LÁ THƯ ĐIỀU NGỰ 2024

09 Tháng Hai 202408:26(Xem: 830)

LÁ THƯ ĐIỀU NGỰ

Thưa bạn đọc,

  Hiện nay, vô số yếu tố xã hội phức tạp đã góp phần làm gia tăng bệnh tâm thần trên toàn thế giới. Sự bấp bênh về kinh tế, khó khăn về tài chánh, tình trạng mất công ăn việc làm, sự lạm phát của các công nghệ mới như mạng xã hội đã thúc đẩy và tạo nên sự cô lập mà nhiều người ảo tưởng dường như là sự kết nối.

  Cuộc biến đổi khí hậu, sự suy giảm các giá trị đạo đức truyền thống và tâm linh, sự bất bình đẳng và các áp lực xuất phát từ những thể chế độc tài phi dân chủ, thiếu tự do v.v... đã làm cho tình trạng căng thẳng đạt đến mức khủng hoảng trên toàn cầu.

  Cùng với chánh niệm, sự nhấn mạnh của Phật giáo vào lòng từ bi và trí tuệ cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe tâm thần, nuôi dưỡng sự quan tâm đến bản thân và người khác, trực tiếp chống lại các hình thái tiêu cực, cô lập và ác cảm làm suy yếu hạnh phúc gia đình và bất ổn thế giới. Kinh Metta hướng dẫn trải lòng nhân từ đến tất cả chúng sinh một cách bình đẳng vô phân biệt. Kinh Kara- niya chủ trương gặp gỡ mọi trải nghiệm với lòng bi mẫn đối với mọi sinh vật...

  Qua đó, thực hành lòng từ bi sẽ nâng cao cảm xúc tích cực, kết nối xã hội với tất cả thương yêu và hiểu biết, đồng thời tạo nên sự phản ứng miễn dịch cần thiết giúp bản thân và thế giới an lạc và ổn định.

  Đức Phật xác định, tham sân - si là ba gốc rễ căn bản cho mọi nỗi thống khổ của con người. Do vô minh đã khiến cho chúng ta đưa ra những lựa chọn thiếu khôn ngoan khiến bản thân đau khổ và tạo ra vô số đau khổ cho muôn loài. Tham sân si khiến con người bị mắc kẹt trong những khuôn mẫu theo đuổi lạc thú và sống trong ảo tưởng về những gì mà chúng ta tự nghĩ rằng sẽ tạo nên hạnh phúc nhưng lại chính là những nguyên nhân gây ra đau khổ. Đức Phật đã dạy: Giới, Định và Tuệ là ba phương thuốc chữa trị ba độc tố tham - sân - si một cách hữu hiệu, vì thế chúng ta cần đầu tư thời gian và năng lực để vun bồi Tam vô lậu học thật viên mãn. Kinh Pháp Cú dạy rằng:


"Lửa nào bằng lửa tham Chấp nào bằng sân hận

Lưới nào bằng lưới si
Sông nào bằng sông ái".

Năm mới Giáp Thìn, xin mỗi chúng ta hãy giải thoát tham sân - si qua việc nỗ lực làm mới chính mình bằng việc trau dồi Giới, Định và Tuệ, nhờ đó mà góp phần làm mới thế giới, biến thế giới đau khổ, bất an thành cõi tịnh thanh lương, an lạc.

Cầu nguyện Đức Phật từ bi gia hộ chư liệt vị một năm mới phước huệ trang nghiêm, Bồ đề tâm tăng trưởng.

Xuân Giáp Thìn, 2024

Tỳ kheo Thích Viên Lý

#lá_thư_điều_ngự
#hoathuongthichvienly
#tangdoanGHPGVNTNHN
#chuadieuphap
#chuadieungu
#ibctv

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Sáu 2023(Xem: 2298)
Phật pháp tại thế gian thời kỳ mạt pháp xuất hiện nhiều dị giáo làm cho hành giả sơ tâm tu tập dễ vướng các chướng do không biện được chánh, tà. Bởi thiếu phân định nên dễ đi vào con đường thành kiến sai lầm khiến một đời nỗ lực tu tập nhưng cứ mãi lẫn quẩn trong vòng luân chuyển của khổ đau, sanh tử. Với xuất phát điểm nơi tâm hướng đến con đường giải thoát, hành giả tu tập cần nương nhờ vào đoàn thể Tăng già - là những người thừa tự pháp của Phật, chọn đúng đường hướng hầu mong thoát khỏi cái khổ trần thế, thoát khỏi sự thiêu đốt của nhà lửa đang bốc cháy hừng hực nơi Ta Bà uế trược.
12 Tháng Sáu 2023(Xem: 1990)
Đức Phật đã từng dạy, trong mỗi chúng sanh đều có Phật tính và đều là những vị lai Phật. Hy vọng rằng mùa Phật đản về cũng là lúc chúng ta trở về với Phật tính, lắng nghe Pháp âm trong chính mình, để mỗi thời khắc đều là Phật thị hiện và, mỗi tấc đất trong cõi Ta Bà này đều là y báo trang nghiêm của chư Phật Thế Tôn. Có như vậy chúng ta mới thật sự đón mừng một mùa Phật Đản với tất cả tâm thành và ý nghĩa.
12 Tháng Sáu 2023(Xem: 1732)
Xin kính mời quý vị đón đọc Nguyệt San Diệu Pháp số 4 Mọi ý kiến đóng góp hoặc gửi bài vở xin gửi về địa chỉ email: Chuadieuphaptvl@gmail.com
29 Tháng Năm 2023(Xem: 3838)
Mùa Phật đản chính là lúc tất cả chúng ta nhớ nghĩ và cảm niệm ân đức cao dày của Đức Từ Phụ Thế Tôn, đồng thời cũng là lúc để quán chiếu tự tâm, phát huy thiện căn, hiển lộ Phật tính để an trú với “vị Phật” trong chính mình, mỗi người là một Pháp thân trang nghiêm pháp giới; nhất là giữa bối cảnh lịch sử có nhiều khủng hoảng, hận thù, chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, nhân hoạ… như ngày nay.