Có Nên Tái Hôn Sau Ly Hôn?

07 Tháng Sáu 201521:06(Xem: 4497)

THÍCH NHẬT TỪ

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Nhà xuất bản Hồng Đức 2015

CÓ NÊN TÁI HÔN SAU LY HÔN?

Bạch Thầy, vợ chồng con quen nhau được 2 tháng thì cưới. Trong những tháng đầu tiên chúng con đã có nhiều mâu thuẫn, đến khi con quyết định ly hôn thì biết mình có thai nên lại nhẫn nhịn để con của con có một gia đình trọn vẹn. Nhưng sóng gió liên tục nổi lên, chồng con thường xuyên nhục mạ, mắng chửi con thậm tệ, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với con (kể cả khi con mang giọt máu của anh ấy). Hơn thế nữa, chồng con nhiều lần thóa mạ và hành hung cả bố đẻ của con. Khi con lên bàn đẻ cũng là lúc tòa gọi ra làm thủ tục ly hôn. Giờ đã được gần 2 năm, thỉnh thoảng chồng cũ vẫn đến nơi con ở trọ và cả cơ quan để la lối om sòm và làm phiền con. Tất cả mọi người từ cơ quan đến gia đình đều phẫn nộ và kiên quyết muốn tách con ra khỏi con người thô bạo, thiếu văn hóa và cục súc ấy mãi mãi. Nhưng Thầy ơi, không hiểu sao con vẫn quá nặng lòng với người đó, con thương người đó rất nhiều. Khi tỉnh táo và được mọi người khuyên can thì con thấy quyết định ly hôn là đúng đắn, nhưng khi chỉ có một mình và nhất là khi ngắm nhìn thiên thần 2 tuổi đáng yêu của chúng con thì con lại muốn quay về với người ấy. Con phải làm gì bây giờ? Con mong Thầy chỉ cho con con đường đúng, những quyết định đúng. Con cảm ơn Thầy nhiều!

Bichthuy1204@gmail.com

Hoàn cảnh của chị là một nỗi đau. Quyết định ly hôn của chị là một sự sáng suốt. Ý định “muốn quay về” với chồng cũ với cá tính “thô bạo, thiếu văn hóa và cục súc” sau hai năm ly hôn chỉ vì cảm thấy thương “thiên thần 2 tuổi đáng yêu” của hai anh chị ... sẽ là một sai lầm lớn. Để có “những quyết định đúng” trên “con đường đúng”, chị nên bình tĩnh suy xét những điều sau đây:

Đánh giá nguyên nhân ly hôn

Chị cần sáng suốt đánh giá lại nguyên nhân ly hôn của vợ chồng chị và chị sẽ nhận ra rằng chị có nên tái hôn với người mà chị nghĩ là khó có thể được hạnh phúc hay không. Thông thường nhiều cặp vợ chồng quyết định “đường anh - anh đi, đường tôi - tôi đi” là do vợ hoặc chồng không chung thủy, mâu thuẫn cá tính, mâu thuẫn về kinh tế và vướng mắc các tệ nạn xã hội. Theo đánh giá của bách khoa mở Wikipedia, 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo hành gia đình. Ở các quốc gia khác, tỉ lệ ly hôn do bạo hành gia đình chiếm khoảng 40%.

Trong tình huống hôn nhân của chị, chị đã bị chồng ngược đãi, đánh đập. Bạo lực gia đình từ phía chồng chị không chỉ đơn thuần là “nhục mạ, mắng chửi” mà còn nặng hơn là “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”. Đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn do bạo lực gia đình gây ra thường xuyên sẽ khó có thể giúp chị sống được hạnh phúc với chồng cũ. Về mối quan hệ với gia đình chị, chồng chị “thóa mạ và hành hung” cả bố chị. Đây là điều khó đảm bảo được hạnh phúc, khi chị tái hôn với “người ấy”.

Cần thừa nhận rằng việc vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã sẽ không thể mang lại hạnh phúc cho gia đình. Từ đó, sự cảm thông, chia sẻ trong cuộc sống đã mất đi dần, hạnh phúc không còn hiện hữu nữa.

Trong các mâu thuẫn về quan hệ vợ chồng, người có thói “bạo lực” sẽ khó kìm chế bức xúc, nên có thể dẫn đến các hành động nguy hại cho người khác với mức độ nghiêm trọng. Trong phần lớn các vụ bạo lực gia đình, người phụ nữ thường gánh chịu các hậu quả nặng nề, do thói quen cam chịu, hoặc nghĩ rằng mình mắc nợ chồng, nên ráng trả nợ. Từ đó, lẽ ra nhanh chóng quyết định sáng suốt, tái xây dựng cuộc sống, nhiều chị em phụ nữ “cắn răng chịu đựng” tiêu cực, hủy hoại hạnh phúc mà lẽ ra mình xứng đáng có được.

Khi bạo lực gia đình đã trở thành cá tính...

Chị nên phân tích và đánh giá xem các hành vi bạo lực gia đình của chồng trong thời gian chung sống là do ảnh hưởng của rượu bia, những căng thẳng dồn nén, tích tụ hay do cá tính. Một khi chị đã xác định được tình trạng “sóng gió liên tục nổi lên” với các diễn biến “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” là do cá tính “thóa mạ và hành hung” của chồng, thì việc nối lại tình xưa là một sai lầm nghiêm trọng. Không quá khó để nhận ra hành vi bạo lực trong tình huống nào thuộc dạng cá tính. Các tình huống sau đây giúp chị xác định dễ dàng. Thứ nhất, người bạo lực là người thuộc mô típ “cục súc”, “thô bạo” và “thiếu văn hóa”. Thứ hai, các hành vi hung đồ của kẻ bạo lực xuất hiện rất vô cớ, lãng xẹt. Thứ ba, tần số bạo lực xuất hiện là “nhiều lần” và “thường xuyên”. Thứ tư, người có hành vi bạo lực gia đình không có nỗ lực thay đổi hành vi và cũng không có tiến bộ gì về nỗ lực thay đổi bản thân.

Trong tình huống của chị, sau khi ly hôn hai năm, chồng cũ của chị đã đến nơi chị ở và đến cơ quan chị “la lối om sòm và làm phiền” chị, thay vì nhận lỗi, hối cải và nỗ lực “nối lại tình xưa”. Rất may là người thân trong gia đình và bạn bè trong cơ quan đều thấy rõ không có tương lai trong việc tái hôn với chồng cũ nên đã khuyên chị mạnh dạn dứt khoát. Vấn đề còn lại là chị cần sáng suốt nhận thấy nguy cơ bất hạnh tiềm ẩn của việc tái giá, để quyết định của chị không bị cảm xúc “mủi lòng” dẫn dắt.

Hiêu rõ cảm xúc của bản thân

Nỗi ám ảnh từ hôn nhân cũ thường đè nặng tâm hồn người trong cuộc, mà chị phải đối mặt và vượt qua. Chạy trốn nỗi cô đơn bằng tái hôn, nhất là tái hôn với người cũ, chỉ làm cho nỗi buồn và cảm giác thất bại ngự trị nhiều hơn trong tâm chị. Tâm lý của người ly hôn thường bị ức chế, lo âu và cô đơn. Khi bị bạo hành gia đình thường xuyên, nạn nhân của bạo hành dễ bị trầm cảm, do các rối loạn stress bắt nguồn từ các sang chấn tâm lý mạnh.

Cảm giác sao ta “vẫn quá nặng lòng với người đó” mặc dù không tìm thấy được hạnh phúc sau những tháng năm chung sống, không hẳn vì ta “còn thương người đó rất nhiều”. Có khi nó xuất phát từ cảm giác “tội nghiệp” và “cô đơn” nên nhiều người có những quyết định tái hôn sai lầm. Có những lúc trái tim chị cho rằng quyết định của chị là đúng (mà trên thực tế vì chị chủ quan) nên chị khó vượt qua được sự mủi lòng. Tội nghiệp trong tình yêu và tái hôn không phải là giải pháp vì tội nghiệp trong trường hợp này là sự bắt đầu của bế tắc và bất hạnh.

Cảm giác làm vợ rồi làm mẹ thường làm phụ nữ cảm thấy mình luôn bay bổng, hạnh phúc. Do vậy, sau lần tan vỡ do chồng bạo hành, chị không nên để cảm giác “nặng lòng” dẫn dắt chị tái hôn với chính người mà trong thư chị khẳng định chị không thể có được hạnh phúc, vì sự “thiếu văn hóa” và “tính cục súc” của người ấy.

Để tránh tình trạng bị mủi lòng “khi chỉ có một mình” có thể dẫn đến các quyết định sai lầm, chị nên giao tiếp xã hội nhiều hơn, chia sẻ với người thân trong gia đình, đặc biệt chăm sóc và thương yêu “thiên thần” của chị, để bù đắp trạng thái cô đơn, buồn chán. Cô đơn dễ làm cho ta quyết định gàn

dở, mà về sau, thường là hối hận. Có nhiều bà mẹ đơn thân, chỉ cần hạnh phúc với con cái là cảm thấy hài lòng, vui vẻ và ấm áp rồi. Hiện tại, chị phải cắn răng gồng gánh hai vai, vừa làm mẹ, vừa làm cha. Bà mẹ đơn thân nào cũng phải như thế, cho đến lúc tìm được người xứng đáng hơn và được người đó thương yêu đích thực.

Tóm lại, qua thông tin chị cung cấp, tôi không nhìn thấy được tương lai của cuộc tái hôn với chồng cũ của chị. Tốt nhất, chị cần chuẩn bị cho mình tâm lý vững chãi. Hãy trở thành điểm tựa cho chính mình. Hãy mạnh mẽ trước những sóng gió của cuộc đời. Không nên để sự yếu đuối dẫn dắt ta. Chị hãy dành thời gian và tình cảm cho con gái và cha mẹ sẽ giúp chị vượt qua cô đơn, trống vắng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Tư 2016(Xem: 6088)
Tháng 10 năm 2009, Cơ Quan Lương Nông Thế Giới báo động tình hình lương thực chung trên thế giới rất đáng lo ngại. Theo tổ chức nầy, thì hiện có trên 1 tỉ người đang bị lâm vào tình trạng thiếu ăn. Nạn nhân cũng vẫn là dân tộc của các quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Phi.
21 Tháng Ba 2016(Xem: 6086)
Có một bài học ngoại ngữ đã cũ về có và không có, đại ý rằng: Một ngôi sao màn bạc nổi tiếng, cô ta có rất nhiều tiền, cô ta có nhiều biệt thự với những bể bơi sang trọng, có xe hơi đát tiền, cô ta có tài năng vượt xa những con người bình thường khác , cô ta có sắc đẹp và thân hình tuyệt mỹ tràn đầy sức sống. Chưa hết, cô ta có một người chồng mơ ước với những đứa con đẹp tựa thiên thần, cuộc sống của cô thực sự là một thiên đường. Cô ta có tất cả.
11 Tháng Ba 2016(Xem: 8568)
ĐĐ.Thích Minh Niệm, tác giả cuốn sách Hiểu về trái tim (NXB Trẻ) dành cho trang Phật giáo - Tuổi trẻ buổi trò chuyện về lòng biết ơn, việc sống đẹp trong tinh thần báo ơn. Đây như câu chuyện đầu xuân cho những người trẻ, để cùng khơi lên lòng biết ơn, giá trị của gia đình, sự nương tựa tổ ấm (tâm linh và huyết thống) để vượt qua cám dỗ, chông chênh, vấp ngã trên hành trình một năm dài phía trước...
09 Tháng Giêng 2016(Xem: 6560)
Các nhà tư tưởng của đất nước Phật giáo Bhutan nhỏ bé đã có một cuộc gặp gỡ các nhà tư tưởng phương Tây ở Hà Lan để thảo luận về khái niệm Tổng Hạnh phúc Quốc gia (Gross National Happiness – GNH), một khái niệm đối lập với khái niệm Tổng Sản phẩm Quốc gia (Gross National Product – GNP) – chỉ số về phát triển kinh tế của thế giới.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6827)
Năm nay tôi đã gần bốn mươi tuổi, nhưng nếu tiền nghiệp cho sống đến trăm tuổi mà có ai hỏi về phép trường sinh ích thọ thì trước sau tôi cũng cho họ mỗi toa thuốc này. Phù âm ích dương, tráng khí bổ huyết, tiêu độc nhuận trường, tất thảy đều có thể dùng mỗi bài thuốc này. Tùy theo bệnh trạng và thể chất mỗi người mà liều lượng linh động gia giảm cho thích hợp.
02 Tháng Giêng 2016(Xem: 8673)
Chuyện rằng một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào đúng hôm chủ nhật sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi Kishi Ryoichi đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại
16 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7753)
Bệnh Ung Thư Và Thái Độ Người Phật Tử. Thuyết Pháp Thầy Thích Phước Tiến -
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7883)
Người tu chứng không phải do học cao hiểu rộng mà được, mà chỉ thấy rõ thân này là một tổ hợp vật chất, do nhiều yếu tố thành hình, không có cái ngã thực thể cố định. Biết được như thế, chúng ta làm tất cả việc mà không thấy mình làm. Người học cao hiểu rộng, nếu không có sự tu tập thì sự chấp ngã càng lớn. Do đó dễ làm tổn hại cho nhiều người, khi họ lợi dụng quyền hành thế lực.
07 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7694)
Đam mê là một cái thú đồng thời là cái tật của con người. Có thể nói rằng hầu hết những người làm nên cơ nghiệp đều bắt đầu từ những đam mê nhưng có không ít người cũng vì đam mê mà thân bại, danh liệt. Cuộc sống nếu thiếu đam mê sẽ nhạt nhẽo, vô vị và mất sinh khí. Vì thực ra, đam mê vốn không phải là tội lỗi nhưng vấn đề cần đặt ra với con người là đam mê cái gì, đam mê như thế nào?