Khi Chồng Thất Nghiệp Và Bạo Lực

25 Tháng Sáu 201517:41(Xem: 4673)

THÍCH NHẬT TỪ

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Nhà xuất bản Hồng Đức 2015

KHI CHỒNG THẤT NGHIỆP VÀ BẠO LỰC

Vợ chồng tôi lấy nhau được 10 năm, thời gian đầu chồng tôi rất hiền lành, chăm chỉ, luôn lo lắng chăm sóc mẹ con tôi. Nhưng 2 năm trở lại đây, từ ngày công ty anh ấy ít hợp đồng khiến công nhân thường xuyên phải nghỉ việc không lương, chồng tôi sinh ra cáu bẳn, vũ phu. Anh ấy thường xuyên nhiếc móc, chửi mắng tôi, thậm chí có những hôm uống rượu say còn “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay ” với tôi. Tôi rất mệt mỏi và cảm thấy nhân phẩm của mình bị xúc phạm. Tôi có nên từ bỏ người chồng vũ phu này không?

Lại Thị Thơm, Hải Phòng

Đời sống hôn nhân của chị đang trải qua giai đoạn khó khăn sau 10 năm hạnh phúc. Sóng gió bất hạnh đã trỗi dậy trong gia đình chị bao gồm sự hành hạ cảm xúc, mắng nhiếc và vũ phu của người chồng mà trước đây anh ấy vốn “rất hiền lành, chăm chỉ, luôn lo lắng chăm sóc” chị và gia đình. Để có quyết định đúng đắn và hướng giải quyết tốt đẹp, dựa vào bài kinh “Bốn sự thật” (Tứ đế), tôi khuyên chị hãy bình tĩnh xem xét vấn đề của gia đình chị theo bốn bước như sau:

Nhận diện bế tắc: Khổ đau của chị không chỉ đơn thuần là tình trạng chị trở thành nạn nhân của hành vi bạo lực do chồng chị gây ra, mà còn bao gồm các khó khăn về kinh tế gia đình, thói ma men và thiếu sự làm chủ bản thân của chồng. Nhận diện khổ đau của chị trong tương quan với các nguyên nhân đổi tính của chồng, vấn đề không đến nỗi quá bi đát để phải ly dị sau một thập niên chung sống.

Truy tìm nguyên nhân: Qua tâm sự của chị, sự “cáu bẳn, vũ phu” của chồng chị không phải do tính tình cục súc thô lỗ, tính gia trưởng hay sự ghen tuông,. của anh ấy như phần lớn các bạo lực gia đình thông thường. Nguyên nhân chính là do anh ấy đang đối diện với nguy cơ bị thất nghiệp dẫn đến tình trạng buồn chán, thất vọng, làm bạn với ma men. Khi sự tuyệt vọng “kết bạn” với rượu thì khó ai có thể giữ được nhân cách của mình, huống hồ chồng chị đã “đính hôn” với hai thứ này gần 2 năm trời, mà lẽ ra chị nên nhận diện sớm hơn để giúp anh ấy vượt qua chướng duyên.

Sự phục hồi hạnh phúc gia đình: Niềm tin về sự phục hồi tình trạng hạnh phúc gia đình chị có thể giúp chị phát huy vai trò quan trọng của chị như “người cứu tinh” hôn nhân. Hiện tại, cảm giác “mệt mỏi” và “nhân phẩm bị xúc phạm” sẽ làm cho chị không buồn nghĩ đến giải pháp, mà chỉ “đào tẩu” khỏi bế tắc. Sau mỗi lần “đào tẩu”, cảm giác “thất bại” sẽ làm chị nhìn đời bằng lăng kính tuyệt vọng, như chồng chị cách đây 2 năm. Đây là điều nên tránh.

Con đường đi tới: Quý trọng những điểm mạnh như “hiền lành” và “luôn lo lắng và chăm sóc vợ con” của anh ấy, tôi khuyên chị nên nỗ lực giúp anh ấy vượt qua bế tắc. Đây cũng là cách giúp chị vượt qua khổ đau.

Thay kỳ vọng bằng thông cảm: Nếu hành động “chăm sóc” làm cho chị em phụ nữ hạnh phúc thì “thông cảm” sẽ làm cho các đấng mày râu hài lòng. Do đó, thay vì kỳ vọng vào trụ cột kinh tế của chồng vốn đang bị nghiêng ngả, chị nên cảm thông với những thất bại khách quan của anh ấy để chồng không rơi vào mặc cảm và thói quen xấu. Tăng cường sự quan tâm và thông cảm với những thất bại mà anh ấy trải qua trong 2 năm sẽ giúp chị có sự chịu đựng tích cực - vốn có khả năng trị liệu khổ đau cho cả hai. Có thể từ khi nếm trải sự thất nghiệp, điều mà anh ấy không hề nghĩ đến, anh ấy đã đổi tính, vì không nhận được sự chia sẻ cảm thông từ người thân thương, nhất là vợ (!). Ngoài tư cách làm vợ hợp pháp, chị nên “đóng thêm vai” của người bạn tâm đầu ý hợp với chồng, để chồng chị không có nhu cầu “mượn rượu giải sầu”, vì rượu chỉ làm cho sầu thêm nặng, bệnh thêm tăng, tuyệt vọng thêm lớn và tuổi thọ rút ngắn.

Lấy ngắn nuôi dài: Hai năm kể từ khi công ty anh ấy ít hợp đồng, cắt giảm biên chế, nghỉ việc không lương, khó khăn của công ty anh ấy không hề thuyên giảm. Thay vì ngồi không ở nhà chờ sự phục hồi công việc từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, chị hãy khéo léo cùng bàn với chồng tìm một việc thứ yếu, khi công việc chính yếu chưa thể khởi động lại được. Ngồi chờ đợi tình trạng phục hồi công việc quá lâu sẽ làm cho người chờ đi từ chán nản đến tuyệt vọng. Trong lao động, dù chưa xứng với khả năng, ta cảm thấy phấn chấn và yêu đời hơn, vì biết mình có hoặc vẫn còn giá trị. Cảm giác “vô dụng” sẽ làm cho người thất nghiệp có thái độ bất cần đời, thậm chí chì chiết và bạo lực với người thân thương, như phản ứng “giận cá chém thớt”. Khi có việc làm tạm thời thay thế vào sự trống vắng, chồng chị sẽ không phí thời gian vào rượu, dành thời gian cho gia đình nhiều hơn.

Ứng xử và truyền thông: Mặc cảm thất bại sẽ làm cho chồng chị dễ tự ái, mà tự ái sai lầm là sự tự sát. Sự thiếu khôn khéo trong ứng xử của người vợ sẽ làm cho chồng rũ bỏ trách nhiệm và trở thành “Chí Phèo” về tính cách. Sự khéo léo trong ứng xử và truyền thông của chị sẽ làm cho chồng được nâng đỡ tinh thần, nhờ đó, hạnh phúc vợ chồng vẫn được đảm bảo.

Chị hãy nghĩ rằng chị được sinh ra để làm việc khó làm, đó là gây dựng và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Tình yêu và sự hi sinh cao cả của chị trong giai đoạn khó khăn này có ý nghĩa to lớn đối với hạnh phúc của cả hai. Chồng chị đổi tính do tổn thất nghề nghiệp và mặc cảm bản thân là điều không thể phủ định. Do đó, ứng xử tao nhã và truyền thông bằng ngôn ngữ tình thương sẽ giúp chồng khắc phục thói vũ phu do rượu gây ra. Chúc chị sớm chữa lành vết thương hôn nhân để gia đình chị luôn được hạnh phúc.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6170)
16 Tháng Mười Một 2016(Xem: 5758)
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 6177)
Trong khi mọi người cố gắng chấp nhận các sự kiện bi thảm đã xảy ra, thí dụ như vụ tấn công mới đây ở thành phố Nice, nước Pháp, vào buổi tối thứ Năm (ngày 14/7/2016), nhiều người đã đi tìm sự đoàn kết, và sự sẻ-chia niềm thông-cảm trên các phương tiện truyền-thông xã hội.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5722)
Thông thường, rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng một người giàu có thường là người hạnh phúc, hay ít ra, họ dễ có cuộc sống hạnh phúc hơn người khác. Vì tin như thế, trong cuộc sống, chúng ta lao vào làm giàu và làm giàu không mệt mỏi để thực hiện khát vọng hạnh phúc của mình. Thế nhưng, kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua cho thấy rằng, sự thật không hẳn như vậy.
28 Tháng Năm 2016(Xem: 6016)
Một huynh đệ của tôi đã giảng dạy thiền tại một trai giam có hệ thống an ninh bậc nhất gần thành phố Perth trong khoảng thời gian vài tuần. Một nhóm tù nhân đã đến làm quen và rất kính trọng thầy. Cuối mỗi buổi giảng, họ thường hỏi thầy ấy về những sinh hoạt hằng ngày trong một tu viện Phật giáo.
20 Tháng Năm 2016(Xem: 7304)
Có lẽ sự ra đi của một đứa trẻ là sự nghiệt ngã nhất của cái chết mà khó ai có thể chấp nhận nó. Tôi đã dự và làm chủ lễ trong nhiều đám tang của các bé trai, bé gái vẫn còn chưa được nếm trải cuộc đời. Trách nhiệm của tôi là hướng dẫn các bậc cha mẹ cũng như những người trong gia đình đang đau buồn cùng cực và quẫn trí, để vượt qua nỗi đau của mặc cảm tội lỗi và nỗi ám ảnh về câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao?”
27 Tháng Tư 2016(Xem: 5209)
Phật giáo cần nói gì về những giấc mộng? Giống như một nền văn hóa khác, trong giới tín đồ Phật giáo cũng có những người tự xưng là giỏi về chuyện giải thích giấc mộng. Hạng người đó đã làm lạc lối những kẻ cả tin bằng cách khai thác sự thiếu hiểu biết của họ vốn cho rằng mỗi giấc mộng đều có một ý nghĩa tâm linh hay tiên tri.