Làm thế nào để cuộc đời bạn tràn đầy ý nghĩa

12 Tháng Năm 201509:14(Xem: 8811)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CUỘC ĐỜI BẠN TRÀN ĐẦY Ý NGHĨA
Thanh Liên dịch sang Việt ngữ


Từ các ghi chú được lấy từ buổi Nói chuyện Cho Đại chúng của Đức Choden Rinpoche, 31 tháng Giêng 2008 tại Trung tâm Phật giáo Hayagriva

Để làm cuộc đời ta đầy ý nghĩa, ta cần một thực hành tâm linh. Trước hết, tôi sẽ đưa ra lời khuyên cho những ai không theo bất kỳ con đường tâm linh nào, sau đó cho những người đang ở trên con đường tu tập.

Mục đích của cuộc đời chúng ta là giúp đỡ chúng sinh; nếu không thế, ít nhất là không làm hại họ. Trong phạm vi công việc hàng ngày của bạn, hãy bắt đầu nó một cách trung thực, với sự chính trực. Nếu bạn làm điều đó với một mức độ gian dối, bạn sẽ không thể rút ra được ý nghĩa cốt tủy từ cuộc đời này. Chúng ta cần phải dừng lại và nghĩ về những điều làm cho cuộc đời ta có ý nghĩa. Rõ ràng là có được một đời người thì vô cùng lợi lạc. Chúng ta ở đây để giúp đỡ chúng sinh, giúp đỡ xã hội và như thế làm lợi lạc cho đất nước chúng ta. Nếu ta được sinh làm người và thành tựu những mục đích này, cuộc đời làm người của ta thật là ý nghĩa.

Ta có thể nói rằng để khiến cho cuộc đời ta có ý nghĩa, ta đang cố gắng phát triển thiện tâm và lòng từ bi. Nhưng ta cần những nguyên nhân và điều kiện (nhân và duyên) hỗ trợ cho những phẩm tính này.

Nếu ta có một tâm thức tiêu cực, ta không yêu quý chúng sinh. Để thiết lập thiện tâm trong tâm thức một con người, vai trò của cha mẹ và các vị Thầy thật quan trọng ngay từ lúc bắt đầu. Từ quan điểm này, cha mẹ có một trách nhiệm trọng yếu. Các tranh đấu giữa cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến con cái của họ. Nếu cha mẹ tỏ ra đạo đức và thiện tâm, con cái của họ cũng sẽ như vậy. Hơn nữa, khi trẻ em chơi đùa, chúng không nên giao thiệp với những kẻ có một ảnh hưởng tiêu cực. Khi trẻ em lớn lên, chúng sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh bởi sự chân thành và thiện tâm của chúng. Điều này sẽ dẫn đến một đất nước yên bình hơn. Có những ví dụ có thật trong lịch sử để củng cố vững chắc cho điều này.
Chỉ có lòng tốt và làm lợi lạc chúng sinh không thôi thì không đủ. Trẻ con cần phải học tập để kiếm sống trong xã hội. Vì thế, sự học tập cùng với lòng tốt sẽ mang lại một môi trường ổn định. Nếu ta được dậy dỗ bằng đạo đức tốt lành và việc học tập sâu sắc, ta ít có khả năng phát triển các hành vi tiêu cực như sát sanh và trộm cắp. Tuy nhiên, chỉ tránh xa các hành vi tiêu cực thì không đủ. Ta phải có niềm tin rằng những hành động như thế là sai trái. Một niềm tin như thế đến từ bên trong bạn. Tiến trình kiểm tra để xem điều gì là tốt lành và điều gì không tốt lành là một thực hành tâm linh, dù ta có gọi nó như thế hay không. Đức Nagarjuna vĩ đại nói rằng nếu bạn thực hành đạo đức tốt lành thì một hiện hữu thuận lợi không ở quá xa trong tương lai, dù bạn có tự nhận mình là tâm linh hay không.

Điều cốt lõi là khi bạn dấn mình với những người khác, bạn nên tự hỏi: “Tôi đang giúp đỡ họ hay làm hại họ?” Nếu kiếm lời có nghĩa là làm hại người khác thì đừng làm điều đó. Nếu bạn có thể kiếm lời mà không làm hại người khác thì điều đó chấp nhận được. Cũng như trong trường hợp ta làm việc cho một công ty hay chính phủ, nếu ta nghĩ: “Tôi sẽ làm việc chăm chỉ để làm lợi lạc nhân viên của tôi,” điều đó là tốt, nhưng ngoài ra, nếu ta nghĩ: “Tôi sẽ làm điều này để làm lợi lạc chúng sinh,” thì nó trở thành một thực hành tâm linh. Khi bạn dấn mình vào công việc hay các dự án, đừng đặt các mục đích của bạn quá cao. Bởi nếu bạn không thành tựu chúng, bạn sẽ trở nên phiền não và ngã lòng. Hãy hài lòng, khiêm tốn và đừng hy vọng quá nhiều.

Bây giờ là một vài lời khuyên các hành giả tâm linh

Chúng ta sử dụng cuộc đời mình để có được nhà ở, của cải và tài sản, nhưng những thứ này không vững chắc hay quan trọng như thế. Vào lúc chết, ta bỏ lại tất cả chúng ở sau lưng. Vì thế đừng coi chúng là quá quan trọng. Trong thực tế, nếu ta có nhiều của cải và người hầu hạ thì vào lúc chết, những điều này có thể gây ra nhiều tổn hại. Ta thường gây ra các hành động tiêu cực để trở nên giàu có. Khi ta chết tất cả những gì ta mang theo mình là những ác hại được tạo ra. Nhiều của cải có nghĩa là nhiều vướng mắc, là những gì mang lại nhiều tiêu cực hơn.

Điều gì mang lại lợi lạc cho ta vào lúc chết?

Với tâm thức ước muốn làm lợi lạc chúng sinh và không làm hại họ, ta có thể chết một cách yên bình.
Mỗi ngày bạn đến gần cái chết hơn nữa. Vì thế mỗi sáng bạn cần có một vài động lực để tiếp tục. Như thường lệ, ta thức dậy và những tư tưởng đầu tiên của ta là lập kế hoạch cho các hoạt động trong ngày. Thay vào đó, hãy phát triển một thái độ tích cực, một động cơ rõ ràng để sử dụng một ngày thật tốt lành trong việc giúp đỡ chúng sinh. Nhiều yogi vĩ đại phát sinh sự hân hoan khi thức dậy: “Quả là kỳ diệu khi tôi không chết đêm qua, vì thế tôi sẽ làm cho ngày hôm nay tràn đầy ý nghĩa bằng cách thực hành tâm linh càng nhiều càng tốt.” Trong ý nghĩa này, các yogi chia một ngày của họ thành sáu thời kỳ. Vào lúc thức dậy, các yogi gia hộ cho lời nói, khiến cho những lời nói lừng chừng của các ngài trở nên đức hạnh. Các ngài gia hộ cho những chuỗi cầu nguyện khiến giá trị của các thần chú được tăng trưởng nhiều lần. Khi đã sắp đặt động lực của mình, các ngài gia trì thân thể mình khiến cho những việc lễ lạy chư Phật được thực hiện trong một trạng thái trong sạch. Nếu ta có niềm tin rằng Đức Phật ở đó, các lễ lạy có một hiệu quả lớn lao. Khi đó ta cúng dường trái cây, hoa v.v.. cho ruộng công đức tâm linh và sắp đặt bảy chén nước trong khi hình dung chúng là chất cam lồ và trở nên thích hợp với các hiện thể linh thánh. Sau đó ta ngồi trong tư thế thiền định và phát triển động cơ đúng đắn. Động cơ vĩ đại nhất là ước muốn giải thoát tất cả chúng sinh. Khi biết rằng Đạo sư là nền tảng của con đường, hãy biết ơn Đạo sư của bạn. Hãy quyết tâm rút ra được lợi lạc của những thuận duyên này cho phần đời còn lại của bạn.

Để tạo ra năng lực tâm linh tích cực, hãy dấn mình vào sự tịnh hóa và tích tập công đức. Hãy làm các tsa tsa, chất đầy các pho tượng bằng thần chú v.v... Nếu biết rằng bạn sẽ dẫm đạp côn trùng, bạn có thể tụng một thần chú và thổi vào lòng bàn chân bạn để mang lại thật nhiều lợi lạc cho các côn trùng. Có một loại tinh linh được gọi là quỷ đói. Bạn có thể tụng các thần chú cho quỷ đói và hồi hướng khiến những gì bạn bài tiết sẽ cung cấp như thực phẩm cho họ. Hãy tụng Om Mani Padme Hum và hồi hướng. Bạn cũng có thể cúng dường các vị Hộ Pháp để các tinh linh ác hại không quấy rối việc thực hành của bạn.

Các chướng ngại được tạo nên bởi bám chấp vào các sự việc như những gì thường hằng. Hãy thiền định về lẽ vô thường. Nếu ta không nghĩ về lẽ vô thường, và chỉ nghĩ về cuộc đời này, các chướng ngại cho việc thực hành Pháp sẽ sinh khởi. Cho dù bạn nhớ đến việc thực hành, nhưng không nghĩ về cái chết, khi ấy các thực hành của bạn chỉ dành cho cuộc đời này và không trở thành Pháp chân thực. Hãy nỗ lực để loại bỏ sự suy đồi này. Nó trở thành nguyên nhân cho sự đọa lạc của bạn, nếu bạn dấn mình vào việc sát sinh, trộm cắp v.v.. để mưu cầu các lợi lạc trong cuộc đời này. Bạn cần phải nhớ tưởng về cái chết. Nếu không, vào lúc chết, bạn sẽ hối tiếc vì đã không thực hành. Cho dù bạn không tin vào những đời sau, bạn vẫn có thể chết tốt lành, không hề hối tiếc.

Nếu ta nghĩ về cái chết, các điều trái ngược chính xác của việc không nghĩ về cái chết sẽ phát sinh. Khi đó bạn sẽ đi vào cửa để thực hành Pháp. Có nhiều câu chuyện xác nhận những lợi lạc của việc nhớ tưởng về cái chết. Ở Mông Cổ, một người chăn cừu giết cừu và đặt con dao của ông ta trên một tảng đá. Thình lình, một con trong đàn cừu còn lại lao mình vào con dao, ỉa vãi ra và nằm đó với bao tử bị cắt rời. Người chăn cừu phải tìm kiếm con dao trong đống ruột và phân. Người ấy nhận ra rằng con cừu biết người chăn cừu sẽ giết những con cừu kia và nó cố gắng cứu chúng bằng cách hy sinh thân mình. Người chăn cừu ấy kêu khóc và phát khởi lòng đại bi và về sau trở thành một nhà sư. Ông sinh khởi tâm từ bỏ mạnh mẽ đến nỗi ông đã trở thành một Lạt ma, và các hóa thân của vị Lạt ma đó vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Câu chuyện này cho thấy sức mạnh của động lực được phát khởi từ việc nghĩ tưởng về lẽ vô thường và cái chết.

Các geshe (1) vĩ đại phái Kadampa đã nói rằng nếu buổi sáng bạn không quán chiếu về cái chết, buổi sáng sẽ bị uổng phí. Vào buổi chiều, nếu bạn không nghĩ về cái chết, buổi chiều sẽ bị lãng phí. Và ban đêm, nếu bạn không nghĩ tưởng về cái chết, ban đêm sẽ bị lãng phí. Theo cách này, các thực hành Pháp của các ngài vô cùng ý nghĩa. Ta cần một ý thức liên tục về lẽ vô thường và cái chết để duy trì việc thực hành Pháp của ta. Nếu không, bạn sẽ từ bỏ một cách dễ dàng. Việc quán chiếu về cái chết mang lại sức mạnh nhằm đánh đổi bất kỳ hành động tiêu cực nào, để tịnh hóa các tiêu cực. Nếu ta có thể nhớ lại sự vô thường và cái chết, ta sẽ không dấn mình vào sự trộm cắp hay tranh đấu. Việc đáp trả sự ngược đãi là một dấu hiệu cho thấy bạn không nghĩ tưởng về cái chết. Thay vì điều này, bạn có thể trở nên mềm mại và chấp nhận sự sỉ nhục để tránh tạo ra các điều tiêu cực có thể chín mùi khi bạn chết. Việc nhớ tưởng đến cái chết khiến cho các cội gốc đức hạnh của ta mạnh mẽ và ta có thể chết một cách an lành, không hối tiếc hay sợ hãi.

Đối với “hành giả vĩ đại”, cái chết giống như việc thay quần áo. Đối với “hành giả trung bình”, ta qua đời với sự thanh thản. Đối với các “hành giả hạ căn”, ta có thể chết mà không hối tiếc. “Tôi đã làm hết sức mình.” Một geshe già nổi danh trong lớp của Rinpoche muốn gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng đệ tử của vị geshe lo lắng rằng ngài quá yếu đuối để thực hiện cuộc hành trình. Vị geshe nói: “Ta sẽ thanh thản khi ta chết. Ta đã làm hết sức mình.”

Ta biết ta sẽ chết nhưng không biết rõ khi nào. Có nhiều nguyên nhân để chết hơn là để sống. Khi bạn cố gắng chữa lành một bệnh tật, điều đó đòi hỏi một nỗ lực lớn lao. Tuy nhiên chỉ một ngón tay nhiễm trùng là có thể đưa tới cái chết. Hơn nữa, các điều kiện duy trì sự sống có thể trở thành các điều kiện đưa đến cái chết. Chẳng hạn như nhà của ta, xe hơi của ta có thể khiến ta chết, cho dù ta cẩn trọng về phần mình. Khi thức dậy, ta nên nghĩ: “Kỳ diệu biết bao nếu hôm nay ta không chết. Ta phải làm cho ngày hôm nay tràn đầy ý nghĩa.”

Ta nên phân biệt giữa đời này và những đời sau. Một sự tập trung vào những đời sau khiến cho ta hài lòng với cuộc đời này. Chẳng hạn như một sự chú tâm vào đời này tạo nên hoàn cảnh ganh tị với các người láng giềng của bạn, vì thế tạo nên các điều tiêu cực. Thay vào đó, chúng ta nên hoan hỉ - kỳ diệu biết bao, họ đã có những gì họ muốn! Hãy buông bỏ. Đừng đố kỵ. Nếu bạn mất của cải, đừng lo lắng quá mức, bởi trọng tâm của bạn là nhắm vào những đời sau.

Thực hành Pháp là gì? Trì tụng các thần chú và v.v.. là thực hành tâm linh trong một chừng mực. Nhưng việc thực hành Pháp đích thực là canh giữ tâm ta tránh khỏi các cảm xúc tiêu cực.

Ba Loại Người

1. Người có căn cơ nhỏ bé (hạ căn): Hãy tránh làm 10 ác hạnh và nên quy y để có được một tái sinh tốt lành.
2. Người có căn cơ trung bình (trung căn): Hãy thoát khỏi mọi chướng ngại đối với sự giải thoát để vượt thoát luân hồi.
3. Người có căn cơ cao cấp (thượng căn): Chúng sinh muốn được hạnh phúc và tránh xa đau khổ, vì thế tôi sẽ nỗ lực để khiến họ hoàn toàn hạnh phúc, nghĩa là thành tựu Phật quả. Bởi chỉ có một vị Phật mới có thể làm được điều này, tôi cần có những phẩm tính của một vị Phật, vì thế tôi sẽ thành Phật.
Hãy bắt đầu bằng cách cố gắng giảm bớt phiền não mạnh mẽ nhất của bạn, dù nó là sự nguyền rủa, sỉ nhục người khác, tham vọng quá mức v.v.. Khi thức dậy, hãy cương quyết tránh sự phiền não đó trong ngày. Vào lúc cuối ngày, hãy xem xét lại tiến bộ của bạn. Cuối cùng, bạn có thể đánh đổi những cảm xúc tiêu cực này. Đây mới là ý nghĩa thực sự của một hành giả tâm linh trung thực.

Hai hoạt động

Có hai hoạt động: một vào lúc bắt đầu và một vào lúc kết thúc. Vào lúc bắt đầu, bạn đặt ý hướng hay động lực của bạn và lúc kết thúc, bạn xem xét lại thành công của bạn trong việc hoàn thành ý hướng. Trong công việc hàng ngày, bạn sắp đặt các mục đích và đo lường các thành tựu. Điều này đồng nhất với thực hành tâm linh. Nếu bạn thành công, hãy hoan hỉ. Nếu không, hãy áp dụng một phương pháp để tịnh hóa các dấu vết nghiệp quả. Nếu bạn tụng các thần chú, bạn phải tin tưởng rằng cuối cùng các tiêu cực của bạn đã được tịnh hóa. Niềm tin thì cần thiết. Khi đi ngủ, bạn nên gieo trồng một động lực đức hạnh. Nếu bạn đi ngủ với Bồ đề tâm, giấc ngủ của bạn sẽ trở nên tích cực. Các tư tưởng ác hại trong lúc ngủ thiếp đi có nghĩa là giấc ngủ tiêu cực. Ngoài ra, sự hối tiếc có thể là tích cực hay tiêu cực. Nếu bạn giúp một người nào đó và về sau hối tiếc vì đã giúp đỡ họ, đó là hối tiếc tiêu cực.

Nếu bạn muốn thảo luận những đề tài này với những người khác trong một không khí thân mật, hãy tham khảo trang mạng Tin tức Mới nhất của Bánh Xe Thời gian về ngày tháng và thời gian của các hội thảo Nhóm Hỗ trợ Chăm sóc Giải pháp tạm thời Bánh Xe Thời gian sắp tới tại Trung tâm Phật giáo Hayagriva.

Chú thích:

(1). Geshe: Học vị tương đương với Tiến sĩ trong Phật giáo Tây Tạng.

Nguyên tác: “How to Make Your Life Meaningful”

by Choden Rinpoche
http://hayagriva.org.au/?page_id=111#8

Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Tư 2016(Xem: 6123)
Tháng 10 năm 2009, Cơ Quan Lương Nông Thế Giới báo động tình hình lương thực chung trên thế giới rất đáng lo ngại. Theo tổ chức nầy, thì hiện có trên 1 tỉ người đang bị lâm vào tình trạng thiếu ăn. Nạn nhân cũng vẫn là dân tộc của các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Phi.
21 Tháng Ba 2016(Xem: 6118)
Có một bài học ngoại ngữ đã cũ về có và không có, đại ý rằng: Một ngôi sao màn bạc nổi tiếng, cô ta có rất nhiều tiền, cô ta có nhiều biệt thự với những bể bơi sang trọng, có xe hơi đát tiền, cô ta có tài năng vượt xa những con người bình thường khác , cô ta có sắc đẹp và thân hình tuyệt mỹ tràn đầy sức sống. Chưa hết, cô ta có một người chồng mơ ước với những đứa con đẹp tựa thiên thần, cuộc sống của cô thực sự là một thiên đường. Cô ta có tất cả.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 8598)
ĐĐ.Thích Minh Niệm, tác giả cuốn sách Hiểu về trái tim (NXB Trẻ) dành cho trang Phật giáo - Tuổi trẻ buổi trò chuyện về lòng biết ơn, việc sống đẹp trong tinh thần báo ơn. Đây như câu chuyện đầu xuân cho những người trẻ, để cùng khơi lên lòng biết ơn, giá trị của gia đình, sự nương tựa tổ ấm (tâm linh và huyết thống) để vượt qua cám dỗ, chông chênh, vấp ngã trên hành trình một năm dài phía trước...
09 Tháng Giêng 2016(Xem: 6598)
Các nhà tư tưởng của đất nước Phật giáo Bhutan nhỏ bé đã có một cuộc gặp gỡ các nhà tư tưởng phương Tây ở Hà Lan để thảo luận về khái niệm Tổng Hạnh phúc Quốc gia (Gross National Happiness – GNH), một khái niệm đối lập với khái niệm Tổng Sản phẩm Quốc gia (Gross National Product – GNP) – chỉ số về phát triển kinh tế của thế giới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6847)
Năm nay tôi đã gần bốn mươi tuổi, nhưng nếu tiền nghiệp cho sống đến trăm tuổi mà có ai hỏi về phép trường sinh ích thọ thì trước sau tôi cũng cho họ mỗi toa thuốc này. Phù âm ích dương, tráng khí bổ huyết, tiêu độc nhuận trường, tất thảy đều có thể dùng mỗi bài thuốc này. Tùy theo bệnh trạng và thể chất mỗi người mà liều lượng linh động gia giảm cho thích hợp.
02 Tháng Giêng 2016(Xem: 8696)
Chuyện rằng một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào đúng hôm chủ nhật sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi Kishi Ryoichi đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại
16 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7808)
Bệnh Ung Thư Và Thái Độ Người Phật Tử. Thuyết Pháp Thầy Thích Phước Tiến -
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7924)
Người tu chứng không phải do học cao hiểu rộng mà được, mà chỉ thấy rõ thân này là một tổ hợp vật chất, do nhiều yếu tố thành hình, không có cái ngã thực thể cố định. Biết được như thế, chúng ta làm tất cả việc mà không thấy mình làm. Người học cao hiểu rộng, nếu không có sự tu tập thì sự chấp ngã càng lớn. Do đó dễ làm tổn hại cho nhiều người, khi họ lợi dụng quyền hành thế lực.
07 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7713)
Đam mê là một cái thú đồng thời là cái tật của con người. Có thể nói rằng hầu hết những người làm nên cơ nghiệp đều bắt đầu từ những đam mê nhưng có không ít người cũng vì đam mê mà thân bại, danh liệt. Cuộc sống nếu thiếu đam mê sẽ nhạt nhẽo, vô vị và mất sinh khí. Vì thực ra, đam mê vốn không phải là tội lỗi nhưng vấn đề cần đặt ra với con người là đam mê cái gì, đam mê như thế nào?