LÁ THƯ ĐIỀU NGỰ MÙA VU LAN 2023

31 Tháng Tám 202321:45(Xem: 1428)

LÁ THƯ ĐIỀU NGỰ MÙA VU LAN PL 2567 - DL 2023

Hòa Thượng Thích Viên Lý
Thưa bạn đọc!

Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Đức Phật có dạy: “Người liêm chính là người biết tri ân và báo ân. Lòng tri ân này được ủng hộ bởi mọi người, từ vua chúa cho đến dân thường. Đây là phẩm chất của người liêm chính”. Nên nói, tri ân và báo ân là nghĩa cử cao đẹp của muôn loài, là đức hạnh cần được tuyên dương, là sự liêm chính cần được phát huy và bảo tồn. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cùng hàng thánh chúng đệ tử của Ngài chính là những tấm gương sáng về hạnh tri ân để lại cho chúng ta. Sự tri ân và báo ân ấy trước hết là lòng biết ơn và báo ơn đối với hai đấng sinh thành, người đã nuôi dưỡng và nuôi dạy ta thành người.

Từ thuở chỉ còn là đứa con đỏ cho đến lúc trưởng thành, cũng như để có được một chúng ta hôm nay là cả biển trời dưỡng dục của cha mẹ. Người có thể lặn lội sớm hôm, không màn vất vả, gian lao chỉ để mang lại cho con cuộc sống đủ đầy nhất. Nếu không có cha mẹ, thì cũng đồng nghĩa không có chúng ta hôm nay. Tuy nhiên, cái nhìn tri ân của một hiếu tử theo Phật giáo không chỉ hạn cuộc bởi cha mẹ hiện đời mà còn rộng ra cho đến cha mẹ trong vô lượng đời kiếp. Trải qua bao phen sinh tử luân hồi, dưới bất kỳ hình hài nào, chúng ta đều phải thọ ân sinh thành, sữa mẹ cho bú nhiều hơn nước trong bốn biển.

Chính vì vậy, Vu Lan về, ngoài việc tưởng nhớ về ân sinh thành của cha mẹ hiện đời cũng là dịp để người con Phật quán niệm đến quá khứ phụ mẫu thâm ân mà cầu siêu độ. Vì song thân phụ mẫu, vì khắp pháp giới chúng sanh mà nỗ lực hành trì tu tập hầu mong cứu độ muôn loài thoát khỏi luân hồi khổ đau. Muốn vị nhân tế độ trước hết phải tự độ mình, phải tự chuyển hoá những gốc rễ phiền não trầm kha trong mình thì mới có khả năng dẫn dắt người khác. Một khi bản thân được chuyển hoá, giúp xã hội cộng đồng cùng chuyển hoá thì ngay đó chúng ta đang giúp sức cho một thế giới tốt đẹp hơn từng ngày, là ngay trong thân phàm phu mà làm đạo Bồ Tát.

Ngoài ra, lòng tri ân nói rộng hơn còn là ơn quốc gia xã hội, ơn dìu dắt của thầy bạn, cho đến ơn muôn loài chúng sanh trong mối quan hệ tổng hoà và cao nhất là ơn của Phật. Trong Kinh Phật dạy, cha mẹ thương con chỉ trong một đời, còn Phật thương chúng sanh lại trong vô vàn đời kiếp, vì chúng sanh mà ra vào trong sanh tử không biết bao lần để hoá độ, do đó phải nhớ ơn Phật. Người biết sống trong thế giới biết ơn là người có chỗ dựa tinh thần vững chắc, sẽ không dễ dàng bị cám dỗ ràng buộc, lay động.

Vu Lan thắng hội ở trong pháp xuất thế còn mang nét đẹp của một “đại hội Tăng đoàn”, là ngày vân tập của thập phương tăng chúng, là ngày chư Phật hoan hỷ trước thềm tự tứ. Kết thúc ba tháng an cư viên mãn giới đức, hình ảnh chư tăng vân tập trong ngày tự tứ vừa biểu thị sức mạnh tăng đoàn, vừa biểu thị ánh sáng của Tam bảo trụ trì ở thế gian làm ruộng phước cho chúng sanh gieo hạt giống lành, bước đi của đại tăng là bước đi trên con đường hiếu hạnh, tuệ giác, thanh tịnh, hoà hợp và lợi tha.

Như trên đã nói, lễ Vu Lan báo hiếu không những có ý nghĩa rất lớn trong Phật giáo mà chúng còn truyền tải những thông điệp giá trị đến với khắp nhân loại. Xã hội ngày càng tiến bộ thì con người ngày lại càng thờ ơ và lãnh cảm. Từ thờ ơ với chính người thân trong gia đình cho đến thờ ơ với cộng động xã hội và cuối cùng là thờ ơ chính môi trường sống. Hàng loạt các vấn nạn xã hội đã và đang diễn ra song vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại như đang nhắc nhở con người về thái độ sống của mình đối với thế giới bên ngoài.

Nếu biết nuôi dưỡng lòng tri ân thì con người sẽ biết trân quý mọi khoảnh khắc sống thực tại, biết tri ân thiên nhiên thì sẽ cùng nhau bảo giữ bầu không khí trong lành, biết tri ân quốc gia xã hội thì sẽ vì quốc gia xã hội mà làm cho ngày một phát triển tiến bộ và, biết tri ân – tế độ muôn loài chúng sanh thì sẽ vì sự hạnh phúc, an lạc của chúng sanh mà không nỡ sát hại sanh linh, chung tay thiết lập một thế giới hoà bình, không còn xung đột. Do đó, mùa Vu lan trong Phật giáo mang một ý nghĩa rất lớn đối với toàn thể nhân loại, là bức thông điệp chưa bao giờ cũ nhắc nhở con người về truyền thống hiếu hạnh, ân nghĩa tốt đẹp, là hồi chuông đánh thức lòng trắc ẩn trong mỗi người về hạnh bi mẫn lợi tha.

Cổ nhân có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên”, tức trăm vạn điều thiện hiếu đứng đầu, hay: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”. Nhân mùa Vu Lan, kính chúc cho quý vị hiếu tâm thành tựu, đạo tâm kiên vững. Cầu nguyện Tam bảo lực gia trì cho cha mẹ hiện đời của chúng con được mạnh khoẻ, bình an; cửu huyền thất tổ, quá khứ đa sanh phụ mẫu sớm lìa đường khổ mà sanh về Tịnh cảnh. Nguyện cho chúng con dù ở trên cương vị nào mỗi mỗi đều chu toàn lợi sự, đem công đức này hồi hướng báo tứ trọng ân, cứu giúp ba đường khổ.

𝑴𝒖̀𝒂 𝑽𝒖 𝑳𝒂𝒏 𝑷𝑳 2567 – 𝑫𝑳 2023
𝑻𝒚̀ 𝑲𝒉𝒆𝒐 𝑻𝒉𝒊́𝒄𝒉 𝑽𝒊𝒆̂𝒏 𝑳𝒚́
 Lá thư Điều Ngự Mùa Vu Lan 2023
 
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Năm 2023(Xem: 1975)
Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 4 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
03 Tháng Tư 2023(Xem: 2335)
I. Đại Lễ Phật Đản chung, PL 2567 sẽ long trọng cử hành vào lúc10 giờ sáng, Thứ Bảy ngày 10 tháng 6 năm 2023, nhằm ngày 23 tháng 4 năm Quý Mão tại Chùa Điều Ngự; II. Khoá An Cư ngắn hạn sẽ được tổ chức từ ngày 12 tháng 6 đếnngày 21 tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự; III. Đại Hội Khoáng Đại III sẽ được tổ chức vào ngày 15 và 16tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự. Để ba Phật sự trọng đại của Tăng Đoàn được thành tựu viên mãn. Thay mặt Hội Đồng Điều Hành, chúng con/ tôi trân trọng Thông Tư đến chư Tôn đức Giáo phẩm Tăng Ni và quý Thiện tín Cư sỹ, Huynh trưởng, Phật tử về thời gian - địa điểm tổ chức Đại Lễ Phật Đản chung, Khoá An Cư ngắn hạn và Đại Hội Khoáng Đại III của Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại;
02 Tháng Tư 2023(Xem: 2018)
NGUYỆT SAN DIỆU PHÁP_NO.3 THÁNG 3_2023 Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 3 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
13 Tháng Ba 2023(Xem: 2144)
Đạo Phật chủ trương lấy con người làm trung tâm điểm để cải hóa và xây dựng xã hội. Con người tốt, xã hội tốt và ngược lại. Giáo dục con người để trở thành một tài bảo của thế giới nhân loại là bước căn bản và hết sức quan yếu mà Phật giáo gọi là Nhân Thừa trong Ngũ Thừa giáo. Con người là tài nguyên lớn vô giá như Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nhân thị tối thắng - Con người là trên hết”; ... Truyền thống giáo dục của Phật giáo là truyền thống giáo dục toàn diện. Đức Phật được tôn xưng như là một nhà giáo dục vĩ đại và thánh thiện, là bậc đạo sư tiêu biểu, mẫu mực (bậc Điều Ngự, đấng phước trí vẹn toàn), đức Phật chủ trương giáo dục con người giải thoát mọi kiến thủ đ
24 Tháng Hai 2023(Xem: 1299)
01 Tháng Hai 2023(Xem: 1357)