Kinh Pháp Cú. Chương Vii: Phẩm Ác

01 Tháng Ba 201200:00(Xem: 49119)
MỤC LỤC
TẠP CHÍ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY SỐ 14
THÁNG 02 NĂM 2012



Kinh pháp Cú. Chương VII: Phẩm ác
TT. Thích Nhật Từ dịch

116. Người có trí gấp làm việc thiện Tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, Tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.

117. Ai đã lỡ gieo trồng nghiệp ác

Đừng làm liều, tiếp tục gây thêm.

Chớ mà biện hộ, tìm quên,

Quả sầu phải gặt, xích xiềng bủa giăng.

118. Có cơ hội gieo trồng giống tốt

Nhớ siêng năng chăm sóc, làm hoài

Căn lành tăng trưởng mỗi ngày

Những ai tích phước, nay mai an lành.

119. Kẻ làm ác quả sầu chưa trổ

Chẳng phải do nhân quả không thiêng

Đến khi quả xấu kề bên

“Ác thời gặp ác”, khổ phiền ngày đêm.

120. Người gieo thiện, quả lành chưa có

Chính là do giờ trỗ còn xa

Đủ duyên, cây thiện trổ hoa

“Ở hiền gặt phúc” hẳn là lý chân.

 

121. Đừng xem nhẹ những điều ác nhỏ

Vì cho rằng chẳng có hại chi

Hãy xem nước nhỏ vào ly

Mỗi giây một giọt, li ti đầy tràn.

Người ngu tối tham, gian, ác đạo

Ngày qua ngày, gây tạo nghiệp duyên

Tâm tà, nhân xấu tăng thêm

Đến khi quả trổ, triền miên muộn sầu.

122. Chớ xem thường điều lành nho nhỏ

Mà cho rằng chẳng có nghĩa gì.

Bình tràn do nước nhỏ rì

Siêng năng làm thiện sánh vì trăng sao.

123. Người sống thọ tránh xa độc dược,

Doanh nhân khôn tránh lối hiểm nguy.

Người khôn làm chủ hành vi,

Lánh xa điều ác, hướng đi an toàn.

 

124. Bàn tay tốt có cầm thuốc độc

Không hại ai thương tật, héo sầu.

Cũng vầy, người thiện trước sau

Không gây nghiệp ác, khổ đau cho người.

125. Kẻ xấu ác hại người đạo đức

Như bụi mù đang ngược gió bay

Khổ đau “xử” kẻ ác ngay

Quả sầu hành hạ, khó tài trốn đâu.

126. Người thiện vừa sinh từ bụng mẹ

Kẻ ác gian sa đọa cõi sầu

Thiện sinh thiên giới rất mau

Cực thiện chứng đạo thâm sâu, Niết-bàn.

127. Dầu bay liệng trên trời cao vút

Hay lặn bơi mất hút biển sâu

Chui vào hang đá, đi đâu…

Cũng không trốn được quả sầu đã gieo.

128. Dầu bay liệng trên trời cao vút

Hay lặn bơi mất hút biển sâu

Chui vào hang đá, đi đâu…

Tử thần đeo bám, không sao xa lìa.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 5984)
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5831)
Mùa thu dường như chưa qua mà gió đông đã về tới. Mặt trời mọc sớm nhưng ánh nắng vẫn không xuyên qua nổi những tầng mây xám trên cao và sương mù nặng trĩu trên những con đường nườm nượp xe cộ của thành phố. Thời tiết bắt đầu lạnh, hơn cả tuần nay. Người không nhà đứng co ro nơi hiên của một ngân hàng ở góc đường, chờ đợi kẻ từ tâm.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7616)
Cơ quan phát khởi nền quốc học, Phật học, và Văn hóa Việt Nam do Tổng Vụ Văn Hóa GHPGVNTN chủ trương từ 1973 đến 1975 Thư Viện Huệ Quang Số Hóa 2013
17 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6735)
Ngày 19- 9-1956 tạp chí Phật giáo Việt Nam cơ quan ngôn luận của Tổng hội PGVN được xuất bản mỗi tháng một số. Trong số 3, Tạp chí đã đóng vai trò hết sức quan trọng tạo dư luận trong công cuộc thống nhất các tập đoàn PG. Tiếc thay tạp chí này chỉ ra được 28 số thì ngưng bản vào năm 1959, do không được sự ủng hộ về phương diện tài chánh. Dù chỉ sống có 28 số nhưng tạp chí Phật giáo Việt Nam thực sự tạo được không khí sôi nổi trên diễn đàn ngôn luận. Mời quý độc giả lật từng trang online từ số 1 đến số 28 hay download về máy nhà xem dần. (TVHS)
31 Tháng Mười 2014(Xem: 6098)
01 Tháng Mười 2014(Xem: 6658)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi. Trời dìu dịu, không có nắng chói chang. Gió se lạnh, lùa qua hàng cây bên đường. Tâm và cảnh dường như có sự giao cảm tương ứng nào đó, gợi lên một nỗi buồn man man, vời vợi. Đẹp, mùa thu thật đẹp.
27 Tháng Chín 2014(Xem: 9904)
Tạp chí Phật Học Từ Quang các năm 2012, 2013 và 2014 do Ban Phật Học chùa Xá Lợi (trước năm 1975 là Hội Phật Học Nam Việt) chủ trương, Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành. Sách phổ biến trên internet dạng Eboook PDF. Quý độc gỉa ở Việt Nam có thể liên lạc với chùa Xá Lợi đển thỉnh bản in trên giấy.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 18407)
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 5787)
Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế. Trời, vẫn chỉ là một vòm không gian hữu hạn trong tầm mắt con người; biển, là bốn đại dương trên mặt địa cầu; không thể nói là vô biên, vô lượng.