Câu Hỏi Cho Đức Đạt Lai Lạt Ma: Có Nên Nguyện Cầu Cho Nice Sau Khi Khủng Bố Tấn Công Không

19 Tháng Bảy 201607:34(Xem: 6177)

CÂU HỎI CHO ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:
CÓ NÊN NGUYỆN CẦU CHO NICE
SAU KHI KHỦNG BỐ TẤN CÔNG KHÔNG
-
Evan Bartlett - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến -
Source-Nguồn: indy100.independent.co.uk

(PrayForNice: What The Dalai Lama Said When Asked If We Should Pray After Terror Attacks - Evan Bartlett)

 

dat lai lat maTrong khi mọi người cố gắng chấp nhận các sự kiện bi thảm đã xảy ra, thí dụ như vụ tấn công mới đây ở thành phố Nice, nước Pháp, vào buổi tối thứ Năm (ngày 14/7/2016), nhiều người đã đi tìm sự đoàn kết, và sự sẻ-chia niềm thông-cảm trên các phương tiện truyền-thông xã hội.

Và, có những người khác đi tìm Thượng Đế.

Sau các cái chết của hơn 80 người ở miền nam nước Pháp, hai phương tiện (truyền thông) đã gặp nhau, tạo ra thông điệp với chủ đề "Lời Nguyện Cầu Cho Nice" (#PrayForNice) đã và đang được phổ biến ở các trang mạng xã hội Twitter, và Instagram.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, năm ngoái khi được hỏi là mọi người có nên cầu nguyện sau khi khủng bố tấn công ở Ba Lê (Paris) vào tháng 11, ngài đã khẳng-định rằng chúng ta không nên cầu xin Thượng Đế sửa chữa những tai họa mà do con người tạo ra.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với đài truyền hình Deutsche Welle của nước Đức như sau:

"Mọi người đều muốn có một cuộc sống bình yên. Những người khủng bố là người có một cái nhìn nhỏ hẹp, và thiển cận, và đây chính là một trong những ngưyên nhân của các cuộc ôm bom tự sát hung tợn, đã xảy ra thường xuyên, không ai kềm chế được.

Tôi là một người Phật Tử, và tôi tin vào lời nguyện cầu. Tuy nhiên, chúng ta không thể nào giải quyết các tai họa bằng những lời nguyện cầu. Con người đã tạo ra tai họa, và giờ đây chúng ta lại cầu xin Thượng Đế giải quyết tai họa nầy cho chúng ta. Đây là một điều vô lý. Thượng Đế sẽ nói rằng, chúng ta hãy tự giải quyết đi, bởi vì chính chúng ta là người đầu-têu tạo ra tai họa nầy.   

Chúng ta cần làm việc có hệ thống, để khuyến khích các giá trị đạo đức, qua sự thống nhất, và qua sự hòa hợp. Nếu chúng ta bắt đầu ngay từ bây giờ, thì hy vọng rằng thế kỷ nầy sẽ có nhiều khác biệt, so với thế kỷ trước kia. Đây chính là sự quan tâm của mọi người.

Do đó, chúng ta hãy cùng làm việc để tạo ra sự hòa bình trong gia đình, và trong xã hội của chúng ta, và chúng ta không nên mong đợi sự giúp đỡ của Thượng Đế, của Đức Phật, hoặc là từ chính-quyền của chúng ta."

Đức Đạt Lai Lạt Ma 81 tuổi còn nói thêm rằng, có nhiều vấn đề trên thế giới được gây tạo ra bởi "sự khác biệt ngoài da, hoặc bề mặt" của tôn giáo, và của các quốc gia khác nhau.

Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho chúng ta thì rõ ràng:

"Con người chúng ta chỉ là một thôi."

Source-Nguồn: http://indy100.independent.co.uk/article/prayfornice-what-the-dalai-lama-said-when-asked-if-we-should-pray-after-terror-attacks--WyJ5XCcTHZ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tư 2015(Xem: 115503)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
15 Tháng Tư 2015(Xem: 6114)
Bạch Thầy, con thật may mắn khi lấy được một người vợ thông minh, tài giỏi, sắc sảo và rất đảm đang. Tuy nhiên, cô ấy có một thú vui là mua sắm, có thể nói vợ con nghiện mua sắm. Con có cảm giác là khi đi mua sắm cô ấy mất hết lí trí và phải tiêu đến đồng tiền cuối cùng mới thôi.
09 Tháng Tư 2015(Xem: 7161)
Kính thưa Thầy, bản thân con đã trải qua hai mối tình, hiện tại con đang yêu một người, năm nay con 27 tuổi còn người yêu của con 39 tuổi. Con và anh ấy quen nhau đã hơn một năm rồi và dự định năm sau sẽ kết hôn. Con nhận thấy trong tình yêu lúc nào cũng có buồn và vui, người mình yêu lúc nào cũng có khuyết điểm, không có ai là hoàn hảo.
08 Tháng Tư 2015(Xem: 6264)
Trong 12 giá trị sống đã được UNESCO khẳng định và định hướng cho nhân loại trong hiện tại và tương lai, “Giản dị” rất thân thuộc với giá trị văn hóa truyền thống dân tộc ta bởi nó được xem là một đức tính tốt đẹp vốn có của con người Việt Nam.
07 Tháng Tư 2015(Xem: 8873)
Chúng ta thường nhìn nhận hạnh phúc bằng những cái thể hiện ra bên ngoài của mỗi người, kể cả bản thân mình như sự tự hào, kiêu hãnh, niềm vui sướng khi thõa mãn nhu cầu; trong khi hạnh hạnh phúc thực sự lại nằm ở bên trong sâu thẳm của tâm hồn chúng ta, là một cảm xúc bên trong.
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6307)
Bạch Thầy, con và chồng con đã sống với nhau hơn 10 năm và có hai con gái. Chồng con là người chăm chỉ, hiền lành, chu đáo với vợ con. Tuy nhiên anh ấy là người không khéo ăn nói và không lãng mạn.
29 Tháng Ba 2015(Xem: 7033)
Bạch Thầy, con xây dựng gia đình muộn, khi con đã ngoài 30 tuổi. Chồng con hơn con gần 20 tuổi, anh ấy đã có một đời vợ trước và 2 cô con gái. Chúng con sống với nhau hơn 2 năm rất hạnh phúc nhưng chưa có con chung.
24 Tháng Ba 2015(Xem: 7005)
Bạch Thầy, gia đình con nhiều năm qua sống rất vui vẻ, hạnh phúc. Chúng con có 2 cô con gái, một cháu 15 và 1 cháu lên 8. Chẳng hiểu sao 1 năm trở lại đây chồng con nằng nặc đòi sinh thêm con với hi vọng sẽ là cháu trai.
17 Tháng Ba 2015(Xem: 6188)
Bạch Thầy, vợ chồng con lấy nhau được 15 năm và có một cháu gái năm nay 12 tuổi. Chúng con ở chung với gia đình nhà chồng nhưng bố mẹ chồng không hợp cả hai vợ chồng con nên thường xuyên có xích mích.