PHÁP HỘI ĐỊA TẠNG | TẠI CHÙA ĐIỀU NGỰ

19 Tháng Chín 202308:48(Xem: 3440)
☸️ PHÁP HỘI ĐỊA TẠNG | TẠI CHÙA ĐIỀU NGỰ☸️
🕑 𝐖𝐞𝐬𝐭𝐦𝐢𝐧𝐬𝐭𝐞𝐫 𝐍𝐠𝐚̀𝐲 𝟏𝟔/𝟎𝟗/𝟐𝟎𝟐𝟑

Nhân ngày Vía đức Bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ tát, tại Chùa Điều Ngự, dưới sự chỉ dạy của HT Thích Viên Lý, Viện Chủ Chùa Điều Ngự - HT Thích Viên Huy trụ trì Chùa Điều Ngự, Pháp Hội Địa Tạng đã được thành kính trang nghiêm tổ chức nhằm cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình, muôn sinh an lạc.

Pháp Hội Địa Tạng được diễn ra từ 8 giờ sáng cho đến 5 giờ chiều, bao gồm Khai Kinh Bạch Phật, Thọ Trì Kinh Địa Tạng, Thuyết Giảng, Lễ Kỳ Siêu Độ Và Phật Pháp Vấn Đáp.

Sau khi khai kinh, Hoà Thượng Viện Chủ Chùa Điều Ngự - HT Thích Viên Lý đã bi mẫn ban bố những lời đạo từ vô cùng giá trị nhằm khai sáng những bức thông điệp lớn từ Kinh Địa Tạng cho đại chúng được hiểu rõ trong lúc trì tụng, Ngài dạy:

“Hôm nay chúng ta khai mở Pháp hội Địa Tạng và thành tâm thọ trì kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện mục đích là để kẻ còn lẫn người mất đều có được những lợi ích thù thắng. Như quý đạo hữu vừa tụng trong phẩm thứ nhất của bộ kinh này, quý vị thấy những Thông điệp vô cùng vĩ đại đã được ghi rõ.

▪️ Trước hết chúng ta thấy rằng hạnh hiếu mà ở đây được gọi là Đại Hiếu của đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bức Thông điệp mở đầu vô cùng trọng đại, dù trong kinh không đề cập tới những chi tiết mà chỉ nói về hạnh hiếu thảo của đức Địa Tạng Bồ Tát qua 3 tiền thân của ngài, đó là Thánh nữ, Quang Mục và một vị vua. Tuy nhiên sự có mặt của đức Phật tại cung trời Đao Lợi để thuyết pháp cho thân mẫu của Ngài là hoàng hậu Maya chính là bức thông điệp hiếu thảo mà đức Phật muốn trao cho tất cả chúng ta.

▪️ Vì mẹ mà đức Phật đã đến cung trời Đao lợi để thuyết pháp. Chúng ta phải thấy được bức thông điệp trọng đại đó. Nếu không thấy thì chúng ta sẽ không hiểu được ý nghĩa của kinh Địa Tạng. Ba tiền thân của Bồ Tát Địa Tạng cũng là 3 thông điệp lớn về hạnh hiếu vì do lòng hiếu thảo với mẹ mà ngài phát thệ nguyện rằng cho đến khi nào tất cả chúng sinh ở trong những cõi giới địa ngục khổ đau được độ hết thì ngài mới chứng
thành Phật quả.
▪️ Tuy nhiên, những bức thông điệp trọng đại khác mà chúng ta cũng phải nhận ra đó là, ngoài đại nguyện lớn độ hết tất cả chúng sanh, ngài còn bi mẫn thi thiết nhiều phương tiện trong đó bao gồm 22 phương cách giáo hoá độ sinh trong phẩm thứ tư đặc biệt là phát nguyện làm tất cả những công đức lành để hồi hướng cho mẹ và pháp giới chúng sanh.

▪️ Trong phẩm thứ nhất, mở đầu Đức Phật đã mỉm cười và phóng quang. Đây là một thông điệp khác hết sức trọng yếu, nhắc nhở chúng ta về nụ cười. Lúc nào cũng hoan hỷ, lúc nào cũng tỏa sáng bằng một cái nụ cười xuất phát từ trái tim của thương yêu và hiểu biết. Lúc nào cũng cười bằng niềm tùy hỷ công đức. Lúc nào cũng tỏa sáng bằng đạo hạnh của mình. Tỏa sáng tuệ giác tối thượng. Lúc nào cũng lan toả lòng từ bi mà qua đó cứu vớt nổi khổ của chính mình và của tha nhân.

▪️ Những thông điệp khác như là luật nhân quả nghiệp báo, lòng tri ân và báo ân, phát nguyện sống trong khổ đau để cứu khổ độ sanh. Ở đâu có khổ đau nơi đó chính là địa ngục. Muốn vào địa ngục quả thật không phải dễ dàng. Chỉ bằng vào 2 lực mới có thể đi vào các cảnh giới địa ngục: Thứ nhất là nghiệp lực; thứ hai là nguyện lực. Có nhiều loại địa ngục khác nhau trong đó Kinh Địa Tạng nêu tên từng loại một, và Kinh dạy nhân duyên nào thì quả báo như thế, đây là một thông điệp hết sức quan trọng, với thông điệp này chúng ta nhận thức rõ ai tạo nhân người đó nhận lấy quả báo tương ứng, do vậy dù thân bằng quyến thuộc thương yêu như thế nào cũng không thể thay thế cho những người mà mình thương yêu để chịu những cái khổ trong những cảnh giới địa ngục.

Bởi vì như đã nói ai tạo nhân thì phải gạt hái quả vì thế mà muốn cứu họ thì phải tu tạo những công đức lành để hồi hướng giúp họ siêu thoát, nếu không thì trong vòng 49 ngày, hương linh của một ai đó mãn phần mà không có người kế tự để thực hiện những công đức lành nhằm hồi hướng thì những Hương linh tạo những ác nghiệp sẽ đọa vào những cảnh giới khổ đau, không thể nào có thể siêu thoát được như Kinh Địa Tạng đã dạy rõ.”

Mời Quí Vị cùng xem lại những hình ảnh diễn ra trong PHÁP HỘI ĐỊA TẠNG tại Chùa Điều Ngự ngày 16/09/2023 ngay dưới đây:

phap-hoi-dia-tang (1)phap-hoi-dia-tang (2)
phap-hoi-dia-tang (18)phap-hoi-dia-tang (17)phap-hoi-dia-tang (16)phap-hoi-dia-tang (15)phap-hoi-dia-tang (14)phap-hoi-dia-tang (13)phap-hoi-dia-tang (12)phap-hoi-dia-tang (11)phap-hoi-dia-tang (9)phap-hoi-dia-tang (8)phap-hoi-dia-tang (7)phap-hoi-dia-tang (6)phap-hoi-dia-tang (5)phap-hoi-dia-tang (4)phap-hoi-dia-tang (3)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Năm 2023(Xem: 1963)
Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 4 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
03 Tháng Tư 2023(Xem: 2328)
I. Đại Lễ Phật Đản chung, PL 2567 sẽ long trọng cử hành vào lúc10 giờ sáng, Thứ Bảy ngày 10 tháng 6 năm 2023, nhằm ngày 23 tháng 4 năm Quý Mão tại Chùa Điều Ngự; II. Khoá An Cư ngắn hạn sẽ được tổ chức từ ngày 12 tháng 6 đếnngày 21 tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự; III. Đại Hội Khoáng Đại III sẽ được tổ chức vào ngày 15 và 16tháng 6 năm 2023 tại Chùa Điều Ngự. Để ba Phật sự trọng đại của Tăng Đoàn được thành tựu viên mãn. Thay mặt Hội Đồng Điều Hành, chúng con/ tôi trân trọng Thông Tư đến chư Tôn đức Giáo phẩm Tăng Ni và quý Thiện tín Cư sỹ, Huynh trưởng, Phật tử về thời gian - địa điểm tổ chức Đại Lễ Phật Đản chung, Khoá An Cư ngắn hạn và Đại Hội Khoáng Đại III của Tăng Đoàn GHPGVNTN Hải Ngoại;
02 Tháng Tư 2023(Xem: 2010)
NGUYỆT SAN DIỆU PHÁP_NO.3 THÁNG 3_2023 Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 3 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
13 Tháng Ba 2023(Xem: 2136)
Đạo Phật chủ trương lấy con người làm trung tâm điểm để cải hóa và xây dựng xã hội. Con người tốt, xã hội tốt và ngược lại. Giáo dục con người để trở thành một tài bảo của thế giới nhân loại là bước căn bản và hết sức quan yếu mà Phật giáo gọi là Nhân Thừa trong Ngũ Thừa giáo. Con người là tài nguyên lớn vô giá như Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Nhân thị tối thắng - Con người là trên hết”; ... Truyền thống giáo dục của Phật giáo là truyền thống giáo dục toàn diện. Đức Phật được tôn xưng như là một nhà giáo dục vĩ đại và thánh thiện, là bậc đạo sư tiêu biểu, mẫu mực (bậc Điều Ngự, đấng phước trí vẹn toàn), đức Phật chủ trương giáo dục con người giải thoát mọi kiến thủ đ
24 Tháng Hai 2023(Xem: 1295)
01 Tháng Hai 2023(Xem: 1351)