KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG | HT THÍCH VIÊN LÝ dịch và giảng

03 Tháng Sáu 202016:39(Xem: 7025)

KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG

blank


DUYÊN KHỞI


Tất cả chúng ta, từ khi mở mẳt chào đời, ai nấy cũng đều có những mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình. Tuy nhiên, hạnh phúc mà con người đang tìm kiếm thật ra chỉ là mộng tưởng, bào ảnh, không chân thật. Hạnh phúc đó chỉ thoáng qua trong giây phút ngắn ngủi rồi lại đưa chúng ta bước vào vũng lầy của vô minh, khổ luỵ. Đã mấy ai biết tìm ra nguyên nhân thật sự dẫn đến khổ đau và khao khát đi tìm con đường diệt khổ. Chỉ có Đức Thế Tôn, đấng đã mở ra cho nhân loại một quang lộ giải thoát, giúp cho nhân sinh xây dựng nếp sống an lạc, hạnh phúc đích thực trong hiện tại và vô lượng kiếp về sau. 

Kho tàng giáo lý mà Ngài đã dày công hoằng dương trong suốt 49 năm khi Ngài còn trụ thế vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay, bất chấp mọi không gian và thời gian, chân lý của Ngài hoàn toàn tinh tuý và luôn có giá trị tuyệt đối. Phù hợp với mọi căn cơ trình độ và đáp ứng được những nhu cầu tâm linh thiết thực của nhân sinh trong mọi thời đại. 

Bộ Kinh Tứ Thập Nhị Chương này là những pháp hành vô cùng thiết thực giúp người thực hành đạt được mục tiêu tối hậu của việc giải thoát sanh tử khổ đau để đạt đến chân hạnh phúc, an lạc. 

Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một trong những quyển Kinh mà chúng tôi đã thuyết giảng trong chương trình “Sống Đúng Chánh Pháp” trên đài truyền hình. 

Do nhu cầu của sối đông, chúng tôi đã dành thì giờ để chuyển dịch Kinh Tứ Thập Nhị Chương này từ Hán văn sang Việt Ngữ. Bản Hán văn của Kinh Tứ Thập Nhị Chương mà chúng tôi chọn để dịch là bản thông dụng hiện nay, vì Kinh Tứ Thập Nhị Chương bằng Hán văn không phải chỉ có một bảng duy nhất mà có những bản dịch khác nhau từ chữ Phạn sang chữ Hán. Hiện nay cũng có một số bản dịch bằng tiếng Việt, tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác. Bản tiếng Anh được sử dụng trong cuốn KInh này là bản dịch của Thiền sư Daisetsu Teitaro Suziki. Ngoài việc dịch bản chữ Hán sang tiếng Việt chúng tôi đã phiên âm phần Hán-Việt và in kèm bản chữ Hán cũng như bản dịch tiếng Anh để giúp cho những ai cần sử dụng Hoa Ngữ và Anh Ngữ có thể dễ dàng hơn trong việc tham cứu. 

Hy vọng những đóng góp nhỏ bé của chúng tôi sẽ giúp cho những người có duyên lành với Phật Pháp sẽ có được một đời sống thật sự an lạc và giải thoát. 

Với những Phật sự khác đa đoan bên cạnh việc thuyết giảng, dịch thuật và sáng tác, chắc chắn không sao tránh khỏi những khiếm khuyết ngoài ý muốn, do vậy cúi mong các bậc cao minh bi mẫn chỉ giáo để trong lần tái bản, Kinh Tứ Thập Nhị Chương này sẽ được hoàn hảo hơn. 

Nhất tâm cầu nguyện Phật Pháp trường tồn, thế giới hoà bình, chúng sanh an lạc. 

Tỳ Kheo Thích Viên Lý

Chớm Đông 2017

pdf-download-2





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Năm 202217:51(Xem: 8494)
Phật Giáo Hướng Dẫn Thế Kỷ 21 là một tài liệu gồm 12 tham luận được trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Học Thuật Phật Giáo Quốc Tế lần thứ Tám vào các ngày 27 và 28 tháng 10 năm 1995 tại Đài Loan bởi các diễn giả thuộc nhiều thành phần của nhiều quốc gia khác nhau. Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho những ai đã và đang thao thức cho một nền Phật Giáo Việt Nam huy hoàng rực rỡ, chúng tôi cố gắng chuyển dịch tập sách này với mỗi một ước vọng duy nhất: Đóng góp phần nhỏ vào công cuộc phục hưng Đạo Pháp, lợi lạc quần sanh.
19 Tháng Năm 202222:08(Xem: 3620)
... Trong thời điểm thế giới có nhiều bất an, khổ đau và xáo trộn, những lời dạy của Đức Phật cầnđược tinh cần ứng dụng. Tất cả chúng ta nên xây dựng lòng nhẫn nhục, tình yêu thương, hiểu biết và sự hy sinh bản thân để lan tỏa niềm vui trên toàn thế giới. Đức Phật luôn dạy rằng, con người phải không ngừng nỗ lực để vượt qua thử thách. Chúng ta nên nắm tay nhau để cùng nhau bước ra khỏi cuộc sống dẫy đầy phiền não khổ đau này. Bất chấp những thách đố được xuất phát từ bất cứ đâu, với nội lực thanh tịnh tổng hợp, chúng ta sẽ vượt qua mọi chướng duyên, trở lực...
22 Tháng Hai 202214:26(Xem: 5639)
28 Tháng Giêng 202210:01(Xem: 3176)
07 Tháng Sáu 202115:47(Xem: 4199)
ình trạng nghèo khó, bất công, thiếu tự do, dân chủ, nhân quyền v.v… chúng ta cần tiên phong trong vấn đề cải tổ chính sách và hệ thống giáo dục từ học đường đến gia đình, từ quốc gia đến thế giới, và tôi nghĩ rằng, đây vừa là trách nhiệm nhưng đồng thời cũng chính là sự sống của chúng ta vì chúng ta không xem một nhà làm giáo dục như là một nghề để sinh sống mà đây là lý tưởng sống, mạch sống, nguồn sống của nhân loại.