Quan Điểm Phật Giáo Về Sự Đau Đớn Và Bệnh Tật

21 Tháng Sáu 201403:16(Xem: 15051)
QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO
VỀ SỰ ĐAU ĐỚN VÀ BỆNH TẬT
Nhiều tác gỉa
Hoang Phong chuyển ngữ
Nhà xuất bản Hồng Đức 2014
quan diem phat giao ve dau don - bia 2

Bản để in: QuanDiemPhatGiaoVeDauDonVaBenhTat

Lời Tựa

“Vì nguyên nhân sự hiện hữu của cái này hiện ra, cái kia hiện ra,
“Vì nguyên nhân sự tạo tác của cái này, cái kia phát sinh”

Quy luật mang tính cách toàn cầu chi phối tất cả mọi hiện tượng này đã được Đức Phật thuyết giảng cách đây hơn 2.500 năm và được ghi chép lại qua hai câu trên đây trong Đạo Can Kinh (Salistambasutra), cũng như trong nhiều bài kinh khác trong Kinh Tạng.
Từ quy luật này chúng ta cũng có thể suy ra rằng: Vì nguyên nhân s to tác ca năm th cu hp đưa đến sự hình thành của một cá thể, nên s già nua, bnh tt và cái chết cũng s xy ra với cá thể ấy.

Suốt trên dòng biến động trong quá trình hiện hữu của mỗi con người chúng ta, trước khi đối diện với biến cố sau cùng là cái chết, sẽ có vô số các biến cố khác liên tiếp xảy ra.

Có những biến cố đưa đến những “điều kiện thuận lợi” tạo ra một sự thoải mái và hạnh phúc nào đó, thế nhưng cũng có những biến cố “kém thuận lợi” hơn mang lại mọi thứ đớn đau và bệnh tật. Với các sự thoải mái và hạnh phúc thì cũng chẳng cần phải quan tâm dù rằng sớm hay muộn chúng cũng sẽ đưa đến một tình trạng “bất toại nguyện”, tức là một sự khổ đau nào đó. Thế nhưng đối diện với các sự đau đớn và bệnh tật thì chúng ta phải xử lý như thế nào? Là người Phật Giáo chúng ta phải hiểu rằng đau đớn và bệnh tật là do chính mình tạo ra cho mình, vì thế chính mình cũng phải tự giải quyết các khó khăn ấy cho mình. Cầu xin sự trợ giúp từ một sức mạnh thiêng liêng bên ngoài để hy vọng và chờ đợi kết quả cũng chỉ là một cách che dấu sự sợ hãi và lo âu của mình, đồng thời phản ảnh một thể dạng u mê nào đó trong sự vận hành của tâm thức mình mà thôi.

Quyển sách này trình bày quan điểm của Phật Giáo đối với sự đau đớn và bệnh tật cũng như các phản ứng và thái độ mà người Phật Giáo cần phải có để giúp mình đối phó với các khó khăn ấy. Ngoài hai bài kinh trong Kinh Tạng sẽ có thêm một vài bài giảng và bài viết khác của các nhà sư, học giả và khoa học gia Phật Giáo thuộc các bối cảnh thời gian và địa lý khác nhau, qua các học phái cũng như các quan điểm khác nhau về chủ đề này:

1- Đức Pht thuyết ging v s đau đớn (Kinh Sallatha Sutta, Tương Ưng Bộ Kinh/Samyutta Nikaya, PTS: S iv 207. CDB ii 1263)
2- Đức Pht tng cm nhn các giác cm đau đớn (Kinh Sakalika Sutta, Bài Kinh V Mnh Đá: Tương Ưng Bộ Kinh 3.18 và 4.13)
3- Không nên trì hoãn sang ngày hôm sau (Eihei Dogen/Đạo Nguyên, thiền sư Nhật Bản thế kỷ thứ XIII, học phái Tào Động)
4- Cái chết là mt th bnh ung thư (Ajahn Liem, 1941..., nhà sư Thái Lan, Phật Giáo Theravada)
5- Y khoa cũng ch là cách luyn đan (Khyentsé Rinpoché, 1910-1991, đại sư Tây Tạng, học phái Ninh Mã/ Nyinmapa)
6- Thái độ ca người Pht Giáo v s đau đớn (Ajahn Brahmavamso Mahathera, 1951-..., nhà sư người Anh, Phật Giáo Theravada)
7- Giáo hun ca Đức Pht v s đau đớn và kh đau (Rich Heller, học giả Phật Giáo và khoa học gia người Mỹ)
8- Thm định vai trò ca Nghip để mang li mt cuc sng vn toàn: Mt đóng góp ca Pht Giáo (Mauritz Kwee, bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học và phân tâm học Phật Giáo, cư sĩ và học giả Phật Giáo người Hòa Lan)
9- T bi là mt phương thuc cha tr vô song (Sofia Stril-Rever, nữ học giả Phật Giáo người Pháp, tu tập theo Phật Giáo Tây Tạng và là đệ tử của Đức Đạt-lai Lạt-ma)
10- Đức Pht, v Lương Y vô song (Jean- Pierre Schnetzler, 1929-2009, bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học và phân tâm học Phật Giáo, người Pháp)

Hy vọng rằng các bài được chọn lựa trên đây sẽ phản ảnh được phần nào quan điểm của Phật Giáo về sự đau đớn và bệnh tật, tuy nhiên mọi sự thẩm định và phán đoán là phải dành cho người đọc. Ngoài ra về phương diện trình bày, người dịch cũng mạn phép xin ghép thêm một vài ghi chú nhỏ (được đặt trong hai ngoc kép và bng ch nghiêng) nhằm giúp người đọc tìm hiểu và theo dõi nội dung trong các bản gốc được dễ dàng hơn.

Bures-Sur-Yvette, 15.06.14

Hoang Phong




Một số sách cùng dịch giả/tácgiả

2006- Ý nghĩa sự sống - Luân hồi và sự tự do (nxb: Văn Hóa Sài Gòn)

2007- Nhận thức cái chết để sống tốt hơn (nxb: Phương Đông)

2008- Giáo Huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma (nxb: Phương Đông)

2008- Tu Tuệ (nxb: Phương Đông)

2008- Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ (nxb Phương Đông)

2009- Ryokan gã thiền sư đại ngu trên con đường trống không (nxb: Văn Hóa Sài Gòn)

2009- Những lời khuyên tâm huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma (nxb: Tôn Giáo 2009)

2010- Chủ động cái chết để tái sinh trong một cuộc sống tốt đẹp hơn (nxb: Phương Đông)

2010- Trí Tuệ trong Phật Giáo (nxb: Phương Đông)

2010- Con đường đưa đến hạnh phúc (nxb: Phương Đông)

2010- Một cõi Tịnh Độ trong mỗi chúng ta (nxb: Tôn Giáo)

2011- Cẩm nang cho cuộc sống (nxb : Tôn Giáo)

2011- Vì Mẹ một vần thơ (nxb: Văn Hóa)

2011- Những lời khuyên tâm huyết của Đức Đạt-lai Lạt-ma (nxb: Phương Đông)

2011- Phật Giáo trong thế giới tân tiến ngày nay (nxb: Phương Đông)

2011- Thể dạng trung gian giữa cái chết và sự tái sinh (nxb: Phương Đông)

2011- Khái niệm về tám mối lo tuan thế tục (nxb: Phương Đông)

2012- Quyển sách cho nhân loại (nxb: Phương Đông)

2012- Phật Giáo trong thế giới tân tiến ngày nay (nxb: Tôn Giáo)

2012- Khổ đau phát sinh và vận hành như thế nào (nxb: Phương Đông)

2012- Nhìn lại bản chất con người (nxb: Phương Đông)

2012- Phật Giáo nhập môn (nxb: Phương Đông)

2012- Cốt lõi của cội bồ đề (nxb: Phương Đông)

2013- Khái niệm Tánh Không trong Phật Giáo (nxb: Hồng Đức)

2013- Tu Tuệ (ấn bản mới) (nxb: Hồng Đức)

2014- Tìm hiểu Phật Giáo Theravada (nxb: Hồng Đức)

Qúy độc giả có thể xem các sách đã in trên tại Thư Viện Hoa Sen:
Giới Thiệu Những Tác Phẩm Của Hoang Phong







Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tư 2016(Xem: 6355)
Mặc dù có một lịch trình huấn-luyện bận rộn tại Thái Lan, Bác Sĩ Suresh Kumar vẫn dành thời gian nói chuyện với nhà sư Phra Paisal Visalo, là Tu Viện Trưởng của Tu Viện Phật Giáo Wat Pasukato, và cũng là người sáng lập Hệ Thống Phật Giáo Cho Người Chọn Cái-Chết Bình-An (hospice)
12 Tháng Ba 2016(Xem: 8214)
Hiện nay, hầu hết người ta đều nghĩ rằng võ học Trung Quốc là xuất phát từ chùa Thiếu Lâm, võ thuật Thiếu Lâm là do Bồ-đề Đạt- ma sáng tạo, và Dịch cân kinh là thánh điển của võ học Thiếu Lâm! Nhưng thực ra quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Võ học Trung Quốc đương nhiên không xuất phát từ chùa Thiếu Lâm, võ thuật Thiếu Lâm không phải do Bồ-đề Đạt-ma sáng lập, và Dịch cân kinh cũng không phải là công phu của Phật môn.
01 Tháng Ba 2016(Xem: 6518)
Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết. Đúng ra, chúng ta nên nghiệm về nó hàng ngày. Đức Phật khuyên nên nghĩ về cái chết thường xuyên ( Maraṇānussati ) vì làm vậy có nhiều cái lợi.Chúng ta hãy xem suy nghiệm về cái chết thì được lợi như thế nào.
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 8051)
Miêu tả 2.500 trường hợp thuộc dữ liệu của trường Đại học Virginia (Hoa Kỳ) được các nhà nghiên cứu tìm hiểu cẩn thận kể từ khi bác sĩ Ian Stevenson nghiên cứu trường hợp đầu tiên cách đây 40 năm. Tiền kiếp - có hay không? trình bày các trường hợp này một cách rõ ràng và đi sâu vào giả thiết rằng ý thức vẫn có thể tồn tại sau khi bộ não chết đi. Đây là một cuốn sách thú vị và gợi suy nghĩ; nó có thể thách thức và làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn của độc giả về sự sống và cái chết.
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7372)
Nội dung chính của quyển sách như chính tác giả xác định trong phần giới thiệu là “để chuyển tải thông tin cực kỳ quan trọng” về cái khám phá “hạt nhân” của sức khoẻ tim mạch – một phân tử nhỏ bé mang tên Nitric Oxide. NO – như cách gọi của các nhà hóa học – được cơ thể sản sinh ra đặc biệt nhằm giúp các động mạch và mạch máu không bị xơ vữa gây đột quị
16 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10518)
Vì vậy, ngày hôm nay, tất cả con cái, người thân tụ tập nơi đây với nhau, con hãy suy xét xem bằng cách nào cha mẹ của mình lại có thể trở thành con cái của mình đời hiện tại. Trong những đời trước con là con cái của cha mẹ, bây giờ họ trở thành con của con. Trí nhớ của họ giảm đi, đôi mắt của họ mờ đi. Đôi khi họ cắt ngang lời nói của con. Hãy đừng để những điều này làm lãng xao dòng tâm. Tất cả những ai đang chăm sóc người bệnh đều phải biết buông xả.
05 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6501)
Cấy ghép bộ phận cơ thể trở thành một cách điều-trị y-khoa đã được chấp nhận, để thay thế các bộ phận cơ thể đang hư-hỏng ở vào giai-đoạn cuối. Tuy nhiên, chỉ có bản thân chúng ta là có thể giúp cho việc hiến tạng thành công. Sau đây là một số sự thật quan trọng về việc hiến tặng bộ phận cơ thể:
15 Tháng Mười 2015(Xem: 8832)
Quả là một chuyện không được cho là bình thường vì đang khỏe mạnh yêu đời mà lại đi đến các nhà quàn hỏi thăm vấn đề hỏa táng hay chôn cất người chết vì nhiều người quan niệm rằng nói về cái chết là một điều cấm kỵ, có thể mang lại vận sui vào người.
01 Tháng Mười 2015(Xem: 5078)
Cổ nhân có câu: "sinh, bệnh, lão, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi. Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi “thất thập cổ lai hi”.