Đi Tu: Lánh Đời Hay Đương Đầu Với Cuộc Sống?

25 Tháng Tám 201300:00(Xem: 26634)

ĐI TU
LÁNH ĐỜI HAY ĐƯƠNG ĐẦU VỚI CUỘC SỐNG?

thichkiennguyet_0Đi tu hay không đi tu là “duyên” của mỗi người trong cuộc sống. Nhưng, theo thầy Thích Kiến Nguyệt, Trụ trì Trúc Lâm Thiền viện Tây Thiên không phải cứ ai muốn đi tu đều được chấp nhận…

(Hình bên: Thầy Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Trúc lâm Thiền viện Tây Thiên)

Đi tu phải được sự đồng ý của người thân

Như chúng tôi đã có bài phản ánh về việc một số ông chồng tự nhiên đòi xuống tóc đi tu trước sự ngỡ ngàng của người thân. Phân tích ở góc độ tâm lý, hành động này là hành vi chạy trốn. Nhưng, ở góc độ người trong cuộc, thầy Thích Kiến Nguyệt, Trụ trì Trúc lâm Thiền viện Tây Thiên chia sẻ: Đối với đạo Phật, người được xuất gia là một đại nhân duyên, Người có túc duyên nhiều đời thì không còn tâm ham muốn hưởng thụ ngủ dục nên mới xuất gia chịu cảnh ăn uống kham khổ, mặc đồ nâu sòng, hoại sắc. Những ai còn ham muốn ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) thì khó đi trọn đường tu.

Ngoài ý chí nguyện lực của mình, người xuất gia còn phải được sự cho phép của cha mẹ và chính quyền địa phương thường trú (nếu là vị thành niên (dưới 18 tuổi), nếu đã có gia đình thì phải có sự đồng ý, sự cho phép của chồng hoặc vợ. Đây là điều mà giáo hội Phật giáo ViệtNam và Hiến chương Phật giáo đã qui định, người xuất gia thọ giới pháp (phải có đơn xin xuất gia, đơn cho phép của cha mẹ, hoặc chồng – vợ , và xác nhân của Chính quyền địa phương thường trú, thì mới được cứu xét đơn cho thọ giới phẩm để tu. Khi vào đạo rồi còn biết bao nghịch cảnh, chướng duyên thử thách, khiến nhiều người không đi trọn được con đường hướng đến giác ngộ, giải thoát mà mình đã chọn trước đó.

Đi tu chỉ là một trong nhiều lựa chọn trong cuộc sống

Việc một số người chọn cách đi tu, theo nhận định của nhiều chuyên gia, chỉ là một trong nhiều lựa chọn trong cuộc sống. Bởi, trên thực tế, có nhiều người chọn cách đối đầu với cuộc sống thực tại. Bằng chứng là cũng có những người chọn cách cực đoạn: tự tử để giải quyết nỗi đau của cuộc sống; có người bằng lòng với cuộc sống thực tại của bản thân mình… Trong muôn vàn chọn lựa về cách sống của mỗi người, những người chọn cách xuống tóc đi tu theo Thầy Thích Kiến Nguyệt, là vì mỗi người có một cái “duyên” riêng.

Theo phân tích của thầy Thích Kiến Nguyệt, trong thời gian vừa qua đất nước chúng ta có chiến tranh, nên có nhiều người hoạt động cách mạng không thành công bị địch truy lùng, vào chùa ẩn dương nương Phật, có người trốn quân dịch, cũng có người thất tình, làm ăn thất bại, thất chí, tuổi già không con cháu nương tựa… Từ đó có nhiều người xem đạo Phật là tôn giáo bi quan yếm thế.

Tuy nhiên, đối với những người có “túc duyên nhiều đời” (những người nhiều đời là thầy tu), lại mang nhiều ý nghĩa. Việc chọn lựa xuống tóc đi tu của một số người là bởi quan niệm đến với đạo Phật là để thực hành lời Phật dạy rồi tự mình “ngộ” ra vấn đề, thấy được chân lý. Từ đó mới hiểu được tại sao một vị hoàng đế anh hùng của dân tộc, đang hưởng thụ ngũ dục cao nhất, đang nắm quyền lực cao nhất mà lại từ bỏ ngai vàng, nhường ngôi cho con (trường hợp đức vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, năm Ngài 35 tuổi), chắc hẳn không phải đi tu để trốn chạy cuộc đời thực của mình, để đi tìm hạnh phúc ảo tưởng nào đó.

Vấn đề quan trọng nhất trong cuộc sống này của mỗi con người là trách nhiệm trước bản thân, gia đình và xã hội. Nếu mỗi người đều muốn làm những điều tốt đẹp cho bản thân và vẫn nghĩ đến cộng đồng, xã hội thì cuộc sống của mỗi người sẽ thực sự có ý nghĩa hơn và cùng hướng đến một mục tiêu, làm cái gì đó để ngày mai tốt đẹp hơn.

Trúc Dân

 

 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười 2015(Xem: 4440)
Nghề trồng cây ăn quả đã là một nghề có từ rất lâu. Nhiều người đã giàu lên từ nghề này, như vùng trồng phật thủ uy tín ở Đắc Sở, Hoài Đức
28 Tháng Chín 2015(Xem: 5243)
Không có quy luật nào trong Phật giáo buộc con người phải kết hôn, hoặc là ở độc thân hoặc là sống một đời sống hoàn toàn trinh bạch. Giới luật cũng không đặt ra cho người Phật tử buộc họ phải sinh con cái hoặc là điều chỉnh số lượng con cái mà họ phải sinh. Đạo Phật cho phép mỗi cá nhân hoàn toàn có quyền tự do quyết định cho chính bản thân mình về tất cả những vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân gia đình.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 10521)
Đức Phật luôn hiện hữu quanh ta, theo từng bước ta đi, từ hòn sỏi ven đường đến cành cây, chiếc lá, đâu đâu ta cũng có thế thấy Phật. Phật Giáo Giữa Đời Thường ghi lại trải nghiệm mỗi ngày.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 4891)
Câu chuyện tôi yêu thích viết về người mẹ, lấy ra từ cuốn tiểu thuyết đoạt giải Nobel của tác giả Toni Morrison, Đôi Mắt Mầu Xanh Thẳm Như Bầu Trời (The Bluest Eye).
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 6228)
Một cao tăng được mời đi dự tiệc, giữa bàn tiệc bày đầy những món ăn chay trang trí vô cùng đẹp mắt, bỗng ông phát hiện trong một đĩa có miếng thịt heo, một đệ tử đi theo cao tăng cố ý dùng cái đũa bới miếng thịt lên, ...
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 9089)
Khi được khen ai cũng vui tươi, Khi bị chê ai cũng buồn chán, Người khôn vượt khỏi khen chê, Thân tâm an ổn, vui tươi làm lành.
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 7657)
“Bát phong trong nhà Phật” nghĩa là Tám ngọn gió đời, là Tám pháp thế gian, là thước đo người tu hành chân chính. Tám gió này hay làm con người vọng động, điên đảo mà sinh ra vui vẻ, hạnh phúc hoặc phiền muộn, khổ đau.
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 7791)
Có một Phật tử nhân ngày đầu năm đến Thiền Viện thăm Thiền sư và sau đó yêu cầu Thiền sư chúc phúc. Thiền sư liền chúc như sau: “Ông chết, cha chết, con chết, cháu chết, chắt chết, và chít chết.” Vị Phật tử nghe xong quá kinh hoàng, hoảng sợ nói: “Kính bạch thầy, hôm nay là ngày đầu năm sao thầy chúc con toàn sự chết chóc, thật là xui xẻo và bất hạnh cho gia đình chúng con.
25 Tháng Bảy 2015(Xem: 4789)
Tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình. Như tác giả nổi tiếng Andrew Matthews từng viết: “Bạn tha thứ cho mọi người vì chính lợi ích thiết thân của bạn. Nó sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn.”
22 Tháng Bảy 2015(Xem: 12883)
Tôi được mời thuyết giảng về “Bảy bí quyết sống hạnh phúc”, nhưng thật khó để hạn chế các bí quyết xuống chỉ còn có bảy! Thật ra có nhiều bí quyết hơn thế, nên tôi hy vọng rằng khi bạn sống với chánh niệm, trí tuệ và lòng từ bi, bạn sẽ trở nên ý thức về các bí quyết khác nữa.