Kỳ 2: Theo Dấu Tam Tạng

05 Tháng Tám 201000:00(Xem: 11442)
KÝ SỰ ĐƯỜNG XA
LANG THANG QUA MIỀN PHẬT TÍCH

Lam Phong – Hoài Nam

Kỳ 2: Theo dấu Tam Tạng...

Sau buổi chiều chìm trong không gian linh thiêng nơi Bồ Đề Đạo Tràng, hôm nay chúng tôi tìm đường lên núi Linh Thứu, nơi đây, Đức Phật hai lần trở về để hoằng pháp và cũng là nơi Ngài tìm được đệ tử Ca Diếp, người thay Đức Phật đứng đầu Tăng đoàn sau khi Ngài nhập diệt.

 

blankNalanda - trường đại học Phật giáo lâu đời nhất thế giới (thế kỷ 1) vào năm 685 đã có 10.000 tu sĩ đến tu tập và học đạo tại đây.

 

Khu vực này có tên Rajgir hay còn gọi là Vương Xá thành, cách thủ phủ Gaya khoảng 60km và mất hơn một giờ đi xe buýt. Thành phố này một thời là thủ phủ của vương quốc cổ Magadha. Thời tiết ở Đông bắc Ấn quả là thử thách lớn cho những bước chân lữ khách vào mùa khô hạn. Tất cả chỉ có thể gói gọn trong hai chữ: khắc nghiệt.

Đường đến Vương Xá thành

Từ thủ phủ Rajgir, chúng tôi tìm đường đến núi Linh Thứu cách đó không xa. Đường lên núi nay đã được xây bằng đá lên tận đỉnh, bước chân hành hương đỡ nhọc nhằn hơn từ nhiều năm qua. Màu áo Phật tử rực rỡ trong ánh nắng chói chang. Những Phật tử Sri Lanka trong trang phục màu trắng, Phật tử Việt Nam và Đài Loan mặc màu xám hoặc nâu, những đạo sĩ Ấn Độ trong bộ quần áo màu cam. Đường lên đỉnh có rất nhiều chiếu nghỉ, đó chính là những hang động của các đệ tử thân tín của Đức Phật như ngài A Nan, Mục Kiều Liên… Mặc cho cái nóng thiêu đốt bên ngoài nhưng trong hang rất nhiều Phật tử và Tăng Ni đang thiền định một cách tĩnh tại, trái ngược hẳn với những người bán đồ lưu niệm và băng đĩa vẫn vô tư trò chuyện bên ngoài. Gần đến đỉnh núi là nền gạch của tịnh xá Đức Phật, nơi đây hàng chục dây cờ nhiều màu sắc kiểu Tây Tạng tung bay trong gió làm chúng tôi cảm giác đang ở đâu đó trên dãy Himalaya.

Quên đi cái nắng gió khó chịu đến cùng cực, chúng tôi như chìm vào câu chuyện của những mùa an cư, khi Đức Phật trở về thành Vương Xá, lên đỉnh núi Linh Thứu để hoằng pháp, giảng đạo. Đỉnh núi rộng độ 10m2 nhưng đây là nơi chứng kiến nhiều sự kiện trong lịch sử Phật giáo, trong đó có việc khi Phật giơ cao cành sen khi giảng đạo và chính ngài Ca Diếp khi ấy chưa quy y theo Phật nhưng đã nhập tâm thấu hiểu những lời giảng của tinh thần Phật pháp.

Điều đặc biệt ở núi Linh Thứu là đi đến bất cứ nơi nào cũng có những bảng chỉ dẫn ghi rõ “Khoảng thế kỷ thứ 7, nhà sư Trung Quốc Huyền Trang đã du hành đến nơi này và có ghi chép lại trong nhật ký của ngài”. Bước chân một con người đã đi vào huyền thoại mà ai ai cũng tường tận…

Đại học Phật giáo lâu đời nhất thế giới

Rời đỉnh Linh Thứu, chúng tôi tìm đến Đại học Nalanda. Trong câu chuyện đi Tây Trúc của Đường Tam Tạng - Đường Huyền Trang thì Nalanda chính là nơi ngài đến để thỉnh kinh học đạo.

 

blankTrên đỉnh Linh Thứu, nơi thế kỷ thứ 7 đã in dấu chân của ngài Huyền Trang - Đường Tam Tạng.

Nếu như Bồ Đề Đạo Tràng là nơi Phật giáo ra đời thì Nalanda chính là cái nôi duy trì và phát triển đạo Phật, làm cho tôn giáo này trở nên cực kỳ thịnh vượng khi trở thành trường đại học Phật giáo lâu đời nhất thế giới. Không ai biết chính xác thời gian ra đời của vùng đất Nalanda, chỉ có thể dự đoán vào thế kỷ thứ nhất, vì ngài Nagarjuna (Long Thọ) sinh vào thế kỷ thứ 2 được cho rằng đã học đạo tại đây và sau này trở thành viện trưởng. Cũng có tài liệu cho rằng trường chỉ được thành lập vào thế kỷ thứ 5.

Trong những ghi chép của ngài Huyền Trang trong khoảng năm 685 khi ngài đến đây học đạo thì đã có khoảng 10.000 tu sĩ và sinh viên sống ở đây, họ không chỉ học chuyên sâu về Phật giáo mà còn nghiên cứu thiên văn học, thuyết siêu hình, y khoa, triết học. Nalanda bị điêu tàn sau thế kỷ thứ 8 khi Ấn Độ giáo trở lại hùng mạnh…

Đến Nalanda ngày nay, chúng tôi có cơ hội đi trên những bức tường thành đã đổ nát, ngồi lên chiếc giường bằng đá trong các tu viện, chạm tay vào những viên gạch cổ có niên đại đến 15 thế kỷ. Vẫn còn đó những căn phòng của các giáo sư và cả một khu nhà bếp với chiếc giếng cổ ngàn năm trước. Những bậc thang xếp lớp nối các giảng đường và tu viện mà chúng tôi có cảm tưởng lúc nào cũng chộn rộn tiếng chân bước từ ngàn xưa vọng về...

Tìm hiểu thấu đáo tinh thần Phật pháp nơi chốn tôn nghiêm này, chúng tôi mới thấy phim Tây du ký đa phần hư cấu, vẽ vời. Bởi theo chính sử thì bước chân Huyền Trang chính là bước chân của một người khổng lồ, đã in dấu rất đậm nét từ thành Tây An, Trung Quốc xa xôi qua sa mạc Taklimakan của vùng Trung Á sang tận Kazakhstan, sau đó đi qua Afghanistan rồi mới xuống Ấn Độ. Trải qua rất nhiều gian khổ và hoạn nạn, cuối cùng Huyền Trang cũng được đền đáp bằng những tàng kinh quý giá và những bài học Phật giáo thâm sâu tại Nalanda này đây.

Chút tĩnh lặng nơi tịnh xá số 3, điện thờ ngài Xá Lợi Phất vẫn còn một phần nguyên vẹn, hướng mắt ra xa là bóng dáng những phụ nữ Ấn Độ thướt tha đang bước trên những bức tường thành cổ xưa, chúng tôi mới giật mình nhận ra Nalanda, nơi chốn trần gian đang hoà quyện rất chặt với cõi tâm linh đến vô cùng…

Kỳ 3: Varanasi, cổ thành ngàn năm

Lam Phong - Hoài Nam (sgtt)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tám 2014(Xem: 11739)
Một xứ sở được nhiều người biết đến như là nóc nhà của thế giới bởi sở hữu ngọn núi cao nhất hành tinh với rất nhiều nhà thám hiểm từng ao ước chinh phục đỉnh cao EVEREST. Hơn thế nữa còn rất nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng có cơ hội tìm hiểu được.
01 Tháng Tám 2014(Xem: 6674)
Tôi đi thăm Yên Tử thuở núi rừng còn hoang vu. Bồi hồi, xúc động. Những cội tùng già cỗi cằn, khô gầy ngạo nghễ giữa thời gian và năm tháng. Ồ, bên này là rừng trúc và bên kia là triền đá dựng. Có phải ở đây mà thuở trước là, Cửa che giáo ngọc sum ngàn mẫu. Đá trải lược châu lửng nửa vời. Theo từng dốc đá rêu phong, tôi lần bước leo lên, leo lên mãi...
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 6535)
Bhutan là quốc gia của những đền đài, tu viện cổ xưa. Người dân nơi đây là những tín đồ trung thành của Phật giáo, đi đến đâu, bạn cũng sẽ thấy cờ phướn của nhà Phật tung bay, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ không hề bị tác động bởi bàn tay con người.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 9950)
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 8145)
Từ 13/3 đến 28/3/1994, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã tổ chức một đoàn chiêm bái các Phật tích tại Ấn Độ, gồm 19 người, do cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu làm Trưởng đoàn, cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Phó đoàn, với Ban Thư ký gồm Hòa thượng Thích Giác Toàn và Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn. Chuyến đi được Hòa thượng Thích Chơn Thiện lúc ấy đang chuẩn bị trình luận án tiến sĩ Phật học tại Ấn Độ giúp sắp xếp các việc cần thiết và đề xuất kế hoạch, lộ trình chi tiết.
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 18832)
01 Tháng Chín 2013(Xem: 132551)
Ngồi dưới gốc cây Bồ đề mà trước kia là cây Vô ưu, tôi tin mãnh liệt rằng Ngài đã được hạ sinh tại nơi đây như một con người bình thường, không có gì là thần bí như huyền thoại trong một số kinh sách từng mô tả. Điều này cũng có thể hiểu rằng việc sinh ra bình thường nhằm bác bỏ quan điểm truyền thống sai lầm đã ăn sâu trong tín ngưỡng người Ấn Độ bấy giờ là mọi chúng sinh đều do Phạm thiên, thần chủ của Bà La Môn sinh ra.
21 Tháng Bảy 2013(Xem: 13872)
21 Tháng Bảy 2013(Xem: 13156)