Bệnh Tật Là Một Ân Sủng Chân Pháp Đăng

07 Tháng Hai 201300:00(Xem: 22377)

BỆNH TẬT LÀ MỘT ÂN SỦNG
Chân Pháp Đăng


Anh không chết đâu!

- Anh Lang ơi! Anh hãy cố gắng lên nhé. Anh về với Sư Ông và tăng thân. Anh nhớ tu tập để vượt qua giai đoạn sinh tử này. Đó là lời từ giả của Nguyễn thị Nắng Mai, em của Lang qua điện thoại.

- Vâng! Em đừng lo! Tuy nhiên, anh sẽ nhớ lời em. Anh sẽ sống mãi và sẽ trở về quê hương.

Nắng mai thầm thì:

- Mong gặp lại anh ở Lang Mai.

- Chắc chắn thế! Anh không chết đâu!

 Lang lên tiếng trả lời điện thoại trong lúc nhìn các bác Phật tử đang rưng rưng nước mắt tiễn đưa, rồi Lang nhẹ nhàng an ủi:

- Các cô, các bác kính thương! Thế nào thầy cũng sẽ lành bệnh và trở về với tăng thân Huế. Các cô, các bác đừng khóc nữa.

 Hôm ấy có vài chục người có mặt tại phi trường: gồm các thầy Từ Hiếu, các sư em Diệu Trạm và các cô bác trong đạo tràng tổ đình Từ Hiếu. Các bác đã biết tin Lang bệnh nặng trong buổi giảng hai hôm trước.

 Quý thầy mời Lang nói pháp thoại trước khi rời chùa tổ. Lang ngần ngại vì chưa biết mình có đủ sức hay không. Lang chỉ mới xuất viện hơn tám ngày và mới được ăn cháo có hai ngày. Tuy nhiên, biết bao nhiêu tình cảm dành cho tăng thân suốt năm qua, Lang đồng ý với quý thầy. Các thầy, các sư cô nghe tin Lang nói pháp, ai ai cũng vui mừng! Sáng chủ nhật ấy, các thầy, các sư cô đến nghe thật đông. Lang nói bài pháp ngắn cho các em Thiện Tài Đồng Tử về hoa. Các em hãy dùng hoa để trang điểm cho cuộc đời. Bàn tay cũng là hoa, vì bàn tay có thể làm ra tình thương. Ánh mắt cũng là hoa, vì cái nhìn làm ra tình thương….

 Các cô bác trong đạo tràng đâu có biết là Lang đã có mặt tại chùa tổ hơn mười ngày, bởi thế sau ngày chánh niệm, họ đến thăm rất đông. Người này thăm hỏi, người kia góp ý, người nọ quan tâm giúp Lang tìm cách điều trị ung thư. Đa số mọi người đều không muốn Lang điều trị bằng hóa chất. Các thầy đến chơi, an ủi, yểm trợ tinh thần, góp ý kiến về phương pháp trị liệu. Anh em nói chuyện, vui đùa, uống trà biểu lộ biết bao là tình. Lang cảm động nhất là ánh mắt và lời nói của thầy Từ Đạo và thầy Từ Hòa biểu hiện đầy sự quan tâm và tình yêu thương.

 Các sư em gái Diệu Trạm và Tây Linh thương Lang không thua gì các thầy, các sư chú ở Từ Hiếu. Mỗi ngày, các em nấu thức ăn thật ngon cho Lang mà Lang đã ăn được gì đâu! Các em hát cho mình nghe. Các em biết mình thích hoa Ti Gôn nên lần nào cũng đem hoa trang hoàng ở phòng của Lang. Hai sư mẹ Đức Nguyên và Thần Nghiêm tổ chức cho Lang ngồi chơi với các sư em. Các sư em nghe tin Lang bệnh nặng, không biết sống được bao lâu nên muốn tạo cơ hội để an ủi Lang. Các sư em mời Lang ăn cơm chiều, và Lang đã hát cho các sư em nghe bài "Ý thức em mặt trời tỏ rạng". Có em hỏi với ánh mắt xót thương:

- Thầy có buồn không?

Lang trả lời:

- Không đâu! Được ngồi với các sư em trong lúc này, sư anh vui lắm!

Một em khác tâm sự:

- Hạnh phúc nào đang có trong lòng thầy?

Lang trả lời:

- Được ngồi bên các sư em. Được nhìn những khuôn mặt tươi sáng tỏa rạng niềm an lạc, thanh thoát từ các sư em là niềm vui của sư anh. Đang còn sống là niềm vui khác.

Một sư em trai tâm sự:

- Sao dạo này sư anh cười hoài. Đúng là có chuyện lớn mới biết rõ sư anh mình.

Một sư em trai khác chia sẻ:

- Bị bệnh ung thư mà thầy thường vui cười suốt thời gian ở chùa tổ, con mới thấy sự tu tập của thầy thật sâu. Chứ gặp người khác thì họ sẽ lo sợ biết chừng nào. Thầy làm cho con có niềm tin nơi đời sống tu tập.

 Sư em có biết không? Khi nghe tin bác sĩ báo mình bị ung thư, Lang hơi trầm lặng một lúc, nhưng sau đó Lang tìm lại niềm vui. Lang thường quán chiếu về phép cửu tưởng, tức là chín giai đoạn tan rã của thể xác, vì thế cho nên Lang chấp nhận cái tin ấy dễ dàng. Lang thấy sống chết đã được ghi rõ ràng trong sách số mạng, xin thêm một phút cũng không được đâu, vì thế mình buồn làm gì cho sầu khổ! Bụt cho mình sống bao nhiêu năm thì mình có cơ hội tu tập và gieo duyên Phật Pháp với mọi người bấy nhiêu. Đời cho mình thêm bao nhiêu ngày thì mình sống vui bấy nhiêu. Sống vui tươi và yêu thương suốt hai mươi năm qua trong lòng tăng thân là quá đủ rồi. Lang thật sự thỏa mãn về đời sống của chính mình.
 Suốt năm qua, Lang ở ẩn một mình nơi hoang đảo, đã có cơ hội tiếp xúc, hòa nhịp, thâm nhập với nắng mai, rừng cây, lá thu, không khí, thiên nhiên và niềm vui ấy không bao giờ mất đi. Có thể, Lang sẽ chết một ngày gần đây nhưng đó chỉ phần thể xác mà thôi. Thân thể sẽ về với cát bụi. Tứ đại về với tứ đại. Còn tâm linh Lang sẽ sống mãi với các sư em, mọi người, thiên nhiên và vũ trụ bao la. Nếu ra đi thì Lang sẽ về với cõi an lành. Tâm thức Lang thì thầm đường nét như thế. Đặc biệt, Lang có niềm tin là mình sẽ lành bệnh. Bụt sẽ độ cho Lang sống mãi.

 Trong cơn đại giải phẫu, tâm Lang thật bình an và sáng suốt! Thân thể có nhiều đau nhức và cơ thể thật tiều tụy bởi Lang nhịn ăn, nhịn uống hơn hai tuần. Gia đình, ai cũng lo lắng cho Lang. Nắng Mai thường có mặt để chăm sóc và cầu nguyện cho Lang.

 Ngày thứ hai sau khi mổ, Nắng Mai đã xuất hiện. Thấy trình trạng của Lang, nắng mai lo lắm. Sự sống của Lang mong manh quá! Hình hài gầy yếu, tàn tạ quá độ. Mai an ủi Lang mà nét mặt lộ rõ sự lo lắng. Bỗng nhiên, Lang mỉm cười:

- Anh không sao đâu, Nắng Mai!

 Ngày thứ ba sau khi mổ, Lang quá yếu. Bác sĩ không để ống dẫn lưu nên dịch và đờm giải ứ đọng trong dạ dày quá tải, làm cho bụng Lang căng lên thật lớn. Lang đau đớn nơi vết mổ và khúc ruột nối. Cuối cùng, bác sĩ phải đặt ống dẫn lưu qua lỗ mũi vào đến dạ dày, vì thế Lang bị ói cả đem. Mỗi lần ói là một đau nhức. Lang vừa đau vừa mất ngủ, do đó thân thể càng thêm tiều tụy. Sáng hôm sau, Nắng Mai vào thăm và hỏi một cách xót xa:

- Anh cảm thấy như thế nào, hở anh!?

Lang trả lời có phần vừa đùa, vừa thương:

- Anh chưa chết đâu em làm cho Nắng Mai bật cười.

 Chết chưa chắc là khổ, sống chưa chắc là vui. Khổ là vì thương tiếc, mất mát, lo sợ. Anh thương cho người ở lại.

 Nắng Mai ơi! Đau nhức trong thân thì không thể nào tránh được, nhưng đau khổ có thể vượt qua. Qua bờ là không có đau khổ bởi cơn đau, mổ xẻ, bệnh tật. Qua sông là không lo, không sợ, bình tĩnh, sáng suốt trong những lúc thử thách này.

 Lang cám ơn biết bao tình thương của gia đình, tăng thân và bạn bè. Tới lúc bệnh nặng, Lang mới thấy tình người có thật trong trái tim mỗi người. Cám ơn những đóa hoa Ti Gôn tươi thắm như tình yêu của mỗi người, tăng thân, bạn bè. Không có tình yêu ấy, khổ đau như thế này không thể nào vượt qua, bởi cơn đau quá lớn mà cũng vì nỗi cô đơn, sợ hãi, lo lắng ở nơi tâm hồn. Vậy, qua sông phải có chiếc đò tâm linh bình lặng và tình thương che chở từ bạn bè, anh em và gia đình.

 

(CÙNG TÁC GIẢ)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6279)
Đố Vui Phật Pháp - Trí Quang, Kha Ly, Phi Long, Ngọc Bảo Anh
30 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8542)
Về phương diện xuất gia giải thoát, thì không dễ như bạn đã hình dung. Vì nếu muốn được sự giải thoát thì không chỉ dựa vào yếu tố buông bỏ hoặc buông xả, vì nó chỉ là bước đầu tiên của ý niệm từ bỏ hay xa lánh.
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6003)
Ngày nay, nói đến tuổi trẻ Việt nam, có lẽ nên tượng hình như hai đường thẳng mà điểm hội tụ là một điểm trong xã hội tiêu thụ. Đó là hai bộ phận tuổi trẻ trong nước và ngoài nước. Tuy tất cả cùng được giáo dục theo mô hình giáo dục phương Tây, nhưng do khác biệt định chế xã hội dựa trên quyền lực chính trị chứ không phải do xu hướng phát triển tự nhiên.
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4295)
Đi tu phải được hiểu như những người đang từ một ý niệm phục vụ cá nhân và gia đình nay trở thành người phục vụ cho cộng đồng và xã hội trên phương diện giáo dục đạo đức, làm người gương mẫu và đi đầu trong mọi công việc để phụng sự cho mục đích chung cao đẹp.
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 4982)
Đưa nền giáo dục nhân tâm, tri thức & ý chí (Bi - Trí - Dũng)[1] của Phật giáo vào đời, để kiến tạo một cuộc sống hạnh phúc, an lạc,… thông qua các hoạt động phong trào Thanh thiếu niên (TTN), Tuổi trẻ học đường; chăm sóc, dạy dỗ và nuôi dưỡng từ thể chất đến tinh thần một cách đồng bộ cho các thế hệ Tuổi trẻ, những ông chủ tương lai của Đất nước & Đạo pháp
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9604)
"Lên non mới biết non cao. Lên face mới biết face bao não phiền" là một trong rất nhiều câu nói hài hước dí dỏm trong bài giảng của nhà sư về facebook đang gây bão mạng. Với kiến thức uyên thâm và cách truyền tải, giảng dạy hài hước, sư thầy đã phân tích những ưu và mặt trái của mạng xã hội. Khiến những người nghe vừa cười vừa ngẫm.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9817)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 7191)
Các bạn cũng như tôi, nếu đã quyết tâm chọn con đường cao thượng, thì hãy trang bị cho mình những hành trang cần có: lòng từ bi, nghị lực, tâm bồ-đề, kiên nhẫn và biết chấp nhận… chứ đừng mang theo những thứ như hận đời, buồn chán, thù ghét, lìa bỏ trách nhiệm, sự nhu nhược… thì bạn sẽ tiếp tục thất bại bất cứ lúc nào. Cuộc đời tu sĩ không như bạn nghĩ, nếu bạn chưa chuẩn bị cho mình một áo giáp để chống chọi với vô vàn quân địch (tham-sân-si) thì không nên ham vui bước vào. Hãy tự mình suy nghĩ và đưa ra định hướng cho cuộc đời, khi quyết định chọn con đường hướng thượng, vượt thoát bóng đêm là bình minh tự nhiên xuất hiện". Giác Minh Luật
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4354)
Không ít bạn đã chọn lối sống u ám: than thở, chán nản, trách móc và luôn nhìn đời bằng nửa con mắt, hẹn hẹp trong cái vỏ ốc của riêng mình. Qua góc nhìn từ những chia sẻ thực tế của các bạn trẻ, thì than thở cũng chỉ nằm gọn trong những nguyên nhân: Gia đình, bạn bè, công việc, học tập, tình yêu… Than thở về những “chủ đề chính” để các bạn sẵn sàng bằng giọng điệu chán nản, ngán đời mỗi ngày. Những chia sẻ thường gặp như: “Cuộc sống mình sao quá bận rộn, đến nổi không còn thời gian để ngồi ăn một bữa cơm với gia đình” trong khi đó lại dành hết thời gian của mình cho việc đi chơi, xem phim, tán gẫu v
19 Tháng Chín 2015(Xem: 5805)
Tọa lạc trên một ngọn núi cao của khu rừng bạt ngàn màu xanh của vùng Waldbröl cách thành phố Köln khoảng hơn 60 km, Viện Ứng dụng Phật học Châu Âu do Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập dưới sự giúp đỡ và ủng hộ của Phật tử Châu Âu cũng như người Đức mến mộ đạo Phật và Thiền sư.