Điểm Dừng Chân Cuối Cùng Của Đức Phật

20 Tháng Ba 201300:00(Xem: 26621)

CUỘC HÀNH HƯƠNG ĐẾN
ĐIỂM DỪNG CHÂN CUỐI CÙNG 
CỦA ĐỨC PHẬT

bandohanhuong_02Sáng sớm ngày 1 tháng 3 năm 2011, chúng tôi rời Tỳ Xá Ly (Vaishali) thủ đô của xứ Cộng hòa Licchavi đầu tiên trên thế giới vào thời Phật tại thế, nơi mà Ngài đã đã thuyết về sự vô thường của vạn pháp và tuyên bố rằng ngày Niết bàn của Ngài sắp đến; để lần theo bước chân Ngài đã đi, về hướng Câu Thi Na (Kushinagar hay Kushinara). Không biết ngày xưa Ngài và Tăng đoàn đã đi bộ mất bao nhiêu ngày với khoảng cách 280 km đường dài mới tới được làng Pava ngoại ô của Kushinagar, nhưng ngày nay nếu không tính thời gian thăm viếng ba nơi trong lộ trình, chúng tôi đi xe chỉ mất khoảng bốn tiếng đồng hồ. Chỉ nghĩ đến điều này, chúng tôi không khỏi xúc động tưởng nhớ đến công ơn sâu dày của Ngài đi hoá độ chúng sinh.

Trên đường đi về hướng Câu Thi Na, đoàn ghé thăm đảnh lễ Tháp Xá Lợi Phật Licchavi, nơi đây là một nhà mái vòm được dựng lên để che chở cho công trình khai quật tháp cổ chứa một phần tám Xá Lợi Phật dành cho bộ tộc Licchavi (Hình 1). Sau đó đoàn thăm viếng tháp Kesarea, nơi thờ bình bát của Đức Phật và nơi Đức Phật đã thuyết pháp cho dân Kalamas với bài kinh nổi tiếng Kālāma Sutta (Hình 2). Đến xế chiều chúng tôi ghé thăm di tích nhà cư sĩ Thuần Đà, cũng ở làng Pava. Trước khi đến nền nhà của Thuần Đà chúng tôi phải đi bộ qua một con đường hẻm của nhà dân (Hình 4). Hiện nay nền nhà không còn rõ nét mà chỉ là một ụ đất cao đã bị xói mòn theo thời gian (Hình 3).

Pava thời đức Phật là một đô thị cổ, trung tâm truyền giáo của Kỳ Na Giáo, nay là một thị trấn nhỏ, dân cư khá đông đúc cách Kushinagar khoảng 15 cây số về hướng Đông. Chính nơi đây Phật đã thọ nhận bữa ăn cuối cùng do cư sĩ Thuần Đà (Cunda) cúng dường với món ăn đặc biệt chỉ riêng ngài dùng là món sukkara-maddava (một loại nấm mộc nhĩ). Sau đó, Thế Tôn bị nhiễm bệnh nặng. Tuy vậy, Ngài vẫn chánh niệm, tỉnh giác, và chịu đựng cơn bệnh một cách bình thản cùng Tăng đoàn tiếp tục băng qua sông Kakuttha về Kushinagar. Ngài và Tăng đoàn nghỉ tại rừng cây sala bên bờ sông. Sau khi hỏi trong chúng đệ tử còn có ai cần hỏi điều gì nữa không, Đức Phật đã thuyết bài pháp cuối cùng rằng: “Hãy ghi nhớ, tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Hãy tinh tấn, chớ có buông lung phóng dật”. Thuyết xong, Ngài an nhiên thị tịch vào đúng nửa đêm trăng tròn tháng Vesakha (năm 483 trước Công nguyên), bấy giờ Ngài vừa tròn 80 tuổi.

Kushinagar ngày nay là một thị trấn nhỏ với 18 ngàn dân cư, nằm kế cận thành phố mới Kasia của bang Uttar Pradesh, rất gần biên giới với Nepal. Đến với thánh tích này, chúng ta sẽ được chiêm bái hai nơi thiêng liêng nhất: nơi diễn ra lễ Trà tỳ kim thân của đức Thế Tôn và nơi đức Thế Tôn Niết Bàn (Chùa Niết Bàn với Tháp Niết Bàn: The Parinirvana Temple with the Parinirvana Stupa). Tháp Niết Bàn có kiến trúc hình bán cầu hay kiến trúc mái vòm, sơn màu trắng, xây kín xung quanh, không có cửa ra vào, ở trong có xá lợi Phật. Nguyên thủy ngôi bảo tháp này được các nhà khảo cổ cho rằng, nó được xây dựng bởi vua Asoka vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.

kushinagar-51

Chùa Niết Bàn với Tháp Niết Bàn (The Parinirvana Temple with the Parinirvana Stupa)

***

Sau một đêm nghỉ ngơi tại khách sạn Lotus Nikko, cách không xa nơi thánh địa, sáng sớm hôm sau, dưới sự hướng dẫn của hai thầy trưởng đoàn và phó trưởng đoàn, đoàn đến hành lễ, tụng kinh, niệm Phật và kinh hành tại Tháp Trà Tỳ (Ramabhar stupa) nơi mà khi xưa diễn ra lễ hỏa táng Kim Thân Đức Phật. Buổi lễ tưởng niệm đã diễn ra thật trang nghiêm và cảm động.

Sau đó đoàn làm lễ dâng y tại Tháp Niết Bàn cách Tháp Trà Tỳ khoảng gần một cây số. Trong khu vực Tháp Niết Bàn, phía trước tháp có Chánh điện, tôn trí duy nhất tôn tượng Đức Phật Thích Ca nằm trong tư thế kiết tường dài sáu mét, được tạc từ đá đen, song ngày nay pho tượng được dát vàng bởi niềm tôn kính của những Phật tử từ khắp nơi trên thế giới. Pho tượng tuy đơn sơ nhưng vô cùng sống động. Đoàn chúng tôi đã đắp y lên tôn tượng, giữ chánh niệm trong từng bước chân, vừa đi vừa niệm danh hiệu Phật ba vòng quanh tượng Đức Bổn Sư , ai ai cũng bồi hồi xúc động rơi lệ như thể Đức Thế tôn vẫn đang còn nằm đó trong cuộc thiền định dài vô tận. Nhiều người đã quỳ xuống đảnh lễ Ngài, chạm trán mình hay tay mình vào chân Ngài và bật khóc, chúng tôi thấy trên khuôn mặt nhiều người ngấn lệ và có những giọt nước mắt rơi trên chân pho tượng. Ôi ! Thật tiếc thay: 

Khi Phật tại thế con trầm luân
Nay được thân người Phật diệt độ
Thương thay thân này nhiều nghiệp chướng
Chẳng thấy kim thân đấng Thế Tôn!

Ảnh: Tâm Diệu – Bài: Tâm Linh

kushinagar_02
Hình 1: Tháp Xá Lợi Phật dành cho bộ tộc Licchavi của Vaishali 
kushinagar_03
kushinagar_04
Nền Tháp Xá Lợi Licchavi tại Vaishali (Tỳ Xá Ly) hiện nay sau khi khai quật. Xá lợi hiện đặt tại Viện Bảo Tàng Patna (Hoa Thị Thành)
kushinagar_05
Đoàn đang làm lễ dâng hương
kesarea_stupa
Hình 2: Tháp Kesarea, nơi Đức Phật đã thuyết pháp cho dân Kalamas với bài kinh nổi tiếng Kālāma Sutta
kushinagar_08
Hình 3: Nền nhà ông Thuần Đà
kushinagar_07
Hình 4: Đi qua con hẻm này mới tới di tích nhà ông Thuần Đà
kushinagar_00
Con đường trước khu Thánh Địa Phật Niết Bàn
kushinagar_31
Cổng vào Thánh điạ

LỄ TƯỞNG NIỆM ĐỨC PHẬT NIẾT BÀN
TẠI CHÂN THÁP TRÀ TỲ


kushinagar_13
Đoàn đi vào địa điểm hành lễ nơi Tháp Trà Tỳ
kushinagar_12
kushinagar_15
kushinagar_22
kushinagar_16
Quý Tăng ni đang dâng hương trước Tháp Trà Tỳ
kushinagar_25
kushinagar_24
kushinagar_17
Dẫn đầu là TT. Thích Thông Hạnh, kế đến là TT. Thích Trúc Thông Phổ
kushinagar_18
Đoàn đi kinh hành xung quanh Tháp Trà Tỳ
kushinagar_20
kushinagar_21
Ở một phía khác, đoàn Phật Tử Miến Điện cũng đang khấn nguyện làm lễ
kushinagar_23
Và ở một phía khác là chư Tăng Tây Tạng cũng đang hành lễ tưởng niệm Đức Từ Phụ
kushinagar_27
Sau khi làm lễ xong, đoàn trên đường ra cổng (Sư cô Thích nữ Huệ Bảo đang cúng dường)
kushinagar_28
Một thành viên đoàn Hoa Kỳ đến từ Pomona
kushinagar_29
Một thành viên khác trong đoàn Hoa Kỳ đến từ Santa Ana
kushinagar_30
Và một thành viên khác của đoàn Hoa Kỳ đến từ Westminster

LỄ DÂNG Y TẠI THÁP NIẾT BÀN


kushinagar_52

kushinagar_33
Dẫn đầu là TT. Thích Thông Hạnh, kế đến là TT. Thích Trúc Thông Phổ
kushinagar_34
kushinagar_36
kushinagar_37
kushinagar_38
kushinagar_39
Dẫn đầu là TT. Thích Thông Hạnh, kế đến là TT. Thích Trúc Thông Phổ
kushinagar_42
kushinagar_41
kushinagar_40
Thầy trưởng đoàn Thích Thông Hạnh và Thầy Phó Thích Trúc Thông Phổ đang chờ vào chánh điện
kushinagar_43
kushinagar_45
kushinagar_44
kushinagar_48
kushinagar_46
kushinagar_49
kushinagar_50
kushinagar_53
Đoàn hành hương phía trước Tháp Đại Bát Niết Bàn
kushinagar_54kushinagar_56

Phần di tích còn lại của Đại Tháp Niết Bàn và Chùa Niết Bàn, khi tái khám phá, được bao phủ bởi một gò gạch cao 40 foot, được bao quanh bởi một khu rừng đầy gai dày đặc. Sau khi E. Buchanan, một chuyên viên của Công ty Đông Ấn (East India Company), đến Kasia trong quá trình công tác khảo sát của mình, HH Wilson, vào năm 1854, cho rằng thành cổ Kushinagar và Kasia ngày nay là cùng một khu vực. Công việc khai quật trở lại khoảng 1861-1862 khi tướng Alexander Cunningham, một nhà khảo cổ học trắc địa, đã chứng minh nơi này là nơi Đức Phật đã Niết Bàn (nhập diệt hay viên tịch). Hình trên là phần đã khai quật còn lại từ thế kỷ thứ 19. (Theo Wikimapia)


Xem thêm bài viết cùng tác giả:

MỘT BUỔI CHIỀU ÊM Ả Ở VƯỜN LỘC UYỂN

CUỘC HÀNH TRÌNH DHARAMSALA (Bài 1) Ngày lên Dharamsala

CUỘC HÀNH TRÌNH DHARAMSALA (Bài 2) Tham dự lễ kỷ niệm Ngày Đồng Khởi

CUỘC HÀNH TRÌNH DHARAMSALA (Bài 3) Hội kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma

CUỘC HÀNH TRÌNH DHARAMSALA (Bài 4) Ngày trở lại New Delhi 

 



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Chín 2015(Xem: 5636)
Chùa Đá Vàng là kỳ quan tôn giáo của người Myanmar đồng thời là câu hỏi chưa có lời giải đáp của ngành khoa học địa lý.
29 Tháng Tám 2015(Xem: 7692)
Chúng tôi rất có nguyện vọng hành hương về những miền đất Phật. Mỗi năm đều chọn cho mình ít nhất một miền đất có dấu tích Phật giáo lâu đời để về chiêm bái và tưởng nhớ, để bước thảnh thơi và hành thiền, để nhớ về Phật và các Tổ qua các thời đại. Mỗi chuyến đi cũng là cơ hội để bên nhau cùng thực hành những lời dạy của Phật.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 6604)
Thiên An là một thiếu nữ tuổi 18, sinh ra và lớn lên tại CHLB Đức. Vừa tốt nghiệp phổ thông trung học, Thiên An được mẹ cho đi hành hương Ấn Độ, đến chiêm bái các thánh tích Phật giáo. Thiên An cùng mẹ về Việt Nam, tham gia với một phái đoàn 34 người lên đường đi Ấn Độ trong khoảng thời gian Phật đản vừa qua. Trở lại Đức, Thiên An viết một bài cảm nghĩ bằng tiếng Đức. Bài cảm nghĩ cho thấy tâm tư chân thành của một thiếu nữ người Việt. Sau đây là bản dịch Việt ngữ.
08 Tháng Năm 2015(Xem: 6519)
Bhutan, thủ đô của họ không có đèn xanh đèn đỏ nhưng sự đi lại vẫn bình thường, trật tự. Một đất nước không có khói thuốc lá, không ngập tràn rượu bia, không mại dâm, ma túy, rừng được gìn giữ như là một phần cuộc đời với diện tích che phủ của rừng lên đến 70%,
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12211)
Vương Đường Phật Giáo (The Royal Grand Hall of Buddhism) ở huyện Binh Khố (Hyogo), Nhật Bản, được xem là một tự viện có các hạng mục công trình kiến trúc phá kỷ lục.
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 4661)
Ấn Độ là chiếc nôi minh triết và cũng là quê hương của Phật giáo. Từ ngàn xưa đã xuất hiện nhiều bậc vĩ nhân, thắp lên ánh sáng phương Đông, chiếu rực trên vòm trời tư tưởng tâm linh và học thuật sâu thẳm nhất của loài người.
21 Tháng Mười 2014(Xem: 8109)
Trong lịch sử tôn giáo của nhân loại rất hiếm có bậc lãnh đạo tinh thần - qua lời nói, hành động và khả năng thiện xảo - làm tăng động lực và tạo một chuyển hướng mới cho tôn giáo, Đức Phật là một khuôn mặt hiếm hoi trong các bậc này. Đó là điểm mà nhà thần học Thiên Chúa giáo Romano Guardini đã mô tả Ngài với lòng tôn kinh: "Ngài tạo nên điều kỳ bí.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 5798)
Ngày 1 tháng 4 thì phải, tôi ghé chân ở Shangri-la, một miền đất khuất nẻo của Vân Nam. Để đến được nơi này, từ Lệ Giang, xe phải đi mấy giờ liền qua một sơn đạo chênh vênh ở độ cao chóng mặt. Tôi đã thấy gì? Trời ạ, giữa một nhân gian tế toái gồm đủ thiên hình vạn trạng của bao thứ bào ảnh ảo tượng, tôi lại bất ngờ nhận ra mình đang hiện hữu ở một nơi chốn mà mọi thứ đều ở mức tối giản.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 7043)
Những người đã có lần qua Ấn thường kể với tôi là con đường dẫn đến bờ sông Hằng lúc nào cũng đầy phân bò và những kẻ cùng đinh chân đất. Người ta đến đó để ăn xin và tắm gội hoặc trầm mình trong dòng nước để được giải thoát. Tôi vẫn chưa hình dung được một vùng đất thiêng liêng cho những kẻ hành hương, một nơi tham quan cho du khách muốn khám phá nước Ấn Độ lại có thể như thế.