện tại không dừng nghỉ. - Tương lai chưa tới.

 

 Tất cả ba thời quá khứ, hiện tại, tương lai chẳng phải là ta, ta không bị giới hạn bởi thời gian, quán mãi như thế

 Mọi pháp đều không có tự tánh riêng biệt, và đều do nhân duyên sinh, có duyên thì hội tụ, hết duyên thì tan hoại; đây là quán niệm muôn pháp đều không, phép quán cao siêu mà dễ thực hành.

 Mong rằng người Phật tử nên biết và nên áp dụng những lời Đức Phật dạy để làm lợi lạc cho chúng sinh.

 

Toàn Không

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 2015(Xem: 5231)
Trong Kinh Tương Ưng Bộ, có một bài kinh Đức Phật hỏi vua Pasenadi (Ba Tư Nặc), "Bệ Hạ có khỏe không? Những chuyện gì đã xảy ra, trong nước của Bệ Hạ?" Vua Pasenadi nói, "Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay là một ngày bình thường của một vị vua.
10 Tháng Chín 2015(Xem: 6968)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
07 Tháng Chín 2015(Xem: 6207)
Quyển sách nầy nhan đề là „Hiện tượng của Tử sinh“. Sinh và tử vốn là một hiện tượng; chứ không phải là sự có thật. Vì chết sống trong đời nầy chỉ là lần tiếp theo của những lần trước mà thôi. Chúng ta đã có không biết bao nhiêu lần chết đi và cũng đã có nhiều lần sống lại. Sống ở cõi nầy hay những cõi khác.
02 Tháng Chín 2015(Xem: 10853)
Tập san Hướng nhìn Phật giáo (Regard Bouddhique) số 10, tháng 3 và 4, 2015, với chuyên đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật", có một bài ngắn của nữ ký giả Suzanne Dellavoy phỏng vấn nhà sư Tây Tạng Phakyab Rinpoché, từng bị cầm tù và tra tấn bởi quân đội Trung Quốc ở Tây Tạng.
25 Tháng Tám 2015(Xem: 9223)
Tập san Phật giáo Regard Bouddhique (Hướng nhìn Phật giáo) của Pháp, số tháng ba và tư, 2015, với chuyên đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật" có một bài của nữ ký giả Carole Rap, phỏng vấn thiền sư Roland Yuno Rech về phép tọa thiền (zazen) và việc chữa trị bệnh tật.
21 Tháng Tám 2015(Xem: 8996)
Tập san Hướng nhìn Phật giáo (Regard Bouddhique) của Pháp số 9 (tháng ba và tháng tư năm 2015) với chuyên đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật" có một bài của Tseudru Dorjé phỏng vấn nhà sư Tây Tạng Kyabjé Thuksey Rinpoché về thái độ của người Phật giáo đối với các vấn đề bệnh tật và ốm đau.
08 Tháng Tám 2015(Xem: 8396)
Bởi ta đã thực hành trong cuộc đời, ta sẽ không sợ hãi khi tiến trình của sự hấp hối bắt đầu. Chúng ta sẽ bám rễ vào niềm tin và biết rõ thái độ nào là lợi lạc và thái độ nào không có lợi trong tiến trình này.
01 Tháng Tám 2015(Xem: 8380)
Sau nhiều năm nói với mọi người hóa trị liệu là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu nói với mọi người rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu: một cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 13344)
Năm ngoái có một số người đã viết thư cho chúng tôi hoặc vì họ có người thân vừa mất đi trong một tai nạn bất ngờ hoặc là vì con họ đã đột ngột ra đi. Hoặc cả hai như trong trường hợp con họ bị mất trong một tai nạn. Dĩ nhiên điều đó gây đau đớn khôn cùng cho gia đình của nạn nhân
24 Tháng Sáu 2015(Xem: 10865)
Khi thảo luận về nhu cầu tinh thần của người sắp chết dưới cái nhìn Phật giáo, trước hết chúng ta cần phải xem xét một số điểm quan trọng, thí dụ như: