Iv. Tương Quan Giữa Trung A-hàm Và Trung Bộ

01 Tháng Chín 201000:00(Xem: 26539)

SO SÁNH KINH TRUNG A HÀM CHỮ HÁN &
KINH TRUNG BỘ CHỮ PALI
HT. Thích Minh Châu (1961)
Thích Nữ Trí Hải dịch Việt (1998)
Nguyên tác: Bhiksu Thich Minh Chau (1961),
"A Comparative Study of the Chinese Madhyama Agama
and the Pali Majjhima Nikaya", Ph.D. Thesis, Bihar University, India

IV. TƯƠNG QUAN GIỮA TRUNG A-HÀM (CMA)
VÀ TRUNG BỘ (PMN)
VỚI NHỮNG NIKÀYA VÀ A-HÀM KHÁC

 

Giáo sư Chizen Akanuma trong tác phẩm "So sánh kinh A-hàm và Nikàya" đã đưa ra một danh mục những kinh tương đương giữa Trường bộ kinh (Dìghanikàya) và Trường a-hàm (Dìrghàgama), Trung bộ kinh (Majjhimanikàya) và Trung a-hàm (Madhyamàgama), Tương ưng bộ kinh (Samyuttanikàya) và Tạp a-hàm (Samyuktàgama), Tăng chi bộ kinh (Anguttaranikàya) và Tăng-nhất-A-hàm (Ekottaràgama).

Sự khảo sát của ông về tương quan giữa Trung a-hàm với Trung bộ kinh và các bộ (Nikàyas) khác(63) cho thấy rằng trong số 222 kinh C, có 99 kinh tương đương với 98 kinh P Trung bộ, 78 trong Tăng chi bộ, 10 trong Tương ưng bộ, 9 trong Trường bộ, 6 trong Tiểu bộ (Khuddaka Nikàya), 1 trong Mahàvagga, và 18 kinh không thể theo dấu. Hai kinh C số 107 và 108, Lin-ching, tương đương với kinh P số 17, Vanapatthasutta.

Sự khảo sát tương quan giữa Trung bộ kinh P và Trung a-hàm C cùng các A-hàm (Àgamas) khác (64) cho thấy trong số 152 kinh Trung bộ, có 98 kinh tương đương với 99 kinh Trung a-hàm, 40 kinh trong Tăng-nhất-A-hàm, 28 kinh trong Tạp a-hàm và 22 kinh không thể so sánh.

___________________

(63) C. A. P. M. p. 7 - p. 25.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn