Lời Cuối Trang Sách Của Trijang Rinpoche

05 Tháng Mười 201000:00(Xem: 15096)

LỜI CUỐI TRANG SÁCH 
CỦA TRIJANG RINPOCHE 

Ôi bậc nhất trong giáo lý đức Như Lai!
Hỡi đấng Kim cương trì
Với làn kiếm từ bi, ngài đã phá hũy hiện hữu
Tâm ngài quảng đại bao la.
Ngài tuyên dương nền giáo lý
Tốt nhất trong các thiện sự của Phật.
Ngài thức tỉnh quần sanh khỏi giấc ngủ vô minh.
Như vừng trăng có những dấu ân tối hậu
Của chân không và bi mẫn,
Làm dâng nước triều hồ trong,
Ánh sáng của ngài làm cho hoa sen tâm con bừng nở;

Ôi hỡi chúa tể của tát cả bộ tộc chư Phật, hãy trở lại
Và một lần nữa hãy là viên châu báu trên đỉnh đầu con.
Hỡi đấng che chở con, chân ngôn của ngài.
Thật quý báu qua ba trăm ngàn thời kiếp,
Làm lắng dịu dục vọng của thế gian
Hay niềm bình an vị kỷ
Những kẻ may mắn xem lời Ngài
Vô cùng quý báu;
Những lời nghuệch ngoạc của con
Xin ghi lại những chỉ giáo của ngài.

Ôi hỡi vị nhập thể của toàn tri
Làm im bặt những kẻ phỉ báng,
Nơi ngài hội tụ tất cả
Những tầng bực của giáo ký đức Tsongkapa.
Bằng ánh quang minh vô tỉ
Của ngài về giáo lý và thân chứng
Ngài dẫn dắt chúng con qua cỗ xe Tối thượng
Bằng một cách thật hợp với tri thức chúng con.

Tất cả kinh điển của đấng Mâu Ni thật tuyệt hảo,
Như châu ngọc đốiv với chúng con những hữu tình;
Lời chỉ giáo tối thượng này là để thực chứng.
Hãy nhìn mọi tướng đều là bậc thầy;
Nhận thức này dùng làm pháp tu
Sẽ làm hoan hỉ chư Phật;
Làm thất bại bốn loài ma
Và gióng lên hồi trống chiến thắng
Con đã đưa ra những tư tưởng sâu xa của đấng Mâu Ni không lầm lỗi.
Mong sao giáo pháp này lan rộng
Và dễ dàng hoàn tất hai mục đích.
Mong sao sẽ có nhiều người thực hành
Đạo lộ rất khó gặp này;
Mong sao họ hợp thành một biển lớn,
Hành vi họ không bị ô nhiễm,
Tâm trí họ thuần thục đi vào
Tinh túy của Con đường:
Ấy là thấy được tự tính bản lai.

Còn con đường nào khác cho hữu tình
Sáng sủa rõ ràng hơn là ý nghĩa duyên sinh,
Tính vô ngã của sinh và diệt?
Viên ngọc như ý
Cũng không sánh được với tái sinh thân người này.
Đừng ngụp lặn trong cuộc đời tầm thường;
Hãy lấy sự chứng đắc hạnh phúc tối hậu
Làm cứu cánh vĩnh viễn của ngươi.
Như thế thì ai không tiến trên đạo lộ thượng thừa?
Những người mong muốn giải thoát
Sẽ không chịu xem một con đường có lý do là nhất.
Mà sẽ y cứ vào tinh túy sâu xa
Của một nền giáo lý toàn vẹn-
Để tất cả niềm hy vọng của họ được thỏa lòng.

Nguyện nhờ nỗ lực của tôi, kho công đức
Sẽ tràn ngập như Hằng hà. Mong nó trở thành
Một chuỗi ngọc trai lóng lánh ánh trăng
Dài vô tận để viền quanh hoàn vũ!

Duyên khởi pháp-
Một mầu nhiệm vô biên, thần thông quảng đại,
Giáo lý vô cấu của đức Như Lai,
Như một viên bảo châu trên đỉnh đầu của trời người 
Một vừng trăng với những tia mát dịu.
Xin vầng trăng này hãy lên cao, tỏa ánh sáng
Trên những đóa lài diễm phúc.
Xin vầng trằng này tẩy trừ những đau đớn
Của ba cõi luân hồi.
Xin cho ánh sáng vầng trăng này lan tỏa
Trên mặt nước lăn tăn
Của biển giáo lý bất tận,
Làm hiển lộ tất cả kho tàng Pháp bảo.
Mong sao truyền thống Gelug cao quý sẽ bền lâu!
Hỡi hồ sen với những đóa hoa vàng viên mãn.
Taenzin Gyatso như chúa tể núi Tu di
Vươn lên trên tất cả những ngọn núi ở đời
Và những đỉnh bình an vị kỷ.
Toàn trí, từ bi và năng lực của tất cả chư Phật 
Làm nên những cực vi của ngọn núi ngài.
Mong sao ngài ở với chúng con trăm ngàn kiếp!
Mong sao những thiện sự của ngài sáng chói
Như những hoa tai của chúa tề mặt trời, trăng.
Hỡi Lhasa quang minh, đô thị của hạnh phúc vĩnh cửu,
Một cõi Phật ở giữa miền đất nước chúng con:
Mong sao bầu trời Lhasa sẽ là một bảo cái
Với những vầng mây chở đầy công đức
Làm thỏa mãn chúng sinh với pháp vũ cam lồ

Hỡi bậc tôn sư từ bi tối thượng,
Mong sao chúng con nương tựa ngài một cách thích đáng
Mong sao ngài luôn an trdụ trong giọt tủy báu
Trên đỉnh đầu chúng con.
Mong sao chúng con sẽ được mang đi qua đạo lộ thượng thừa
Trên đôi cánh chim thần Kim sí điểu!
Mong sao con hoàn tất những phận sự ba la mật
Cho tất cả hữu tình đầy cả hư không;
Mong sao con đạt đến Mười lực
Dưới cội bồ đề, và sớm thành chánh giác
Như kim cương quang vinh

Pabogka Dorje Chang bậc dthầy của mọi hệ phái, là một hiện thân vô song, tinh túy của toàn trí, từ bi, năng lực và thiện sự của chư Phật Bồ tát trong ba đời. Do từ bi thúc đẩy, với những hành vi thiện xảo bất khả tư nghì, ngài đã chuyển hóa những kẻ chậm lụt như tôi thành những chúng sinh đủ may phước đẻ tu tập Tối thượng thừa. Đây là lòng tử tế vô tỉ của bậc thầy chúng ta, mà dainh hiệu tôi xin nêu lên: Jetsun Jampa Taenzin Trinlae Gyatso Paelzangpo. Ngià bố thí khóa giảng theo yêu cầu của Yangdzong Tsering, một phu nhân có đức tin vô song đã lập lời thỉnh cầu để hồi hướng công đức cho hai nhà quý tộc quá cố, Jigme Namgyael và Pungtsog. Khóa giảng được bố thí vào năm con chim sắt (1921) trong sân tranh luận của Am ẩn cư Chuzang tại Nyangtraen. Ngài phối hợp ba giáo lý về các giai đoạn của đạo lộ đến toàn giác; bản văn ngắn gọn Con Đường Nhanh, và hai hệ phía triển khai từ tác phẩm Lời Đức Văn Thù - một ở tỉnh trung ương và một ở miền nam. Khóa giảng cũng bao gồm một chương về cách tu tâm gồm bảy điểm. Với lòng tư bi vô thượng ngài đã bố thí một thời giảng dạy sâu sắc theo kiểu nói chuyện thân mật.

Mặc dù tôi chỉ là kẻ sơ cơ bất tài, tôi đã có may mắn tham dự khóa giảng sâu rộng này và thưởng thức vị cam lồ trong đó. Dagyab Dongkong Ripoche từ miền Ra thượng đã ghi chú mỗi ngày, và Pabongka Dorje Chang đã duyệt lại cho đến đoạn số 4 ở phần nghi thức chuẩn bị “Cầu khẩn ruộng phước.” Ngài Pabongka Rinpoche, mà thiện sự lợi lạc hữu tình rộng lớn như hư không đã để lại tác phẩm trong tình trạng dở dang, và tôi lãnh trách nhiệm hoàn tất nó. Tôi rất sung sướng làm công việc này của bậc thầy mà đối với tôi như một người cha.

Tỉnh thoảng tôi nhận những gợi ý từ nhiều Lamas và Lamas tái sinh đã lắng nghe những chỉ giáo truyền khẩu của ngài, cũng như từ những vị geshes tinh thông có thực chứng ở khắp xứ Tây Tạng. Bởi thế tôi dã thêm nhiều chi tiết vào bản thảo các bài giảng của ngài về Lam-rim vào nhiều thời gian khác nhau. Tôi tham khảo một cách toàn triệt để đea tác phẩm này lên một tiêu chuẩn cao, v.v… Tuy nhiên, vì bị gián đoạn nhiều lần, và không có đủ thì giờ, nên công việc này, mà tôi xem là một lễ dâng hiến, đã phải mất một thời gian khá dài để hoàn tất.

Thư ký của Pabongka Rinpoche, Gelong Lzang Dorje, ghi nhớ những giáo lý truyền khẩu truyền không thua gì Anada. Ông đã duyệt tác phẩm này khi nhàn rỗi, và gợi ý nên để những tiêu đề chỗ nào, v.v… Ông đã giúp chúng tôi trong một thời gian dài và hi sinh thời giờ một cách không vị kỷ. Tôi cũng duyệt lại mỗi khi có giờ rảnh, chữa lại những chỗ không đúng với lời thầy; và thêm một vài chỉ giáo khẩu truyền mà tôi có thể bảo đảm, vân vân.

Tôi đã khổ công trong việc biên tập sách này với hi vọng làm một người trung gian cho bậc tôn sư từ mẫn của tôi và mong nó sẽ lợi lạc cho tát cả. Thầy tôi đã săn sóc tôi từ lúc tôi lên sáu tuổi, và dù hèn mọn tôi cũng đã được nâng lên nhờ năng lực gia trì tối thượng của thầy, với lòng bi mẫn, tôi không đúng pháp, lười biếng, và điều tôi dạy bảo người khác thường mâu thuẩn với điều tôi làm. Tôi, Lozang Yeshe Taenzin Gyatso, còn tên gọi là Ganden Trijang Tulku, thầy giáo đạo của Đức Dalai Lama, đã hoàn tất sách này vào thứ Bảy, ngày thứ mười lăm tháng mười năm Con Chim Lửa (năm Dậu, Hành Hỏa - 1957), sao Rohinì. Đây thật là một ngày rất công đức vì đã hoàn tất được công trình.

Nguyện cầu cho nền giáo lý quý báu về những giai đoạn của con đường Giác ngộ này sẽ ở lại lâu dài với chúng ta! Mong sao giáo lý này sẽ lan rộng và truyền bá khắp mười phương mãi mãi!

Om svasti!

Omye dharma hetu Prabhavà hetun teshàn tathàgato hyavadat, teshànchayo nirodha evam vàdì mahà shramanahye svàhà!

Khởi dịch ngày mồng hai tháng ba năm Giáp Tuất tại am Tuệ Không, lúc bảy giờ sáng.

Dịch xong phần này (còn 30 trang phụ lục) vòa ngày 21 tháng năm năm Giáp Tuất lúc 3 giờ 30 chiều.

Tổng cộng 79 ngày (trong đó có đi Huế hai lần 13 ngày)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9221)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18121)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12125)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15564)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.