Ngẫm về sự sống, cái chết

30 Tháng Ba 201707:39(Xem: 4547)
NGẪM VỀ SỰ SỐNG, CÁI CHẾT
Trần Quê-Phương Thảo

Gần đây, dư luận quan tâm tới những lời dặn dò của nữ nhà văn Quỳnh Dao, tác giả của nhiều tiểu thuyết tình cảm được dịch ra tiếng Việt, chuyển thể thành phim có ảnh hưởng rộng rãi hơn 40 năm qua.

Trong di thư, nữ nhà văn năm nay 80 tuổi căn dặn người thân của mình, khi bà sắp mất, cho dù có bệnh tật thế nào cũng không được dùng các biện pháp y khoa đặc biệt như ống thở hỗ trợ, phẫu thuật, không miễn cưỡng áp dụng các biện pháp cấp cứu, chỉ cần để bà ra đi một cách tự nhiên.

Nữ sĩ nổi tiếng này cũng nói rõ quan niệm của bà, rằng cái chết là việc riêng tư, và do đó, bà mong muốn tang lễ của mình thật đơn giản, không tổ chức theo nghi thức rườm rà, không đăng cáo phó, không tổ chức lễ truy điệu, tưởng nhớ, không đốt vàng mã, không lập linh vị, không cần cúng bái vào ngày giỗ, tiết Thanh minh theo truyền thống thông thường của nền văn hóa ảnh hưởng Trung Quốc…

“Cái chết là việc riêng của gia đình, nên tốt nhất là không làm phiền đến những người xung quanh, nhất là giới hâm mộ”, bà viết.

Nữ sĩ Quỳnh Dao cũng căn dặn người thân trong gia đình công khai tin bà ra đi sau khi đã hoàn tất lo hậu sự cho bà, bởi bà là người nổi tiếng, nên như thế để tránh dư luận báo chí lấy làm đề tài khai thác tin tức cũng như đời tư đã trải qua, có thể gây phiền lòng đến người thân trong gia đình.

Điều quan trọng, nữ sĩ Quỳnh Dao chia sẻ rằng bà hoàn toàn lạc quan, minh mẫntích cực, yêu đời khi viết bức di thư. Sự minh mẫn ấy được thể hiện qua tiết lộ hiện bà đang tiếp tục sáng tác để xuất bản những tác phẩm mới, trong sự hợp tác với người cháu của mình.

Chuyện của nữ sĩ Quỳnh Dao khiến chúng ta nhớ tới những lời dặn của một vị cao tăng Phật giáo Việt Nam hiện đại, đó là ngài Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Đệ nhất Pháp chủ của Giáo hội.

thich-duc-nhuanNăm 1987, ở tuổi 90, trong trạng thái tỉnh giác, ngài cũng đã để lại những điều quan trọng trong “Lời dặn”.

Theo đó, ngài đã nhấn mạnh sinh tử đối với người tu là chuyện tự nhiên, bình thường. Ngài nhấn mạnh bổn phận của người tu, của Giáo hộiduy trì Phật pháp hướng lên Tam bảo, nêu gương chánh tín, bài trừ mê tín, không đồng bóng đốt vàng mã, không xóc thẻ xin âm dương… Ngài cho rằng đó là những thứ của đạo khác xen lẫn vào đạo Phật.

Với cá nhân, ngài lưu ý rằng khi ngài sắp xả báo thân, không nên ép dùng các thứ bổ dưỡng kéo dài sự sống, cũng như dùng các biện pháp chăm sóc y tế đặc biệt gây phiền hà cho các y bác sĩmọi người.

Về hậu sự, ngài cũng căn dặn rằng “tang lễ chỉ cần đơn giản tiết kiệm, tuyệt đối không nhận tiền bạc của chư Tăng Ni, các tuần tiết và ngày giỗ hàng năm cũng vậy”. Viếng tang lễ không nên sắm sửa vòng hoa, vì như vậy sẽ lãng phí và làm tổn hại đến môi trường tự nhiên, nhọc người làm vệ sinh thu dọn. Nếu ai có lòng nghĩ đến ngài, theo lời ngài để lại, nên tụng nhiều kinh điển Đại thừa, cầu quốc thái dân an, hồi hướng tiên tổtứ ân, lục đạo, quan trọng hơn cả là “tin sâu, hành đúng và nguyện thiết” vào Chánh pháp của Phật. Đó là cách tạo duyên để cùng chí hướng với ngài.

Một bậc cao tăng, một người nổi tiếng có những lời dặn về hậu sự của mình một cách tha thiết, bởi cái chết là một phần tự nhiên của đời sống, đến lúc ra đi thì ra đi. Đó là điều bình thường, nhưng thông thường ít ai chấp nhận, mà luôn mộng huyễn về một sự vĩnh cửu, bền vững dài lâu.

Mọi hành xử đúng trong cuộc đời này đều xuất phát từ nhận thức đúng đắn. Nhận thức đúng đắn luôn ở trong trạng thái tỉnh thức, không bị lệ thuộc vào tập quán, các cực đoan, và ngay cả với những điều được số đông cho rằng là truyền thống cần bảo lưu, gìn giữtôn trọng. Khi có được nhận thức như thế, mỗi phút giây sống trên cuộc đời này đều đáng quý, nỗ lực sống có ích, không gây não hại, phiền hà cho người khác. Và lúc các duyên tan rã, từ giã cõi đời cũng an vui, hẹn một đời sống khác tốt đẹp, chắc chắn là thế vì đời sống này đã tạo nên nhiều duyên tốt đẹp!

Đời hay đạo, vấn đề không phải ở hình thức, mà quan trọng hơn là ở nhận thức, lối sống và cách hành xử. Người có bản lĩnh, có đức tin sẽ không bao giờ hoảng sợ, kháng cự, cầu xin ân huệ... khi đối diện với cái chết, bởi chết là một phần tự nhiên của đời sống này. 

TIN BÁO CHÍ:

Di thư "thanh thản ra đi" của nữ sĩ Quỳnh Dao
Ngày 12-3, nữ sĩ Quỳnh Dao bất ngờ công khai bức di thư để lại cho con trai và con dâu, dặn dò chuyện hậu sự sau khi bà qua đời, thu hút sự quan tâm của giới hâm mộ.

Nữ sĩ Quỳnh Dao là nhà văn kiêm nhà biên kịch của thể loại tiểu thuyết tình cảm lãng mạn như Song ngoại, Dòng sông ly biệt, Bên dòng nước, Một thoáng mộng mơ, Hoàn Châu công chúa… 

Tuy là “mẹ đẻ” của những câu chuyện tình cảm lãng mạn đẫm nước mắt, nhưng đứng trước ngưỡng cửa 80, bà lại rất lạc quan về quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”. 

Nữ sĩ Quỳnh Dao cho biết bà tình cờ đọc được bài viết "Hẹn trước bản thân về sự cáo biệt tốt đẹp",bài viết khiến bà cảm xúc nên đã viết bức di thư để lại cho con trai và con dâu, căn dặn chuyện hậu sự. Sợ người thân sau này vì quá thương tiếc sự ra đi của mình mà không làm theo di nguyện, bà đã thông qua trang cá nhân để công khai bức di thư. 

“Khi sống nguyện như ngọn lửa, đốt cháy đến giây phút cuối cùng của cuộc đời. Khi chết nguyện như hoa tuyết, bay lất phất, hóa thành cát bụi" Nhà văn Quỳnh Dao

Ngoài ra, từ bài viết "Hẹn trước bản thân về sự cáo biệt tốt đẹp", nữ sĩ Quỳnh Dao còn biết rằng ở Đài Loan có luật “Quyền lợi tự chủ của bệnh nhân”, sẽ được áp dụng từ ngày 6-1-2019.  

Quỳnh Dao nhấn mạnh đây là bức thư quan trọng nhất trong cuộc đời bà, vì sang năm bà sẽ bước vào tuổi 80, bà cho rằng cuộc đời mình không ra đi bởi chiến tranh, tai nạn ngoài ý muốn… thì đã là sự yêu thương của ông trời: “Vì thế, từ nay về sau tôi sẽ mỉm cười mà ra đi”. 

Đồng thời, Quỳnh Dao còn nói rõ năm điểm quan trọng dặn dò người thân: Cho dù có bệnh tật nghiêm trọng thế nào cũng không được làm phẫu thuật, không đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, không sử dụng ống thở hỗ trợ, không miễn cưỡng áp dụng các biện pháp cấp cứu, chỉ cần để bà ra đi một cách không đau đớn là được.

Bên cạnh đó, Quỳnh Dao cũng nói rõ bà mong muốn tang lễ của mình thật đơn giản, không tổ chức theo nghi thức, không đăng cáo phó, không tổ chức lễ truy điệu, tưởng nhớ, không đốt vàng mã, không lập linh vị, không cần cúng bái vào ngày giỗ, tiết Thanh Minh… 

Điều mà Quỳnh Dao mong muốn là một tang lễ thật đơn giản, không làm phiền đến người khác: “Cái chết là việc riêng của gia đình, nên tốt nhất là không làm phiền đến những người xung quanh, nhất là giới hâm mộ”. 

Quỳnh Dao cũng căn dặn gia đình sau khi lo hậu sự cho bà hoàn tất mới công khai cái chết của bà, như thế tránh dư luận báo chí lấy làm đề tài, gây phiền lòng đến người thân trong gia đình

Cuối cùng, Quỳnh Dao bày tỏ rằng bà viết bức di thư này với tinh thần lạc quantích cực. Bà còn tiết lộ bây giờ bà đã có thể yên lòng để lên kế hoạch cho tác phẩm mới, bà dự định cùng cháu gái hợp tác thực hiện quyển truyện tranh viết về đề tài hành tinh miêu. 

38 tác phẩm được đưa lên màn ảnh

Nữ sĩ Quỳnh Dao sinh năm 1938, nguyên quán ở Hồ Nam, Trung Quốc. Năm 9 tuổi, Quỳnh Dao đã bắt đầu sáng tác, năm 16 tuổi bà cho ra mắt bộ tiểu thuyết đầu tay Vân ảnh. Đến năm 24 tuổi, bà có gần 100 tập truyện ngắn cùng hai bộ tiểu thuyết Tầm mộng viện và Hạnh vận thảo. 

Nếu chọn Song ngoại (1963) là tác phẩm đầu tay thì đến nay Quỳnh Dao đã sáng tác 54 bộ tiểu thuyết, trong đó có 38 tác phẩm được chuyển thể thành phim ảnh.  Ngoài ra, Quỳnh Dao còn rất thành công với vai trò nhà sản xuất với loạt phim Hoàn Châu công chúa, Tân dòng sông ly biệt, Không phải hoa chẳng phải sương.

Thục Nghi tổng hợp
(theo Giác Ngộ)

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5969)
Gần phân nửa số người Mỹ 85 tuổi mắc bệnh Alzheimer's, một chữ mà người Việt ở Mỹ đã quen thuộc và thường dịch là bệnh lẫn. Một số người còn mắc bệnh này khi chưa đến 65 tuổi, được gọi là bệnh lẫn sớm. Căn bệnh quái ác này thường lởn vởn trong óc tất cả chúng ta và nhiều người thường tự hỏi “Có phải mình đang mắc chứng Alzheimer's sớm?”
13 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6888)
The Journal of Complementary Medicine tại Úc, năm 2006, vol 5 số 5 page 34, có nói về các loại thảo mộc liên quan đến bịnh tiểu đường, chẳng hạn như cây quế (Cinnamon), mà kết quả của nó được báo cáo khi nó được d̀ùng điều tṛi tại các bịnh viện, với những bằng chứng như sau:
11 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12281)
Bài nói chuyện của bác sĩ William Li về một phương thức tiếp cận mang tính đột phá trong y học để chữa trị nhiều bệnh hiểm nghèo, nhất là các loại ung thư và béo phì, dựa trên những hiểu biết mới của bộ môn "angiogenesis" về cơ chế tạo mạch máu. Những hiểu biết này còn giúp tất cả chúng ta có thói quen ăn uống lành mạnh hơn để có đời sống khỏe mạnh và tuổi thọ cao hơn.
17 Tháng Mười 2014(Xem: 17808)
MORGAN HILL, California (VB) -- Báo San Jose Mercury News hôm 15-10-2014 có bản tin viết về trường hợp một buổi chữa bệnh thần kỳ do một vị y sĩ từ Việt Nam sang -- chữa bằng sức mạnh huyền bí. Bài báo nói về buổi chữa bệnh hôm Thứ Tư 15-10-2014, tại ngôi chùa Tâm Từ Buddhist Temple, ở thành phố Morgan Hill, ngoại ô của San Jose.
13 Tháng Mười 2014(Xem: 6366)
Làm người ai cũng muốn được mạnh khoẻ và sống lâu. Ở phương Đông trước thế kỷ thứ 20, các đạo sĩ vào núi luyện cách trường sinh và có tuổi thọ cao hơn người thường (70-80 tuổi thay vì 50-60 tuổi). Theo khoa học ngày nay, các đạo sĩ Lão Giáo đạt được tuổi thọ nhờ dinh dưỡng tốt vì ăn nhiều trái dâu và những loại quả nhỏ mọng nước không có hạt (berries) mọc hoang trong núi chứa nhiều chất kháng oxy hoá và tập thể dục (quyền Võ Đang) thường xuyên.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 7005)
Người Việt có câu “Mười con không nuôi được cha mẹ”, nhưng bao giờ “Nước mắt (cũng) chảy xuôi”. Có lẽ đó cũng là kiếp luân hồi của con người. Đã có bao câu chuyện buồn về những người già ở phương Tây, nhưng với văn hoá, đạo lý truyền thống của người Việt dường như nỗi buồn đó còn là nỗi đau gấp bao lần vì những người già phải xa quê hương, nguồn cội... Bài tạp văn của Huy Phương mang đến cho bạn đọc một nỗi niềm đau đáu khó quên...
21 Tháng Chín 2014(Xem: 12152)
Đức Phật có nói đến “sự tái sinh”, nhưng tôi có cảm tưởng rằng hầu hết mọi người, kể cả một số bậc cao tăng học giả, đã hiểu lầm và giải thích sai lạc ý nghĩa của sự “tái sinh” theo quan điểm của Đức Phật. Họ noi về sự tái sinh theo cái cách mà những người khác nói về sự tái hiện thân, và họ nói rằng, ...
14 Tháng Chín 2014(Xem: 8480)
Cái tuổi 40 thiệt khó nói là già hay trẻ. So với tuổi 80 thì đó là nửa đường, nhưng với tuổi 70 thì đã quá nửa. Vậy rồi cứ nghe se mình một tí là nghĩ ngợi lung tung. Thời nay ngoài mấy kiểu chết bất trắc, còn có chuyện dư đường, dư mỡ. Không kể bệnh nan y, chỉ cần vài năm không chịu thử máu là chuyện gì cũng có thể xảy ra.
10 Tháng Chín 2014(Xem: 14786)
Hiểu được lẽ vô thường của Phật giáo, cố gắng tu tập thân tâm đưa mình đến an lạc luôn luôn thấy thân xác nhẹ nhàng, thì cũng sẽ thấy bệnh tật nhẹ hàng hơn phần nào. Thân tâm an lạc cũng làm cho mình bớt được những hỷ nộ ái ố do những căng thẳng cuộc sống gây nên cũng bớt được một số bệnh tật.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 7123)
Con người trước khi chết đều trải qua giai đoạn hấp hối, đó là biểu hiện trước khi từ giã cõi đời. Lúc ấy, con người cần thức tỉnh, chấn chỉnh tinh thần, biết cuộc đời này là vô thường, duyên sinh, huyễn mộng, không thật, an trú trong hiện tại, vững tin Tam bảo và chuẩn bị trút hơi thở cuối cùng để ra đi nhẹ nhàng, thanh thản.