Phụ Lục 3 Ba Nòng Cốt Của Đạo Lộ

05 Tháng Mười 201000:00(Xem: 16668)

PHỤ LỤC 3
BA NÒNG CỐT CỦA ĐẠO LỘ

 Kính lễ chư vị tôn sư.
Tôi sẽ cố hết sức giảng giải
Ý nghĩa của tinh túy
Tất cả kinh điển chư Phật,
Đạo lộ và các Đấng Chiến thắng
Và chư Bồ tát khen - cổng vào
Cho những người may mắn khao khát giải thoát.
Những người không màng hạnh phúc thế gian
Muốn cho đời người thuận lợi của mình có ý nghĩa,
Sẽ theo một con đường khiến chư Phật hài lòng.
Hỡi người diễm phúc! Hãy tịnh tâm lắng nghe.
Nếu không có sự từ bỏ thuần túy, thì không cách gì
Để lắng dịu nỗi khát khao đối với quả báo tốt
Trong biển luân hồi này;
Và vì tất cả hữu tình có thân
Đều khát khao hiện hữu,
Nên họ hoàn toàn bị trói buộc.
Bởi vậy ngay từ đầu, hãy tìm sự từ bỏ.
Thân người rất khó được,
Mạng sống không kéo dài;
Tâm thường nghĩ như vậy,
Để lơ chuyện đời này.
Quán sát thật sâu xa
Luật nhân quả không dối
Quán nỗi khổ luân hồi
Hết màng chuyện đời sau.
Khi quán chiếu như vậy, đến mức bạn không còn
Dù chỉ một sát na, ước ao những huy hoàng trong sinh tử,
Đến mức tư tưởng bạn bạn ngày và đêm
Đều khát khao giải thoát,
Thế là sự từ bỏ trong bạn đã phát sinh.
Nhưng nếu không kèm với tâm bồ đề thuần khiết
Thì ngay cả từ bỏ cũng không làm nhân
Đưa đến phúc lạc chọn lọc của vô thượng bồ đề.
Bởi thế người biết phân biệt
Sẽ phát tâm bồ đề vô thượng.
Bị cuốn phăng bởi bốn dòng thác mạnh
Bị trói buộc vì xiềng xích của nghiệp khó dừng,
Bị tóm bẫy trong lưới chấp thủ kiên cố
Bị ngộp thở trong luồng khói vô mình,
Hữu tình không ngừng sinh rồi tái sinh
Để liên tục bị hành hạ bởi ba khổ:
Đây là trạng huống của những cha mẹ ta;
Hãy quán sát tình huống này,
Để phát tâm bồ đề vô thượng.
Dù đã quen với từ bỏ và tâm bồ đề,
Song nếu không có trí tuệ
Hiểu rõ cách tồn tại của các pháp
Thì bạn cũng không nhỏ được gốc rễ của hữu khổ.
Vậy hãy nỗ lực trong các phương tiện
Để thực chứng pháp duyên sinh.
Người nào thấy rằng
Với tất cả pháp thuộc sinh tử hay niết bàn
Luật nhân quả là tất yếu,
Và đã làm chánh lại nhận thức của họ
Kẻ ấy đang đi trên đạo lộ làm chư Phật vui lòng.
Cái tướng các pháp duyên sinh
Không phải là ảo giác; nhưng có những kẻ
Lại hiểu rằng Tánh không là một cái gì
Vắng mặt tướng ấy.
Khi bạn không bao giờ hiểu được ý Như Lai.
Nhận thức rằng tánh không và duyên khởi
Đi liền nhau - rằng chúng không phải thay thế nhau,
Rằng lý duyên sinh là không lừa dối - nhận thức ấy
Sẽ phá hủy tất cả kiểu chấp thủ vào sự vật.
Như thế là bạn hoàn tất được tri kiến phân tích.
Bạn loại bỏ cực đoan chấp hữu,
Bạn loại bỏ cực đoan chấp không.
Nếu bạn hiểu tánh không xuất hiện thành nhân quả
Thì những quan điểm cực đoan không ảnh hưởng đến bạn.
Khi bạn thực sự hiểu đúng những điểm này
Về ba nòng cốt của đạo lộ,
Hay độc cư và phát triển tinh tấn lực;
Không lâu bạn sẽ đạt đến niềm hy vọng vĩnh cửu.

[Trên đây là lời khuyên của bậc tu sĩ đa văn Lozang Dragpa - tức Tsongkapa - cho Ngaang Dragpa, một quan chức ở Tsako.]

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9221)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18121)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12125)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15564)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.