Con Đường Trung Đạo: Triển Vọng Của Phật Giáo Về Giải Pháp Xung Đột Chính Trị ở Thái Lan

15 Tháng Năm 201400:00(Xem: 10817)

vesak_2014_banner_final

CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO
TRIỂN VỌNG CỦA PHẬT GIÁO VỀ GIẢI PHÁP
XUNG ĐỘT CHÍNH TRỊ TẠI THÁI LAN
Somboon Watana (*) Phùng Kim Yến dịch
(Tham Luận Vesak Liên Hiệp Quốc 2014)

Tóm Lược

Theo học giả Chaiwat Satha Anand từ thời đại sơ khai nhất, xã hội loài người luôn có những xung đột, lý do vì con người sống trong các môi trường văn hóa xã hội khác biệt nhau. Hòa thương Giáo sư Tiến sỹ Phramaha Hansa Dhammahaso cũng có ý kiến cho rằng trong thế giới hiện tại, với sự đa dạng của các nền văn hóa, ngôn ngữ,triết lý,tôn giáo, rất dễ có khả năng xung đột phát sinh dù chỉ có hai người hay hai nhóm người. Có nhiều lý do tại sao con người và xã hội bị dẫn đến sự xung đột.

Thực tế, xung đột phát sinh, trong phạm trù này có thể được xem là chuyện tự nhiên và cần thiết trong xã hội loài người (theo Pramaha Hansa Dhammahasa,2009).

Có nhiều loại xung đột, nhưng xung đột nào có sức mạnh hủy diệt con người nhiều nhất chính là xung đột về chính trị. Xung đột chính trị xảy ra trên thế giới từ quá khứ đến hiện tại đã giết hại rất nhiều người, con số thật lớn. Xung đột chính trị trong một đất nước đưa đến sự thống khổ cho người dân, và đưa đến nội chiến.

Xung đột chính trị giữa hai quốc gia có thể dẫn đến chiến tranh thế giới. Xung đột chính trị trong nước sinh ra những trở ngại tiêu cực đối với sự phát triển đất nước làm suy giảm phúc lợi và sự bình yên của người dân.

Thái Lan là một trong những quốc gia đã và đang đối mặt với những xung đột chính trị từ năm 2548 theo lịch Thái ( 2005 DL) đến ngày nay.Kết quả là đất nước không phát triển một cách hiệu quả trên lãnh vực kinh tế và xã hội. Không ai biết khi nào xung đột được giải quyết.

Từ thời xa xưa cho đến ngày nay, đạo Phật đã góp phần kiến tạo nền hòa bình cho Thái Lan. Cuộc xung đột gần đây đang thách thức quan điểm của Phật giáo cũng như sự đóng góp các giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện tại.

Đạo Phật nghiên cứu và giải quyết cuộc xung đột như thế nào.

Mục đích của bài viết này là phân tích cuộc xung đột chính trị ở Thai Lan, cùng với sự trợ giúp từ những lời dạy của đức Phật về con đường Trung Đạo ( Majimapatipadna), nơi đó Phật giáo đứng ngoài cuộc xung đột chính trị ỏ Thái Lan.

XEM NGUYÊN VĂN BÀI THAM LUẬN:pdf_icon




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11014)
Trong đời sống chúng ta thường đề cao cái tôi, dĩ nhiên cái tôi đó không phải là cái gì quí giá mà được đề cao. Ở phương Tây, người ta xem mỗi người là chính mình, cái tôi đó càng được đề cao thêm, do đó lối sống này không thể mang lại hạnh phúc thật sự mà chúng ta cần đến. Cho nên chúng ta cần phải chuyển hóa cái tôi của mình.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10406)
Có lẽ để phù hợp hơn cho bài pháp luận hôm nay trong buổi thuyết trình đoàn này, chúng ta nên đặt lại câu hỏi, “Tại Sao Tuổi Trẻ Việt Nam tại Bắc Mỹ Ít Đến Chùa / Phật Giáo?” hay câu hỏi tích cực hơn là “Làm thế nào để giúp Tuổi Trẻ Việt Nam đến với Phật Giáo?”
13 Tháng Mười 2015(Xem: 9796)
Đây là bài thuyết trình cho ngày Hội nghị thượng đỉnh Giáo viên ở bang California (California Teachers Summit 2015) tại trường Đại học Tiểu Bang California Sacramento (CSUS) vào ngày 31 tháng 7, năm 2015. Chúng tôi được mời thuyết trình cho gần 400 giáo viên, hiệu phó, hiệu trưởng của những trường học K-12 trong Miền Bắc California.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9382)
Nhân bài viết “Chùa Chết” và “Ai Giết Chùa” nói về thực trạng một số chùa hiện nay tại Việt Nam của tác giả Cư sĩ Tiến sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi sao lục bài tham luận của Đại đức Thích Tâm Đức - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa ..
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4989)
Đối với những người theo đạo Phật, một số câu hỏi không ngừng trở lại: trước một thế giới mỗi ngày một thêm phức tạp và đầy hiểm nguy, chúng ta có thể làm gì để đóng góp, trong phạm vi khiêm tốn của mỗi người, vào sự cải thiện đời sống của những người chung quanh ta, và rộng hơn nữa? Làm thế nào một giáo lý trong sáng và thực dụng như đạo Phật, có thể giúp chúng ta...
21 Tháng Chín 2015(Xem: 4816)
Khi lần đầu tiên được truyền bá vào Trung Quốc, Phật giáo đối diện với những thách thức từ nền văn hóa bản địa Trung Quốc, đặc biệt là Khổng giáo.
04 Tháng Chín 2015(Xem: 10934)
Sau đây tôi chỉ có vài lời tâm sự của một người theo đạo Phật và 20 năm qua đã có cơ hội tiếp xúc nhiều với bà con Phật tử và cũng đã nhiều lần suy tư về nhận thức và hành động trong giáo lý của Phật. Những lời tâm sự sau đây có thể có chút bi quan nhưng là lòng chân thật, phát xuất những gì tôi nghĩ.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 3465)
Tăng quan có khởi nguồn từ rất sớm, tuy nhiên tư liệu tại Ấn Độ không đề cập nhiều. Tại Trung Hoa, định chế Tăng quan được tổ chức mô phỏng theo bộ máy nhà nước thế tục, với phẩm trật và lương bổng rõ ràng.
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 12056)
Đây là bài Diễn văn của Giáo sư Tiến sĩ Damien Keown trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc – lần thứ 12, tổ chức tại Thái Lan từ ngày 28 – 30 tháng 5 năm 2015 với chủ đề hội thảo “Phật giáo và Khủng hoảng Thế giới”
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 9872)
Vấn đề phá thai đã gây ra những bất đồng sâu xa về xã hội và chính trị ở Đông cũng như Tây Phương. Phật tử ở mọi nơi đều có bổn phận đưa ra sự chỉ đạo khôn ngoan cho những người gặp phải vấn đề nhức nhối này.