PHẬT PHÁP VÀO CHỐN LAO TÙ

09 Tháng Tám 202215:36(Xem: 1310)
PHẬT PHÁP VÀO CHỐN LAO TÙ
Tiểu lục Thần Phong



Câu chuyện bắt đầu rất đau buồn nhưng về sau lại mở ra một cánh cửa mới đầy hy vọng và tỉnh thức. Zach Obseon lúc nhỏ đã chứng kiến em gái của mình bị hiếp và giết chết, sau này lớn lên anh theo học ngành cảnh sát với tâm nguyện ngăn chặn cái ác, không để xảy ra những trường hợp như em gái của mình. Về phần kẻ thủ ác, anh ta tên  Dennis Skillicorn , sau khi bị bắt và chịu án chung thân không ân xá. Trong thời gian ở tù, anh ta đã ăn năn tội lỗi của mình, anh ta và những bạn tù khác lập ra tờ báo “Compassion”, số tiền thu được làm học bổng cho Obseon cũng như những học viên cảnh sát khác. Có một đoạn được trích từ tờ báo ấy:” Chúng tôi muốn trợ giúp Obseon hoàn thành giấc mơ trở thành cảnh sát hình sự để ngăn chặn tội ác bạo động trong tương lai”. Người tù chugn thân và những bạn bè của anh ta đã làm báo lấy tiền hỗ trợ tài chánh cho các học viên cảnh sát với hy vọng là sẽ có thêm những nhân viên công lực bảo vệ an toàn xã hội, ngăn chặn cái ác.

Chuyện tù nhân ăn năn sám hối tội lỗi vốn không lạ, tù nhân làm báo là một chuyện hy hữu của thế gian này, có thể nói là việc chưa từng nghe thấy ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Đây là câu chuyện được thuật lại trong quyển:” Nữ tu và tù nhân Hoa Kỳ” của ni sư Thích Nữ Giới Hương. Trong quyển này còn có một số lượng lớn thư từ của các tù nhân viết gởi cho ni sư, cảm ơn ni sư, trình bày sự chuyển biến thay đổi của con người họ. Một sự thay đổi vô cùng ngoạn mục từ nhận thức đến hành động, một sự thay đổi khó tin nổi nhưng đây là một sự thật. Trong nhà Phật thường nói không có phép thuật mầu nhiệm, phép thuật mầu nhiệm khômng phải là đi trện mặt nước hay phun lửa nhả khói, phép lạ nhiệm mầu chính là thay đổi một con người. Đọc xong quyển sách này, tôi thấy đây là cả một phép lạ mầu nhiệm mà ni sư Giới Hương cùng các tu sĩ và hội thiền Milwaukee khác đã thực hiện được ở một số nhà tù của tiểu bang Wisconsin

Trong suốt nhiều năm, ni sư Giới Hương, ni sư Tonen và các tu sĩ khác của hội thiền học Milwaukee đã đi đến nhiều nhà tù để trợ giúp tinh thần cho các tù nhân, dạy thiền, hướng dẫn Phật pháp, có thể kể tên vài nhà tù trọng cấm khét tiếng như: Dodge Correctional Institution, Greenbay Correcttional Institution, Oshkosh WI...

Mọi người chúng ta cũng biết đấy, chốn lao tù là nơi giam giữ những kẻ phạp pháp luật, nhưng chốn lao tù lại vắng bóng pháp luật, ở đấy chỉ có luật rừng, luật giang hồ, đại bàng, đầu gấu, nha trảo...hành xử thay pháp luật. Ở đấy chỉ có sức mạnh và sự tàn ác thống trị, trong chốn ấy tù nhân chẳng còn nhân phẩm danh giá gì, ngay cả thân xác cũng bị bạo hành thường xuyên. Những tù nhân chịu án chung thân hay tử hình thì càng ghê gờm hơn. Họ không còn gì để mất nên rất hung hãn và tàn bạo… Ấy vậy mà ni sư Giới hương một phụ nữ chấu Á nhỏ bé cùng với những tu sĩ khác dám dấn thân vào chốn lao tù để hoằng pháp độ sanh. Việc làm của ni sư đã có hiệu quả to lớn, khá nhiều tù nhân đã chịu lắng nghe, chịu thực hành thiền, họ nhìn lại bản thân họ, quán lại nội tâm họ. Rất nhiều tù nhân trở nên hiền hơn, bớt bạo động, loạn động, quậy phá, đánh nhau. Quan trọng là họ nhìn ra sự thật và chấp nhận hậu quả đã gây ra. Họ tìm được sự an lạc ngay trong những ngày tháng bị giam giữ. Quản giáo các nhà tù cũng rất có thiện cảm và họ tạo điều kiện thuận lợi cho ni sư và các tu sĩ hoạt động. Rất nhiều lá thư viết rất cảm động, họ cảm ơn ni sư, ta có thể kể tên vài tù nhân như:  Cadence, Brodwin, Jackson, Amanda, Nathniel… Và có cả tù Việt nữa như: Cong Tran...

Ni sư Giới hương người Bình Tuy, thuở nhỏ quy y với sư bà Hải triều Âm, ni sư đã tốt nghiệp khoa văn trường đại học tổng hợp ( tức trường văn khoa cũ), sau đó du học ở Ấn Độ mười năm và hòan thành luận án tiến sĩ Phật học ở đại học Delhi.Năm 2005 ni sư sang Mỹ hoằng pháp và lại tốt nghiệp cử nhân khoa văn của trường đại học Riverside ( Ca), hiện thời đang học cao học ngành văn chương cũng trườngRiverside (Cali). Ni sư sáng lập chùa Hương Sen ở Cali và Hương Sen ở Sài Gòn. Ni sư đã viết hàng chục cuốn sách và biên soạn một số kinh điển, có thể kể tên vài đầu sách như: Nữ tu và tù nhân Hoa Kỳ (đã tái bản đến lần thứ 5), Nét bút bên song cửa, Luân hồi trong kinh lăng nghiêm, Pháp ngữ trong kinh kim cang... Vừa rồi tôi có duyên lành được ni sư tăng một số sách, qủa thât với số sách này chắc phải đọc cả tháng mới xong. Tôi thật sự kinh ngạc với năng lực viết sách và biên soạn của ni sư, một năng lực thật kinh khủng, không làm sao hiểu nổi ni sư có thể viết chừng ấy sách trong khi đó lúc nào cũng bận rộn làm việc cật lực, nào là lo xây dựng chùa, tham gia giảng dạy ở học viện Phật giáo ( Sài Gòn), đi thuyết pháp, lên mạng thuyết pháp, đi các nhà tù trợ giúp tinh thần cho tù nhân, đi tham học các nơi… Ni sư cần mẫn làm việc cả chân tay lẫn trí óc, một năng lực đáng kinh ngạc. Thât sự không hiểu từ đâu mà ni sư có một trí lực, sức lực kinh khủng đến như thế. Một thân thể cũng tầm thước bình thường như mọi người Việt nhưng lại ngầm chứa nội lực thật kinh khủng, sở dĩ tôi lập đi lập laị hai chữ kinh khủng vì quá khâm phục sức làm việc của ni sư. Trong đầu tôi lại tái khởi câu hỏi mà tôi đã nhiều lần tự hỏi:” Cũng thân thể con người ta như thế, cũng ăn cơm uống nước hít thở khí trời như thế, cớ sao có những người lại thông minh một cách tuyệt vời, giỏi giang và tài hoa tuyệt đỉnh còn mình thì như cái bị thịt, cứ sống lây lấy ù ù cạc cạc cho qua ngày?”

Đây chỉ là câu hỏi tu từ, hỏi để mà hỏi chứ thật sự ai cũng biết, hỏi để thố lộ nỗi lòng trong phút chốc vì thấy ai cũng tài giỏi mà mình thì “Như cái bị thịt vô tích sự”. Mọi việc, mọi sự trên thế gian này không có gì nằm ngoài cái mối: Nhân – duyên – quả cả!

Ni sư Giới Hương  hoạt động không mệt mỏi, đi khắp các chùa ở Mỹ để hoằng pháp, đi nhiều nhà tù để độ sanh, giúp chữa trị tinh thần cho tù nhân, vực họ dậy từ hoang vu tro tàn của sự hoang mang tuyệt vọng. Quý vị cứ thử hình dung nhé, một phụ nữ châu Á nhỏ con, khác biệt văn hóa, tập quán, truyền thống và đức tin… vậy mà đã thuyết phục, thuyết pháp cho những tù nhân Mỹ, Phi to như đô vật, hung hăng và rất manh động. Thế mà bọn họ đã nghe và đã thực hành theo lời ni sư, phải có phước đức lớn lắm mới có thể làm được một việc tưởng chừng như không thể.

Ni sư Giới Hương có thể nói là một nhân tài trong Phật giáo Viêt Nam hiện đại, xứng đáng là ni trưởng trong ni giới Việt (cả hải ngoại lẫn quốc nội). Chủ nhật vừa rồi, ni sư cùng với mấy huynh đệ của mình sang thành Ất Lăng dự lễ tưởng niệm ân sư hòa thượng Thích Như Minh. Tôi có dịp được gặp ni sư trong một buổi. Tôi ngầm quan sát xem ni sư (với sự kính trọng) có những quý tướng nào chăng hay có những dấu hiệu kiệt xuất, nhưng tôi thấy ni sư cũng bình dị như mọi ni sư khác: hiền hòa, từ ái, vui vẻ và khá nhanh nhẹn, nói năng rõ ràng, khúc chiết. Ấy vậy mà trong cái thân ngũ uẩn ấy lại có một năng lực thật đáng để khâm phục, một sức làm việc không mệt mỏi, sức sáng tác mạnh mẽ, một trí lực thông minh mẫn tiệp, thật xứng đáng là trưởng tử của Như Lai.

Ni sư đã đi nhiều nhà tù để hướng dẫn phật pháp cho tù nhân, Phật pháp không còn là nói huyền nói diệu, không phải ở những bộ kinh đồ sộ thâm sâu ý nghĩa, Phật pháp cũng không ở trong những bảo điện nguy nga lộng lẫy. Phật pháp đã áp dụng ngay trong đời thường, Phật pháp vào chốn lao tù, cái chốn đau khổ, đen tối nhất của cõi người. Phật pháp đã đến với tù nhân, những con người phạm tội, những con người mất tự do vì phải trả giá cho tội ác của mình. Phật pháp đã vực dậy và làm thay đổi không ít con người trong cái chốn khốn cùng ấy. Những con người từ tuyệt vọng, hung hãn, manh động, không còn mục đích và ý nghĩa gì để sống đã trở thành những con người hiền hơn, biết phục vụ cho tha nhân cho dù bản thân vẫn phải chịu giam cầm vì tội lỗi của mình trước kia. Phật pháp đến với những tù nhân của ngục tù thế gian, ngục tù của sự si mê sân hận, ngục tù của tối tăm không lối thoát… Những con người vừa đáng giận vừa đáng thương ấy đã nhận được pháp nhũ, đã cảm thọ được diệu pháp từ ni sư Giới Hương và những tu sĩ khác, những vị sư can đảm, vô úy, vị tha đã đem phật pháp vào chốn lao tù.


Tiểu lục Thần Phong

Ất Lăng thành, Atlanta, 07/2022

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Hai 2015(Xem: 9738)
Theo những gì ngài đã nói về nghiệp, nếu một người đang ở trong tiến trình điều trị, nghiệp chịu trách nhiệm gì liên quan đến việc can thiệp hay ngăn ngừa tiến trình chết xảy ra, hay kéo dài sự sống không cần thiết?
03 Tháng Hai 2015(Xem: 5827)
Cách đây không lâu, con trai tôi bị tai nạn khi đến chơi nhà bà ngoại. Tai nạn đã cướp đi của cháu một cánh tay. Suốt những tháng qua, bố mẹ chồng và hàng xóm thường xuyên lời ra tiếng vào rằng vì bà ngoại sơ ý nên cháu mới bị như vậy.
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 5551)
Bạch Thầy! Con có nỗi đau này không biết chia sẻ với ai. Con mong Thầy hãy lắng nghe và chỉ dạy cho con con đường đúng để con có thể đứng dậy và tiếp tục bước đi sau cú sốc khủng khiếp này.
21 Tháng Giêng 2015(Xem: 6338)
Bạch Thầy, tôi là một người đàn ông chung tình, hết lòng tận tụy vì vợ con, chưa bao giờ “đi sớm, về muộn”, không rượu, bia, thuốc lá, bồ bịch lại càng không bao giờ nghĩ đến. Vậy mà vợ tôi đã phản bội tôi.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 10208)
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Phật Giáo Tây Tạng là tương duyên sanh khởi hay duyên sanh. Không điều gì có thể tồn tại hay có thể xảy ra trên chính nó mà không liên hệ và nương tựa vào những nhân tố khác.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 6263)
Bạch Thầy, con đang ở trạng thái trầm cảm và suy sụp nặng nề. Khi con vừa sinh bé được 3 tháng thì phát hiện ra chồng con có người đàn bà khác. Nhưng điều thực sự kinh khủng là họ đã quan hệ với nhau từ trước khi vợ chồng con cưới nhau cho tới bây giờ.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 11278)
Con và chồng con đã li thân được 3 năm nay vì con phát hiện chồng con có người phụ nữ khác, con trai 6 tuổi ở với con.
10 Tháng Giêng 2015(Xem: 13778)
Tuyển tập những bài viết của tác gỉa Nguyễn Thế Đăng về Ý Nghĩa Đời Sống.
10 Tháng Giêng 2015(Xem: 11815)
Cũng như Thiền , khuynh hướng ăn chay ngày càng lan rộng ở Bắc Mỹ . Vào năm 2009 , cuộc thăm dò của Vegetarian Resource Group cho biết ở Hoa Kỳ có 8% số người lớn nói họ không bao giờ ăn thịt và các loại đồ biển , kể cả cá .Cũng theo thăm dò của nhóm này vào năm 2010 , có 7% trẻ em tuổi từ 8-18 và 12% trẻ em nam tuổi từ 10 -12 không bao giờ ăn thịt .
10 Tháng Giêng 2015(Xem: 9125)
Ăn chay là nhu cầu bình thường của người Phật tử , ăn chay chẳng những không đòi hỏi cầu kỳ mà còn là đạm bạc. Vì vậy , những quán chay bình dân là địa chỉ tìm đến của hầu hết những người Phật tử bình thường và những ai muốn ăn chay .