Những Bà Mẹ, Phật Giáo, Và Sự Phát Triển Về Tâm Lý (song ngữ)

17 Tháng Chín 201515:08(Xem: 5252)

Những Bà Mẹ, Phật Giáo, Và Sự Phát Triển Về Tâm Lý
Kurt Kowalski - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: www.livingdharma.org
(Mothers, Buddhism And Developmental Psychology - Kurt Kowalski)

Mẹ & Con - Mother & Child

Những Bà Mẹ, Phật Giáo,
Và Sự Phát Triển Về Tâm Lý 

Ngày hôm nay, là lần đầu tiên Thầy Ken yêu cầu tôi lên diễn thuyết, tôi thật sự cảm thấy lo lắng, nên tôi trả lời với Thầy là "Không". Không phải là tôi quá lo lắng về cuộc diễn thuyết trước công chúng. Tôi đã làm chuyện nầy trước kia, điều tôi lo lắng là về chủ đề, "Ngày Của Mẹ." Thời thơ ấu của tôi đã không giống như những gia đình điển hình của Hoa Kỳ, không giống như những cuốn phim đã chiếu trên máy truyền hình, thí dụ như là: "Hãy Để Yên Cho Beaver", "Ozzie Và Harriet", hoặc là "Gia Đình Brady", vì vậy tôi nghĩ, tôi sẽ nói gì về Ngày Của Mẹ đây? Nhưng khi tôi nghĩ một lúc lâu về điều nầy, tôi đi đến kết luận rằng Ngày Của Mẹ không thật sự giống như những cuốn phim mà máy truyền hình đã phóng đại, vì vậy tôi đã đổi ý và trả lời với Thầy là "Có."

Câu chuyện tôi yêu thích viết về người mẹ, lấy ra từ cuốn tiểu thuyết đoạt giải Nobel của tác giả Toni Morrison, Đôi Mắt Mầu Xanh Thẳm Như Bầu Trời (The Bluest Eye). Câu chuyện kể về một cô bé tên Claudia, cô đã lớn lên từ một thị trấn nhỏ Ohio, cũng là nơi mà Toni Morrison đã lớn lên. Tôi nghĩ rằng, một phần của câu chuyện nầy là tự truyện. Mẹ Claudia đã mắng cô rất nhiều lần, cho nên mẹ cô là một người khá khắc nghiệt. Một ngày kia, khi Claudia về nhà ho, và cảm lạnh, mẹ cô đã la hét vì cô đã không đội mũ, rồi mẹ cô nói rằng "con thật là một con bé ngu ngốc nhất tỉnh nầy." Sau đó, mẹ bảo cô đi ngủ. Một lúc sau, mẹ vào phòng Claudia, xoa dầu Vicks, một loại dầu nóng trông giống như nhựa cây, khắp ngực cô, mẹ lấy khăn len mỏng quấn quanh cổ cô, và đắp lên người cô một tấm chăn dầy, rồi mẹ nói là cô sẽ đổ mồ hôi. Sau đó, Claudia thật sự đã đổ mồ hôi. Rồi trong đêm đó, Claudia đã nôn mửa đầy lên tấm chăn, và một lần nữa, mẹ cô đã nổi giận lên. Mẹ nói với cô: "Tại sao con lại nôn mửa đầy lên chăn như thế? Đầu óc con để đâu, mà không biết nôn mửa ra bên ngoài giường? Bây giờ, con hãy nhìn xem chuyện con đã làm. Con nghĩ mẹ không có chuyện gì để làm hay sao, ngoại trừ chuyện giặt giũ những thứ ói mửa nầy của con? Claudia đã khóc rồi thiếp đi trong giấc ngủ, và cô cảm thấy tội lỗi vì cô đã bị bệnh. Rồi trong đêm, sau khi cô ho, cô nghe tiếng chân mẹ bước vào phòng. Tay mẹ kéo cho thẳng lại cái khăn len quanh cổ cô, cùng với tấm chăn, rồi mẹ đặt tay lên trán cô để xem cô có bị sốt không. Claudia cảm nhận được mối quan tâm của mẹ. Sau đó, khi cô hồi tưởng lại, cô nhớ đến bàn tay của mẹ cô, người mà đã không muốn cô chết.

Những sự hiểu biết về mẹ, là người đã quan tâm đến cuộc đời của bạn, và là người đã không muốn bạn chết, đây là một trong nhiều cách mà những bà mẹ đã thể hiện lòng yêu thương rất mạnh mẽ đến con cái của mình. Claudia cảm nhận được tình thương yêu của mẹ cô, không phải từ những lời nói của mẹ, mà qua bàn tay của mẹ. Tôi nghĩ rằng, điều nầy có thể đúng với nhiều người. Đối với tôi, tôi thật sự biết đến điều nầy. Tình thương yêu mà tôi cảm nhận từ mẹ tôi, đã qua rất ít từ lời nói của mẹ, mà qua rất nhiều từ đôi bàn tay của mẹ. Khi tôi nghĩ về những giây phút ấm áp với mẹ tôi, tôi nghĩ về những gì mẹ đã làm, chứ không phải những gì mẹ nói, và theo một cách nào đó, với tôi, điều nầy quan trọng hơn.

Giống như Claudia, tôi vẫn còn nhớ mẹ tôi mắng tôi. Tôi còn nhớ, ngày ấy khi tôi về nhà tay tôi chảy máu, vì tôi đùa chơi tại một địa điểm xây dựng. Mẹ tôi đã la hét tôi! Lúc đó, tôi cảm thấy mẹ tôi không công bằng. Tôi cảm thấy đau đớn vì tay chảy máu, mà mẹ lại cứ la mắng tôi. Nhưng điều quan trọng hơn, là sau đó, mẹ đã băng bó tay tôi, và bây giờ tôi hiểu ra rằng sự giận dữ của mẹ tôi đến từ nỗi sợ hãi, cũng giống y hệt như là sự giận dữ của mẹ Claudia, mẹ tôi sợ hãi vì tôi đã gặp sự nguy hiểm, và mẹ sợ tôi sẽ gặp sự nguy hiểm nầy một lần nữa, nếu mẹ không cố gắng ngăn chận sự nguy hiểm nầy.

Tuy nhiên, đấy không phải là tất cả những gì tôi nhớ về mẹ tôi. Tôi còn nhớ mẹ may quần áo cho tôi, và đây là điều rất quan trọng, đối với tôi. Thời gian đó là cuối thập niên sáu mươi, và mặc quần jeans vá là một cái mốt thời trang. Điều nầy lại hóa hay cho tôi, bởi vì tôi phải mặc quần jeans vá, dù cho đây có là một cái mốt thời trang hay không. Tôi còn nhớ, tôi đứng bên cạnh máy may, và tôi quan sát mẹ vá chiếc quần jeans với những kỹ năng và sự cẩn thận, mẹ đã làm cho tôi tự hào. Tôi còn nhớ cảm giác thật là may mắn, khi tôi có một người mẹ như thế, một người mẹ đã quan tâm đến tôi, may quần cho tôi với kỹ năng và sự chính xác như vậy. Tôi cũng còn nhớ mẹ tôi nấu thức ăn cho tôi. Tôi nhớ là tôi ở trong nhà bếp, rồi tôi quan sát mẹ nướng bánh mì chuối. Mẹ tôi thường nướng bánh đổ vào trong những lon-súp-không, rồi mẹ cẩn thận đặt vào lò. Tôi yêu thích loại bánh mì nướng nầy. Mùi thơm của bánh thật là tuyệt vời, và khi mẹ tôi nướng bánh, tôi thường có cảm giác là mẹ tôi làm bánh nầy chỉ riêng cho mình tôi thôi.

Tôi cũng đã nhìn thấy tình yêu thương, tương tự như mẹ tôi, qua những việc làm của vợ tôi, Yoshiko. Vợ tôi là một người đầu bếp tuyệt vời, tuy nhiên, cô chẳng bao giờ nướng bánh, cho tới khi con chúng tôi lớn khôn hơn một chút. Những lần đầu tiên vợ tôi nướng bánh, kết quả của những nỗ lực nầy còn khá xa sự hoàn hảo. Lần đầu tiên, vợ tôi thử làm một loại bánh bích quy. Vợ tôi đã đặt trong khay làm bánh, những chiếc bánh quá gần nhau, và khi chúng nở ra, chúng dính vào nhau thành một khối lớn. Khi làm xong, bánh thì cứng và khô, và bánh cũng không ngọt. Nhưng điều nầy, không quan trọng đối với các con chúng tôi. Các cháu yêu thích những cái bánh bích quy nầy, làm cho tôi nghĩ rằng, có lẽ vì mẹ các cháu đã làm bánh bằng chính bàn tay của cô ấy. Chắc chắn là như thế. Bởi vì, không phải là hương vị. Bạn phải thử những cái bánh nầy, thì bạn biết tôi nói không sai đâu! Qua nhiều năm, tài nướng bánh của Yoshiko đã tiến bộ nhiều hơn trước. Nhưng điều quan trọng về bánh bích quy của vợ tôi không phải là hương vị. Mà đó là chuyện vợ tôi tự làm lấy bánh cho các con chúng tôi. Vợ tôi đã không làm bánh cho tôi, và cô cũng không làm bánh cho cô, đây chính là điều đặc biệt. Vì thế, khi mẹ bạn nấu thức ăn cho bạn, hoặc là sửa lại quần áo cho bạn, hoặc là giúp đỡ bạn làm bài tập ở nhà, bạn phải biết rằng, mẹ bạn làm những điều nầy bởi vì mẹ bạn quan tâm đến bạn, và đây mới thật sự là điều quan trọng. Giống như tuần vừa rồi, Thầy Ken đã nói, "mẹ của bạn muốn bạn được hạnh phúc."

Mối quan hệ giữa mẹ và con là một điều đặc biệt, chúng ta có thể đem ra áp dụng cho nhiều khía cạnh của Phật Giáo. Tâm lý học phát triển ở Tây Phương cho chúng ta biết rằng, lúc ban đầu không có sự tách biệt giữa mẹ và con. Khi đứa bé còn ở trong bào thai, mẹ và con là một. Không có sự tách biệt; mẹ con kết nối vật lý với nhau. Vì vậy, khi đứa bé sinh ra, chúng thật sự không có cảm giác mình như đang bị tách biệt với người mẹ của mình, hoặc là thế giới chung quanh mình. Mọi thứ, hãy còn, được kết nối. Cảm giác tách biệt, và bản sắc cá nhân, không phải là những chuyện bẩm sinh. Đây là những gì chúng ta xây dựng qua thời gian, thông qua một quá trình mà tâm lý học gọi là sự tách biệt, và bản sắc cá nhân. Magaret Mahler gọi quá trình nầy là "ngày sinh ra thuộc-về-tâm-lý của trẻ sơ sinh." Đầu tiên, chúng ta có ngày sinh ra thuộc-về-vật-lý, là lúc chúng ta tách rời về thân thể từ mẹ chúng ta, đây là một sự kiện quan trọng, và được trông thấy rõ ràng. Kế tiếp, chúng ta có ngày sinh ra thuộc-về-tâm-lý, đây là sự sinh nở mà xảy ra từ từ trong một thời gian dài, khá vi tế, bởi vì khó trông thấy được rõ ràng. Giai đoạn nầy, chúng ta thiết lập một cảm giác tách biệt từ mẹ chúng ta, và thế giới chung quanh, rồi phát triển bản sắc cá nhân. Tâm lý học Tây Phương dừng lại ở đây, với sự tách biệt, cùng với sự phát triển của bản sắc cá nhân. Tuy nhiên, Phật Giáo cho chúng ta biết, chúng ta cần phải đi xa hơn nữa.

Khi chúng ta hãy còn là một đứa bé, chúng ta cần phải xây dựng một sự phán đoán riêng biệt, cho chính bản thân. Đây là cách chúng ta học hỏi để sống còn trong cuộc đời nầy. Nhưng khi chúng ta thành người lớn, chúng ta cần phải vượt ra khỏi tâm lý tách biệt nầy, rồi chúng ta cùng với thế giới bên ngoài sống phụ thuộc lẫn nhau. Chúng ta cần phải kết nối lại, với thế giới bên ngoài. Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen Zenji), người sáng lập thiền Tào Động (Soto Zen), nhận thấy rằng học Đạo Phật là học về chính mình, và học về chính mình có nghĩa là quên đi chính mình, trong sự kết hợp với những gì to lớn hơn. Để trở thành Phật Tử, chúng ta cần phải hiểu biết chúng ta là những gì to lớn hơn là chính bản thân chúng ta, to lớn hơn là cái-tôi của chúng ta. Chúng ta cần phải khám phá lại, sự kết nối của chúng ta với những gì to lớn hơn. Có lẽ, chúng ta nên bắt đầu với quá trình khám phá lại, sự liên kết với gia đình chúng ta, trong đó có sợi dây ràng buộc đặc biệt giữa mẹ và con. Sau đó, chúng ta cố gắng đưa cảm giác của sự kết nối và sự phụ thuộc lẫn nhau, đến cộng đồng của chúng ta, và sau đó, đến cộng đồng của toàn thế giới. Tuần trước, Thầy Ken đề nghị chúng ta làm như thế với sự hài hòa; chúng ta cố gắng phát triển sự hòa hợp trong gia đình, rồi chúng ta mang sự hòa hợp nầy ra thế giới bên ngoài. Có lẽ, chúng ta có thể làm tương tự như thế, với sự kết nối.

Tôi nhớ một kinh nghiệm về sự liên kết mà tôi đã có với vợ và con trai tôi, điều nầy thật sự đã có một ảnh hưởng sâu sắc trong tim tôi. Chuyện nầy xảy ra với Leo và Yoshiko, khi Leo vào khoảng hai tuổi. Ngày ấy, tôi đang ngồi thiền trên sàn nhà của phòng làm việc, lúc đó cửa sổ mở ra, để tôi có thể hít thở luồng gió mát ngoài trời, và nghe tiếng chim hót líu lo. Tôi đã thiền định được một lúc lâu, vì vậy tôi đã cảm thấy tâm tôi bình an, và rộng mở. Tôi đã không nhìn thấy Yoshiko và Leo, lúc đó vợ con tôi đang ở ngay phía bên ngoài cửa sổ, tôi nghĩ chắc họ đang làm vườn ở sân trước. Leo chắc chắn là đã làm điều gì đó rất nguy hiểm, có thể là cậu bé đã chập chững bước ra ngoài đường. Tôi không biết chắc chắn chuyện gì đã xảy ra, tuy nhiên, chuyện làm nầy của Leo đã làm cho Yoshiko sợ hãi. Vợ tôi bắt đầu la hét lên bằng tiếng Nhật, "Kora &%#$!", tuy tôi không biết tiếng Nhật, nhưng tôi có thể nói với các bạn rằng tôi đã phải nhảy nhổm lên! Và tôi cũng chắc chắn là Leo cũng nhảy nhổm lên luôn! Yoshiko đã sợ hãi, và cô làm cho Leo và tôi nhảy lên theo. Có sự khác biệt gì giữa chúng tôi hay không? Riêng tôi, tôi chỉ nhận thấy là chúng tôi đã được kết nối với nhau, rất rõ ràng. Từ kinh nghiệm nầy, tôi bắt đầu nghĩ rằng khi mẹ bạn la hét bạn, hoặc là mẹ làm bánh bích quy, mẹ đang thể hiện sự liên kết với chúng ta, mẹ đang thể hiện Phật Pháp, và có lẽ, chúng ta nên tôn trọng mẹ trong cả hai chuyện mẹ làm.

Thật là thú vị, khi khoảng cách tâm lý giữa mẹ và con đã thay đổi theo các nền văn hóa khác nhau. Trong nền văn hóa Nhật Bản, có rất ít khoảng cách giữa mẹ và con, so với truyền thống Tây Phương mà tôi đã lớn lên. Lần đầu tiên, tôi nhận ra điều nầy khi tôi đến thăm Nhật Bản, nhiều năm trước đây. Lúc đó, tôi đang ăn cơm tối với một số người bà con của vợ tôi, và tự nhiên chúng tôi nói về những điểm giống nhau, và khác nhau giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản. Từ khi tôi được giới thiệu là sinh viên đang học về sự phát triển của trẻ em, một trong những người bạn-quen-ở-bàn-ăn người Nhật Bản của tôi, quyết định hỏi tôi một câu hỏi, mà anh đã từng thắc mắc trong thời gian khá lâu. Anh quay sang tôi hơi bối rối, và hỏi, "Người ta nói rằng, những người sống ở Hoa Kỳ thì nghiêm khắc với con của họ, có đúng như thế không anh?" Tôi phải thừa nhận rằng tôi đã hơi ngạc nhiên vì câu hỏi của anh. Định-kiến-rập-khuôn của tôi về bố mẹ người Nhật đã nghiêm khắc hơn với con cái của họ. Bố mẹ người Nhật đã bắt con cái họ học hành chăm chỉ, và con cái họ phải đi học thêm sau giờ học chính, chẳng phải như thế sao? Vì vậy, tôi cảm thấy hơi ngạc nhiên, tôi nói, "Anh hỏi như thế, là có ý nghĩa gì?" Người bạn-quen-ở-bàn-ăn của tôi trả lời: "Anh nói cho tôi biết điều nầy có đúng hay không? Tôi nghe nói rằng ở Hoa Kỳ, họ bế những em bé, rồi đặt chúng trong phòng một mình, rồi để chúng ngủ trong phòng một mình?" Câu hỏi của anh thật là bất ngờ với tôi, và đã cho tôi một cái nhìn sâu sắc. Kỳ lạ thay, thật sự tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều nầy trước kia, nhưng tôi đã thừa nhận điều nầy là sự thật. Hơn nữa, khi tôi nghe chính tôi nhắc lại điều nầy, tôi cảm thấy đây là một chuyện kỳ lạ. Đúng rồi, chúng ta đã bế những em bé, và "đặt chúng vào trong phòng một mình."

Bây giờ, tôi nhìn thấy rõ mô hình nuôi dạy con nầy, trong đó khuyến khích sự tách biệt giữa mẹ và con, phản ảnh một hệ thống giá trị của Âu-Châu và Mỹ-Châu, mà giá trị là chủ nghĩa cá nhân, và sự tự lập. Người Tây Phương có khuynh hướng nhấn mạnh sự tách biệt, và sự tự lập của trẻ em. Trong khi đó, ở nhiều nền văn hóa theo-định-hướng về-nhóm giống như Nhật Bản, giá trị được đặt nhiều hơn trên sự kết nối, và sự phụ thuộc lẫn nhau, và kết quả thường là có ít hơn, khoảng cách vật lý giữa mẹ và con. Người mẹ Nhật Bản truyền thống ngủ với con cái của họ, và mang dây đeo để mang trẻ trước bụng, hoặc trên lưng, trong một khoảng thời gian dài hơn so với người mẹ Tây Phương. Sự khác biệt nầy, đã được nói lên rất rõ ràng, qua một bà hàng xóm Âu-Mỹ của chúng tôi, bà lớn tuổi, và rất tốt bụng, bà đã từng bày tỏ sự lo ngại của bà, là người con trai thứ hai Noah của chúng tôi sẽ không biết đi, vì Yoshiko đã địu con đi khắp nơi nhiều quá! Đối với bà, chuyện nầy có vẻ như không được bình thường. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, những bà mẹ Nhật Bản có khuynh hướng nói chuyện với em bé, con của họ, về sự quan hệ với người khác, nhiều hơn so với các bà mẹ Âu-Mỹ, và những bà mẹ Âu-Mỹ hầu như nói nhiều về những đồ vật cá nhân và diễn tả các đặc tính của các đồ vật nầy.

Những sự khác biệt văn hóa về khoảng cách tâm lý giữa mẹ và con, và thế giới quan khác nhau mà chúng tạo ra, và phản ảnh, có thể làm cho một số người Tây Phương gặp nhiều khó khăn, để hiểu về Phật Giáo. Một đồng nghiệp của tôi, người dạy về tôn giáo, đã từng nói với tôi rằng Kyozan Joshu Roshi, một thiền sư Nhật Bản, đã từng hỏi anh, chuyện gì về thế giới quan của người Hoa Kỳ, đã làm cho Phật Giáo trở nên khó khăn để hiểu, đối với họ? Có lẽ, câu hỏi của vị Thiền Sư nầy đã phản ảnh thực tế, bởi vì ông đã đào tạo các nhà sư vừa ở Nhật Bản, và vừa ở Hoa Kỳ, và ông nhận thấy rằng công việc làm nầy của ông, gặp khó khăn rất nhiều ở Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng, một phần của câu trả lời cho vị Thiền Sư nầy, là phương cách chúng ta đã được nuôi dạy từ khi còn bé. Bố mẹ của người Tây Phương chú trọng hơn đến sự tách biệt, và sự tự lập, so với sự nuôi dạy con cái trong nền văn hóa theo-định-hướng về-nhóm. Kết quả của phương cách trên, là một số người khi đã lớn khôn rồi, sẽ gặp khó khăn khi chúng ta phải từ bỏ đi sự tách biệt, rồi trở thành một phần tử phụ thuộc lẫn nhau, trong sự rộng lớn và sự không-có hình-tướng nhất-định của Phật Pháp. Chúng ta có thể cảm thấy tự nhiên hơn, khi chúng ta nhìn thấy mình như là một cá nhân, tham dự cá nhân, chỉ với một Thượng Đế. Tuy nhiên, tôi biết qua kinh nghiệm của tôi, chúng ta có thể làm được sự từ bỏ nầy! Chúng ta có thể bắt đầu từ bỏ sự tách biệt của chúng ta, rồi chúng ta sẽ cảm thấy chúng ta là một phần của Phật Pháp sống động. Và trong một mức độ nào đó mà chúng ta có thể làm được, chúng ta có những người mẹ của chúng ta để cảm ơn, có phải không? Vì những bà mẹ của chúng ta, chính là những người đầu tiên đã dạy chúng ta về sự kết nối. Đây chính là điều quan trọng hơn hết.

Source-Nguồn: http://www.livingdharma.org/

Mothers, Buddhism
And Developmental Psychology

When sensei Ken first asked me to speak today I got really nervous and told him, "no." It wasn’t that I was so anxious about speaking in public. I had done that before. I was anxious about the topic, "Mothers Day." I didn’t have the "Leave it to Beaver," "Ozzie and Harriet," or "Brady Bunch" kind of childhood you see on TV, so I thought, what am I going to say about Mother’s Day? But then I thought about it for a while and came to the conclusion that television caricatures are not what Mother's Day is really all about, so I changed my mind and said, "Yes."

My favorite story about a mother is from Nobel Prize winning author Toni Morrison’s novel, The Bluest Eye. The story is about a little girl named Claudia who is growing up in the same small Ohio town Toni Morrison grew up in. I’m guessing some of it is autobiographical. Claudia’s mother scolds her a lot and is really pretty harsh. One day Claudia comes home coughing, with a cold, and her mother yells at her for not having worn something on her head and tells her "you must be the biggest fool in this town." She then sends Claudia to bed. After some time passes, her mother comes and rubs Vicks, a kind of a balm, all over Claudia’s chest and ties flannel rags around her neck and covers her with thick quilts and tells her to sweat. Claudia does.

Later that night Claudia throws up on the quilts and her mother gets angry again. She tells her, "What did you puke on the bed clothes for? Don’t you have sense enough to hold your head out of the bed? Now, look what you did. You think I got time for nothing but washing up your puke?" Claudia falls asleep crying and feeling guilty that she got sick. But later that night when she coughs, she hears her mother walk in. Her mother’s hands readjust the rags around her neck, and the quilt, and she rests one hand on her forehead to check for fever. Claudia feels her mother’s concern. And later when she remembers that time, she remembers someone with hands who did not want her to die.

That knowledge that someone cares about your life, that they do not want you to die, is a powerful thing and is expressed by mothers in many ways. The feeling of love Claudia got from her mother was not from her mother’s words, but from her mother’s hands. I think that might be true for many of us. I know it was true for me. The love I felt from my mother didn’t come so much from her words, but from her hands. When I think about warm times with my mother, I think about what she did, not what she said, and in some ways that may be more important.

Like Claudia I can remember my mother scolding me. I remember coming home once bleeding because I cut my hand at a construction site I was playing at. My mom yelled at me! It felt so unfair at the time. I was hurt, and bleeding, and she was yelling at me. But importantly, she also bandaged my hand, and I know now that her anger, like Claudia’s mother’s, came from her fear, her fear that I was in danger and that I would be again if she didn’t try to stop it.

Still, that is not all I remember about my mother. I remember my mother sewing my clothes and how important that was for me. It was the late sixties and sewn up and patched jeans were the style. This turned out to be a lucky break for me because I would have to wear them anyway, style or not. I remember standing by the sewing machine and watching my mother patch my jeans with such skill and care that I was proud. I remember feeling so fortunate to have a mother like that, a mother who cared about me enough to sew my pants with such skill and precision. I also remember my mother making me food. I remember being in the kitchen and watching her bake banana bread. She used to bake it in empty soup cans that she carefully placed in the oven. I loved that bread. It smelled wonderful, and when my mother baked it, I use to feel like she baking it just for me.

I have seen this same love in action expressed by my own wife Yoshiko. She is a great cook, but never baked anything until our children got to be a little older. Then her first attempts at baking were far from perfect. First, she tried to make some cookies. She set them too close together on the pan and they melted together into one big block. When she was done it was kind of hard and dry, and not very sweet. But that didn’t matter to our children. They loved those cookies, and I would like to think it was because their mother made them with her own hands. It must have been that. It couldn’t have been the taste. You should have tried those cookies! Certainly, Yoshiko’s baking has gotten better over the years. But the important thing about her cookies is not the taste. It is that she makes those cookies for the children. She doesn’t make them for me, and she doesn’t make them for herself, and that is the precious thing. So when your mother is making you food, or fixing your clothes, or helping you with your homework, you should know that she is doing it because she cares about you and that is really important. Like sensei Ken said last week, "your mother wants you to be happy."

The relationship between a mother and a child is a special thing that embodies many aspects of Buddhism. Western developmental psychology tells us that initially there is no separation between mother and child. When the child is developing inside the womb, mother and child are one. There is no separation; they are physically connected. So when the child is born, they do not really have any sense of themselves as being separate from their mother, or the world around them. Still, everything is connected. Our sense of separateness and individual identity is not something we are born with. It is something we construct over time through a process psychologists call separation and individuation. Margaret Mahler called this process "the psychological birth of the human infant." First, there is the physical birth where we separate physically from our mother in a dramatic and observable way. Next, there is the psychological birth, a more subtle birth that occurs slowly over an extended period of time. Here we establish a sense of separateness from our mother and the world around us and develop an individual identity. It is here, with separation and individuation and the establishment of individual identity, that much of Western psychology ends. But Buddhism tells us we need to go further.

As a child we need to construct a separate sense of self. That is how we learn to function in the world. But then as an adult, we need to move beyond that psychological construction of separateness and see our interdependence with the world. We need to reconnect. Dogen Zenji, the founder of Soto Zen, noted that to study the Buddha Way is to study the self, and that to study the self is to forget the self in the act of uniting with something greater. To develop as Buddhists we need to experience ourselves as something more than merely our individual or ego selves. We need to rediscover our connection to something greater. Perhaps we can begin this process of rediscovering our connectedness in our own family, in that special bond between mother and child. Then we can try to move that feeling of connectedness and interdependence out into our community, and then the world as a whole. Last week Sensei Ken suggested that we do such a thing with harmony; that we cultivate harmony in our family and then move it out into the world. Perhaps we can do the same with connectedness.

I remember one experienced of connectedness that I had with my wife and son that really had a profound effect on me. It was with Leo and Yoshiko when Leo was about two years old. I was sitting on the floor of my study doing zazen with the windows open so I could experience the outdoors, the birds chirping and the wind. I had been meditating for some time so I was feeling peaceful and very open. I couldn’t see them, but Yoshiko and Leo were just outside the window doing something in the front yard, gardening I think. Leo must have done something very dangerous, maybe toddled out into the street. I am not exactly sure what he did, but whatever it was it really scared Yoshiko. She started yelling in Japanese, "Kora &%#$!" I can’t speak Japanese, but I can tell you that I jumped! And I’m certain Leo jumped too! Yoshiko got scared, and Leo and I jumped. Where was the separateness? It was clear to me then how connected we all are. From this experience I started to think that when your mother yells at you, or makes you cookies, she is expressing our connectedness, she is expressing the Dharma, and we should probably honor her for both.

Interestingly, the psychological space between mother and child varies in different cultures. In Japanese culture there is less distance between mother and child than in the Western tradition I grew up in. I first noticed this when I visited Japan a number of years ago. I was having dinner with some of my wife’s relatives and we were naturally talking about some of the similarities and differences between the United States and Japan. Since I was introduced as a student of child development, one of my Japanese dinner partners decided to ask me a question he seemed to have wondered about for some time. He turned to me somewhat embarrassed and asked, "Is it true what they say, that people in the United States are kind of hard on their children?" I must admit that I was a bit taken aback by his question. My stereotype had been that Japanese parents were stricter with their children. Wasn’t it Japanese parents who made their children study so hard and go to school after school? So, feeling somewhat surprised, I said, "What do you mean?" My Japanese dinner partner responded, "Tell me if this is true, but I heard that in the United States they take little babies and put them in rooms all by themselves and make them sleep alone?" His question was an epiphany for me. Strangely, I had never really thought about this before, but I had to acknowledge that it was true. Moreover, hearing myself say so felt kind of odd. We did take little babies and "put them in rooms all by themselves."

I see now that this pattern of child rearing, which promotes early separation between mother and child, reflects a Euro-American value system that values individualism and independence. Westerners tend to emphasize separateness and independence in children. Whereas, in more group-oriented cultures like Japan, more value is placed on connectedness and interdependence, and as a result there is generally less physical distance between mother and child. Japanese mothers traditionally sleep with their children and physically carry them around in slings for what seems like long period of time to some Westerners. This difference was illustrated to me by an older, very kind, Euro American neighbor of ours who once expressed her concern that our second son Noah would not learn to walk because Yoshiko carried him around so much! It just seemed unnatural to her. Research also shows that Japanese mothers tend to talk to their infants more about relationship than Euro American mothers, and that Euro American mothers are more likely to label individual objects and describe their attributes.

These cultural differences in the psychological distance between mothers and children, and the differing worldviews they engender and reflect, may make Buddhism a little harder for some of us in the West to understand. A colleague of mine who teaches religion once told me that Kyozan Joshu Roshi, a Japanese Zen priest, once asked him what is it about Americans’ worldview that makes Buddhism so difficult for them? It seems the Roshi was reflecting on the fact that he had trained monks in both Japan and the United States and found the task considerably harder here. I think part of the answer to the Roshi’s question may have to do with the way we are raised as children. Western parenting practices place more emphasis on separateness and independence than parenting in group-oriented cultures. As a result, it is hard for some of us as adults to give up our sense of separateness and become an interdependent part of a vast and amorphous Dharma. It feels more natural for us see ourselves as individuals, engaged in individual relationships with an individual God. Nevertheless, I know from experience that we can do it! We can begin to surrender our separateness and feel a part of the living Dharma. And to the degree that we can, perhaps we have our mothers to thank? After all, it was them who first taught us about connectedness.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn