46. Lý Tính Đàn Hồi

06 Tháng Ba 201515:38(Xem: 7075)
NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Nguyên tác: Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Phật Quang 2005


LÝ TÍNH ĐÀN HỒI
(屈伸自如)

 Người vợ của vị cư sĩ nọ có bản tánh vừahà tiện lại bủn xỉn, đới với bất cứ một một công tác từ thiện nào của xã hội đề ra, bà ta đều tìm cách chối từ không hưởng ứng. Người chồng thấy vậy lấy làm hổ thẹn với mọi người, nhưng không biết làm cách nào để chuyển hóa tâm tánh của bà vợ. Thế rồi, một hôm ông ta thỉnh cầu ngài Mặc Tiên thiền sư khai đạo. Vị thiền sư đáp ứng lời thỉnh cầu, đến nhà vị cư sĩ ấy. Khi ngồi tiếp chuyện với vị nữ chủ nhân, Mặc Tiên thiền sư liền xòe hai bàn tay của mình ra và nói:< Nếu bàn tay này thường cứ xòe duỗi thẳng đơ như thế này, không thể co lại được, thí chủ nghĩ xem bàn tay ấy thế nào?>.

- Vị nữ chủ nhân đáp:< Đó là hình tướng bàn tay dị dạng!>

 Mặc Tiên thiền sư lại tiếp tục đưa bàn tay ra và nắm chặt lại, hỏi:< Nếu ngày ngày bàn tay này cứ nắm chặt lại, không thể bung xoè, co duỗi uyển chuyển nhịp nhàng tự nhiên, thì nó sẽ như thế nào>.

- Vị nữ chủ nhân đáp:< Đó là bàn tay dị tật!>

Mặc Tiên thiền sư liền lấy đó khai đạo:<Nếu tự mình không biết yêu quý, trân trọng những vật dụng cần thiết của chính mình, đem cho người toàn bộ, thì đó là đời sống sinh hoạt dị hình dị dạng; hoặc giả tiền của cứ mãi bo bo nắm chặt, một xu cũng dám buông ra, chỉ bảo thủ chặt cái tư lợi của riên g mình, không nghĩ đến nỗi buồn vui của bao người xung quanh thì cuộc sống đó đồng với đời sống sinh hoạt dị hình dị tật không hai!>

 Mặc Tiên thiền sư nói xong liền cáo từ ra về. Người vợ của vị cư sĩ nọ lúc này mới hiểu ra được rằng, bản thân mình bình thời không hề chịu vì thế gian phát tâm làm bất cứ việc thiện tốt nào, thì ra mình đã sống một cuộc sống dị hình dị dạng.

Chân thành mà nói thì trên thế gian có không ít người phát tâm hoan hỷ giúp người, nhưng tự mình không chịu hòa nhập cùng sinh hoạt của đại chúng, và cũng không chịu tiếp nhận thiện ý của người khác. Tánh thái đó mặc dầu không phải là hiếu danh hám tiếng, nhưng đã hiển lộ tánh cách sinh hoạt dị thường, biên chấp. Hoặc giả ngược lại, người chỉ mong muốn tiếp nhận sự tặng thưởng tán dương của người khác, còn tự bản thân mình thì không chịu nỗ lực công sức phụng hiến báo đáp ân xã hội, ân đại chúng đã tận thuỷ tận chung cung cấp cho mình tất cả mọi nhu cầu trong cuộc sống từ vật chất đến tinh thần. Hạng người này, ông cha ta thường xếp vào hàng” dị hình hà tiện, bủn xỉn, một xu không buông mà nửa đồng cũng không bỏ.”

 Phật giáo thuyết giảng về lý tính <kết duyên> --- bạn cho tôi, tôi cho bạn--- vốn là nguyên lý đồng đẳng quan trọng. Và đó cũng chính là ý nghĩa về pháp mà đức Phật từng huấn thị hàng đệ tử ” Tài pháp nhị thí đẳng vô sai biệt”.Nếu chúng ta biết tiếp nhận thiện ý của người khác, là sự biểu lộ bản thân mình đã làm được việc tốt lợi ích khiến người hoài tưởng nhớ ơn, báo đáp; hoặc mình là người thuần thiện, mở rộng lòng cùng người cầu tiến học hỏi. Nếu chúng ta bố thí cho người, chính là biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với đối phương đã tạo cho mình cơ hội làm việc bố thí, cùng người rộng kết thiện duyên bồ đề quyến thuộc. Hiểu biết được lý tánh cung cầu tương đãi đến đến, đi đi; cho nhận đồng đẳng, và sinh hoạt theo nhu cầu đàn hồi co duỗi tự nhiên thích ứng với hoàn cảnh cuộc sống hiện tại, đó mới chính là năng lượng vận chuyển cuộc sống “thuận buồm xuôi gió “,” mã đáo thành công” hữu hiệu thiết thực.

 Bậc cổ đức thường nói:” Hàng đại trượng phu tự biết co duỗi theo thế thời, tùy cơ ứng biến”, và giáo lý Phật từng khuyến thị:< tuỳ duyên bất biến, bất biến tuỳ duyên>, không ngoài chủ đích chỉ đạo cho chúng ta pháp ứng thế cao minh. Người biết xử dụng tài vật cao thủ là người biết buông,giữ, cho nhận thích cảnh, hợp thời’ giống như tứ chi của con người tự nó biết co giãn đàn hồi tự nhiên theo nhu cầu hiện tại cuộc sống, mới khiến cho cơ thể khỏe mạnh, sảng khoái; và khi ngủ nghỉ, thân thể tự nó biết phải trái chuyển mình theo nhu cầu tuần hoàn để giúp chúng ta an say giấc mộng bồi bổ năng lượng đã tiêu hao. Nếu cơ thể này chỉ có thể duỗi mà không thể co, hoặc chỉ co mà không thể duỗi, thì đó là một cơ thể dị hình dị tật, và nhất định sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong cuộc sống. Do vậy, tài vật, lời nói… cần phải biết< giữ gìn và buông xả> theo nhu cầu <cần nên> thì mới có thể tích lương gởi hậu; bởi vì biết buông xả thì mới có thu được, và cái có được đó phải biết gìn giữ sử dụng nó sao cho thích đáng hợp thời thì mớibảo tồn được lâu dài. Lại nữa, những của cải mà chúng ta hiện có, nó vốn là sản xuất ra từ quần chúng xã hội, đương nhiên cần phải chi dụng cho quần chúng xã hội khi cần. Nếu người hiểu biết đem của cải vật chất cá nhân chi dụng cho những sự việc lợi ích nhân nghĩa của đoàn thể đại chúng thì đó mới thực sự là cuộc sống giàu có trong hiện tại và vị lai.

 < Lý tính co duỗi đàn hồi>, không chỉ là đạo lý triết học sử dụng vật chất mà còn là phương pháp dưỡng sanh công hiệu thiết thực, và đồng thời lại là thông lộ xuyên suốt nghĩa tình đạo vị trong mối quan hệ giao tếø. Tiền đồ của đời sống, không sao tránh khỏi những khó khăn trắc trở chướng ngại; muốn vượt qua vật cản đó chúng ta không thể không dụng công tìm tòi học hỏi, hiểu biết vận dụng thiện xảo pháp “hoán chuyển, chuyển biến” như thế nào để cái “hoán” “chuyển” và”biến” đó được nhịp nhàng thông thương. Do vậy, bậc cổ đức thường nói:< Cùng tắc biến, biến tắc thông> chính là ý chỉ cho <Lý tính co duỗi đàn hồi> trong cuộc sống đời người. Khi lái xe do không rõ đường, đã lái vào đến ngõ hẽm đường cùng, tại sao chúng ta không lập tức nghĩ ra cách lái chuyển hướng để tìm ra tới thông lộ nơi điểm đích mà mình muốn đi đến? Khi trước đại chúng cần biểu thị tư thái tự tôn, chánh trực, tự thân cần nên biết ngẩng thẳng đầu ưỡn ngực; nhưng khi cùng người đối đãi, học hỏi, thì tự mình phải biết thích thời cong thân cúi đầu, nói năng khiêm tốn nhã nhặn, biểu thị hạnh đức tôn trọng cung kính. Nếu chỉ biết dọc ngang ngẩng cao đầu mạnh bước hiên ngang, không biết tuỳ thời chuyển mình cong thân cúi đầu, đương nhiên sẽ không nhận được người triều mến hoan nghênh; Hoặc giả chỉ biết khom lưng uốn gốimột vị, không giữ được phong cách tự trọng, chánh trực tất sẽ bị ngưòi đời khinh thị. Thế nên, trên địa đồ sinh hoạt đa dạng đa năng của đời người, biết vận dụng cơ năng đàn hồi thẳng, cong, tiến, thối uyển chuyển nhịp nhàng tthích ứng với đồ hình sinh hoạt hiện thực mới chính là con đường ứng thế tuyệt diệu! 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Chín 2014(Xem: 8626)
Một buổi sáng đẹp trời. Tâm hồn bạn thơ thới. Bạn vừa ăn một bữa điểm tâm thật ngon miệng và sẵn sàng chuẩn bị cho một ngày mới. Rồi thì điều bạn không muốn đã xảy ra. Bạn gặp phải một người khó chịu và ngày mới của bạn từ tốt lành bỗng dưng biến thành tai họa!
18 Tháng Chín 2014(Xem: 5539)
Thần thông diệu dụng là những giá trị lợi ích đặc thù của người tu tập theo những pháp môn nhất định. Ngày xưa, Đức Phật và những vị thánh đệ tử của Ngài đều có được sáu loại thần thông, gọi là Lục thông. Những nhà ngoại đạo tu tiên cũng có thể đạt tới năm loại thần thông trong số sáu thần thông mà Phật đã chứng đắc, gọi là Ngũ thông.
11 Tháng Chín 2014(Xem: 9093)
Chuyện bên Mỹ. Có một ông luật sư, bảo vệ bên nguyên khởi kiện ông hàng xóm đã làm chết con chó của mình. Ông luật sư này đã đọc một bài diễn văn ngắn trướcbồi thẩm đoàn để nói về con chó: “Đại ý, con người, dù là ruột thịt, bạn bè thân thiết… đều có thể trở mặt với nhau khi chạm phải quyền lợi. Lúc còn là thuộc cấp thì cúc cung tận tụy nhưng khi chủ đã hết thời thì tức khắc ngoảnh mặt làm ngơ không chút ngại ngùng.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 9560)
Ở đời ai mà chẳng muốn sống an vui. Và đạo Phật là nghệ thuật để sống an vui. Dĩ nhiên, an vui có nhiều cấp độ, từ bậc thấp, bậc trung đến bậc cao. An vui cao tột là an vui không còn bị những hoàn cảnh làm cho giảm sút, hư hoại.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 5094)
Chúng ta thường có những khái niệm thật ngộ nghĩnh về tiền bạc. Chúng ta hay tin rằng có tiền sẽ khiến mình thêm hạnh phúc. Nhưng khi có tiền rồi, mình lại muốn thêm nữa mới làm mình hạnh phúc hơn! Điều kỳ lạ là, ai cũng hiểu và biết rằng, tiền tài không phải lúc nào cũng mua được hạnh phúc. Nhưng vì tâm ý mình đã bị nhồi nhét đặc cứng bởi cái văn hóa được quảng cáo khắp nơi rằng: ‘có tiền mua tiên cũa được’ nên mình tin rằng đó là sự thật!
11 Tháng Tám 2014(Xem: 9007)
Tôi nhớ có đọc một câu chuyện về Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV, người được trao giải Nobel hòa bình năm 1989, trả lời câu hỏi "Điều gì khiến ngài ngạc nhiên nhất về nhân loại? - Con người! Ngài nói liền không một chút đắn đo. Ngài nói thêm: Con người thật buồn cười, họ dốc hết sức khỏe để kiếm tiền, rồi khi già lại bỏ tiền ra để đổi lấy sức khỏe. Họ thường nghĩ quá nhiều về tương lai mà chẳng an trú hiện tại và không nghĩ rằng mình sẽ chết. Cuối cùng, có người chết mà chẳng bao giờ sống, không có hiện tại lẫn tương lai.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 7718)
1. Khi chúng ta no, chúng ta hãy nhớ nghĩ tới những người đang đói khát, thiếu thốn, khó khăn. 2. Khi chúng ta được mặt quần lành áo đẹp, chúng ta hãy nhớ nghĩ tới những người đang không có những bộ quần áo lành lặn. 3. Khi chúng ta ấm áp bên gia đình, chúng ta hãy nhớ nghĩ tới những người đang sống trong giá lạnh với cảnh màn trời chiếu đất...
05 Tháng Tám 2014(Xem: 7555)
Một người bạn của chúng tôi ở Mỹ về thăm quê hương, gặp một vấn đề về sức khỏe , phải vào bệnh viện gấp . Ngay lập tức , tin xấu được truyền tới Mỹ cho bạn bè .Sáng hôm sau , tôi nhận được một lúc hai lá thư điện tử từ Mỹ gửi về .Bức thư thứ nhất : Nghe nói bạn A về Việt Nam chơi, trong lúc chờ máy bay về Mỹ thì bị đột quỵ phải vào bệnh viện gấp
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 8341)
Cho nên tránh duyên cũng là một pháp tu. Nó giúp những nhân bất thiện trong mình không có cơ hiện khởi và phát triển. Nhưng chừng đó chưa đủ. Cần phải tự mình thanh lọc những gì là cặn bả trong mình. Không thì khi đủ duyên nó lại sinh khởi và mọi thứ lại tiếp tục…
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 6434)
Tham gia những buổi thiền cùng Vườn Yêu Thương, con thay đổi rất nhiều. Từ cách nhìn, cách suy nghĩ. Các hoạt động Phật Pháp đã giúp cho con nhìn sâu vào chính bản thân của mình hơn. Nhờ có sự hỗ trợ của các bạn đã cho con có một năng lượng dồi dào.