Nền Kinh Tế Phật Giáo - Nandasena Ratnapala - Trí Quảng Dịch

29 Tháng Tám 201000:00(Xem: 26222)

NỀN KINH TẾ PHẬT GIÁO
Nandasena Ratnapala - Trí Quảng dịch
blank
blank

Người ta nói Phật giáo không có một học thuyết kinh tế đáng kể. Quan điểm sai lầm này khởi lên vì họ tin rằng Phật giáo là một tôn giáo mang nặng tính xuất thế hay hứa hẹn lai sinh hơn là những vấn đề trần tục hàng ngày trên thế giới chúng ta đang sống. 

Thực tế, giáo lý nhà Phật luôn nhấn mạnh: trước tiên, phải sống nếp chánh hạnh hiện thời và, sau cùng, dẫn tới hạnh phúc đời sau (dhammacari sukhamseti asmin-loke param hica). Như vậy Phật giáo không dạy con người chờ đổi thay kiếp mới sống nếp chánh hạnh. Thậm chí Nibbana/Nirvana - cứu cánh tối hậu -, người tu Phật có thể đạt ngay cõi đời này.

Tư tưởng kinh tế Phật giáo không được trình bày xuyên suốt độc lập trong kinh văn nào. Ta phải nhặt qua nhiều bài giảng & gom thu những nguồn tài liệu thuộc về kinh tế, rồi đạn dệt thành hệ thống kinh tế nhất quán tinh thần giáo lý (dhamma). Đức Phật Gotama đã từng cung cấp cho chúng ta phương pháp thực tiễn để kiếm chứng phải chăng một lời dạy phù hợp giáo lý ông giảng dạy hay không.

Trong kinh điển, chúng ta thấy một bài kệ [1] hàm xúc những đặc tính tinh hoa của tư tưởng kinh tế nhà Phật. Bài kệ khuyên người ta nên phân chia của cải thành bốn phần bằng nhau. Phần thứ nhất chi tiêu cho những nhu cầu căn bản như thực phẩm, trang phục .v.v. Dùng hai phần kế tiếp vào các hoạt động sinh lợi, có ý nghĩa như công nghiệp & kinh doanh. Phần còn lại để dành phòng gặp chuyện hữu sự như đau bệnh hay hiểm họa ngoài ý muốn (lũ lụt, hỏa tai, trộm cướp, người cầm quyền hãm hại, chẳng hạn).

 “Một phần, y thị an hưởng’
 hai phần đầu tư làm ăn;
 phần thứ tư lo cất giữ,
 sẽ đủ chi dụng khi cần”.[2]

Bài kệ giản dị này cần được giải thích nhằm lột hết ý nghĩa ẩn vào lớp giá trị bên ngoài. Trong câu kệ, ta thấy xuất hiện những chỉ số phát triển kinh tế hay thịnh vượng của cá nhân, nhóm người hay quốc gia. Chính sách kinh tế của một quốc gia củng được phát họa. Thật không dễ dàng làm sáng tỏ hết những ý nghĩa hàm tang theo đúng tinh thần Phật giáo, trừ phi phân tích cẩn thận bài kệ.

Một xã hội tu Phật nên cố gắng đảm bảo mỗi cá nhân trong đó có đời sống ổn định, bất luận y thị làm nghề nghiệp gì. Điều này tùy thuộc nguồn thu nhập. Y thị có thể thỏa mãn nhu cầu căn bản từ một phần tư nguồn thu thập như thế. Nếu ta áp dụng nguyên tắc này vào một quốc gia, thì mọi nam nữ công dân khỏe mạnh phải được đảm bảo thu nhập nhờ công ăn việc làm thích hợp; nhà nước chịu trách nhiệm trợ giúp nguồn thu nhập cho những người khác.

Liên quan vấn đề này, nhà nước phải lo nghề nghiệp cho công dân. Nếu không đủ nghề nghiệp đáp ứng, nhà nước cần trợ giúp những người nào thất nghiệp đến khi họ có công ăn việc làm. Nhà nước cũng cần trợ giúp những người nào tàn tật tâm sinh lý, nhưng không gây tổn hại nhân phẩm của họ. Nền kinh tế Phật giáo tìm thấy hai chỉ số ước lượng mức độ thịnh vượng trong một quốc gia:

1. Ai đảm bảo nguồn thu nhập thường xuyên (qua nghề nghiệp sinh lợi hay nhờ trợ cấp)?

2. Có thể thỏa mãn những nhu cầu căn bản của cá nhân (hay gia đình) khi chi tiêu một khoảng phần tư trong tổng số thu nhập?

 Nhu cầu căn bản gồm thực phẩm, trang phục, chỗ trú ngụ, thuốc men, giáo dục (tức là sự phát triển tinh thần). Những thực phẩm cần thiết có sẳn để bất cứ ai sống trong quốc gia có thể tìm kiếm không khó khăn. Mức độ phát triển kinh tế được phẩm định dựa trên sự thật rằng người dân đủ một phần tư thu nhập chi tiêu cho năm nhu cầu căn bản. Như vậy chính sách kinh tế của một quốc gia được vạch ra rõ ràng nhằm phù hợp với mục đích này.

 Dòng kệ thứ hai nói rằng dùng nửa lợi tức hướng vào những hoạt động sinh lợi hay hữu ích. Theo tinh thần nhà Phật, mọi hoạt động nên có lợi ích & không tổn hại cho mình & người. Đó là những hoạt động như phát triển kỹ năng, huấn luyện & cung ứng các nhu cầu căn bản. Về mọi mặt nào đó, thì đây là phương cách đấu tư trong cơ cấu tổ chức kinh tế kiểu nhà Phật. 

Phần bài kệ còn lại đề cập đến việc tiết kiệm. Xã hội Phật giáo khuyến khích người ta sống biết tiết kiệm tài sản phòng khi hữu sự. Trừ phi ta sở hữu ngân khoản tiết kiệm, ta sẽ phải đối mặt với những vấn đề kinh tế trong lúc khủng hoảng; đặt biệt là khi đau bệnh xảy ra thình lình. Nếu không có khoản tiết kiệm dành sẵn, một cá nhân hay một quốc gia ắt hẳn sẽ lâm cảnh nợ nần chồng chất.

Sự phát triển kinh tế được ước lượng bằng những chỉ số phụ sau đây:

1. Phạm vi phúc lợi tinh thần & thể chất của một quốc gia. Sức khỏe & lợi ích cao quý nhất mà người ta có thể đạt.[3]

2. Sự không khéo những nguồn tài liệu nguyên nhiên kể việc bảo vệ môi trường sống. Không nên khai thác hoang phí tài nguyên thiên nhiên & phải bảo vệ môi trường bao gồm các loại động vật & thực vật. Sống trong môi trường dễ chịu là một diễm phúc (patirupa desa vasoca).

3. Không bóc lột sức lao động của con người & thú vật. Bóc lột có nghĩa là sử dụng kẻ khác mưu cấu vật chất cho bản thân hoặc lợi tức xã hội mà không trả công lao động hay phục dịch tương xứng. Trong một quốc gia thịnh vượng kinh tế, tuyệt đối không nên để xảy tra tình trạng bóc lột như thế; hoặc giảm đến mức tối thiểu.

4. Sáng suốt phân phối mọi nguồn vật chất lẫn phi vật chất (tức là những cơ hội nâng cao trí thức), tạo điều kiện cho mọi người sống trong quốc gia vui hưởng phúc lợi này. Không có cá nhân hay tập đoàn nào thống trị kẻ khác.

5. Một quốc gia thịnh vượng kinh tế nên tạo ra & duy trì trạng thái an hòa, & giảm thiểu những hoạt động phản xã hội. “Mọi người, khi mê mải lo công việc của mình, sẽ không ai nhiễu loạn quốc độ; ngân khố nhà nước tăng trưởng; đất nước yên tĩnh, thanh bình, nhân dân vui sống hòa thái hòa, tung con trẻ trên tay, cửa nhà luôn rộng mở”.[4]

Có năm nguyên tắc đạo đức do Phật giáo đề ra cần cho một nhà nước làm kinh tế theo kiểu mẫu nhà Phật áp dụng như một kinh sách quốc gia. Một nhà nước như thế không nên công khai hay bí mật khuyến khích kinh doanh năm loại hoạt động kinh tế sau:

1. Sản xuất & buôn bán vũ khí.
2. Sản xuất thuốc độc.
3. Sản xuất, phân phối & buôn bán chất say.
4. Nuôi gia súc để giết thịt.
5. Buôn bán thịt.

Học thuyết kinh tế Phật giáo coi đời sống rất thiêng liêng. Trong khi xem xét tư liệu sản xuất, Phật giáo nhấn mạnh mối quan hệ của sản phẩm vật chất với các vật phi vật chất. Sự phát triển của cá nhân liên hệ với một gia đình; một gia đình với một nhóm người; một nhóm người với một bang hay quốc gia; bang này với bang khác hay quốc gia này với quốc gia khác. Như thế, tất cả con người lôi kéo nhau vào quỹ đạo phát triển. Nhưng Phật giáo không quên nhắc người ta nhớ đến mối quan hệ với thú, chim, cá cũng như cây cỏ.[5] Những loài sinh vật có tri giác & vô tri này gắn liền với loài người mật thiết đến nỗi nếu quên hay phớt lờ chúng khi sàn xuất kinh tế có thể mang lại kết quả thảm khốc trong tương lai.

Nền kinh tế Phật giáo dạy chúng ta rằng sự sản xuất kinh tế phải tập trung trên loài người. Nó nhìn con người trong mối liên hệ với hoạt động kinh tế mà y thị đã thực hiện. Hoạt động kinh tế này vì mục đích mà tăng của cải vật chất riêng mình nhờ mồ hôi nước mắt kẻ khác? Phải cân nhắc một hoạt động kinh tế với những hoạt động khác & chỉ thực hiện khi nào nó không:

(i) bóc lột kẻ khác
(ii) làm tăng dục vọng trong lúc tước đoạt nhu cầu căn bản của kẻ khác
(iii) rơi vào năm hoạt động kinh tế bất chính đã nói 

(iv) dẫn đến phung phí quá đáng, hay sáng tạo sự mất thăng bằng trong những nguồn vật chất có sẵn hoặc làm hại môi trường sinh thái.

Học thuyết kinh tế nhà Phật quả thật không phải vô luân hay vô giá trị.[6] Nó nhắm đến hạnh phục & sự thỏa mãn hay lợi lạc cho đa số dân chúng (bahujana hitaya bahujana sukhaya). Một hoạt động kinh tế cũng là một hoạt động hữu ý, một kamma/karma chắc chắn có kết quả của nó, hoặc khổ đau hoặc an vui. Do đó, điều quan trọng nhất là phải biết gắn mình vào những hoạt động (kammas) kinh tế mang lại kết quả an vui cả hai đời này & đời sau.

Kamma/karma là một lực lượng tạo điều kiện sinh tồn: “Di truyền (bija niyama); môi trường thiên nhiên, xã hội & ý thức hệ (salayatana paccaya phasso .v.v); tâm thức tương tục vận động (citta niyama); kể cả di sản hành nghiệp (kamma niyama) là những yếu tố điều kiện[7] khiến con người hiện hữu. Nhưng y thị không bị một hay tất cả yếu tố này định đoạt”.[8] Ý chí tự do của con người nằm ở đó. Khi hủy bỏ tất cả những yếu tố & sự ảnh hưởng này, con người nào thể đạt một ý chí tự do thoát khỏi mọi hệ lụy, nếu y thị muốn.

Kamma/karma, như bốn yếu tố khác, tuy định đoạt sanh thân của bạn trong một gia đình nghèo hay giàu, nhưng nó không có nghĩa rằng do điều này, bạn mang định số giàu hay nghèo mãi mãi. Chính hành vi hiện tại của bạn, công việc làm ăn của hạn có tính chất quyết định. Đó là lý do tại sao Phật giáo luôn nhấn mạnh hạnh lành cần mẫn, không dễ duôi. Điểm then chốt của sự phát triển kinh tế đặt trong phương châm hành động: “Hãy chuyên cần, hãy nung nấu nhiệt tâm”.

Đức Gotama công nhận nghèo đói là một thảm trạng phải tìm ta giải pháp cấp bách. Khi cá nhân thiếu hụt bốn hay năm nhu cầu căn bản, y thị trầm sa nghèo khó cùng cực. Nhà nước có trách nhiệm cứu tế những kẻ cùng khồ này. Nếu quốc gia nào tràn lan thảm trạng dân chúng cùng khổ, không tăng trưởng thu nhập đầu người hay tổng sản phẩm quốc gia, thì kinh tế học Phật giáo gọi quốc gia đó lạc hậu kinh tế. Một nền kinh tế phát triển giúp mọi người thoát khỏi nỗi ám ảnh nghèo đói, không có người trầm sa trong cảnh cùng khổ.

Kinh điển Phật giáo có lưu câu chuyện một nông dân chịu cơn đói giày vò đến gặp đức Gotama.[9] Đức Gotama quan sát biết y đang đói việc trước tiên ông làm là yêu cầu chư tỷ kheo cho y ăn no bụng. Hễ nhu cầu căn bản (như thực phẩm, chẳng hạn) chưa được thỏa mãn, không thể thúc đẩy sự phát triển cá nhân hay tập thể. Kinh tế học Phật giáo nhấn mạnh việc nhận thức rõ tình trạng thiếu hụt nhu cầu căn bản & để ra những sách lượt phát triển giúp đỡ bộ phận yếu kém trong xã hội để họ thoát khỏi cùng khổ.

Lần nọ đức Gotama hỏi các đồ đệ về vấn đề nghèo đói & hậu quả của tình trạng này:

Chư tỷ kheo, có phải nghèo là điều khổ não cho kẻ trần tục?”

“Đúng vậy, thưa Thế Tôn”.

“Khi người nghèo lâm cảnh khốn khổ, y thị vay mượn, đó cũng là khổ não, phải không?”

“Đúng vậy, thưa Thế Tôn”.

“Người nghèo bị nợ nần, đó cũng là khổ não?

“Đúng vậy, thưa Thế Tôn”. 

“Và khi phiếu nợ đến kỳ hạn, y thị không thể thanh toán, lại bị chủ nợ thúc bách, đó cũng là khổ não, phải không?”

“Đúng vậy, thưa Thế Tôn”.[10]

Phương pháp nhà Phật trước tiên là cố gắng tìm hiểu thảm trạng nghèo đói, nhận ra những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói; nhu cầu xoá đói giảm nghèo & phát triển những chính sách đúng đắn để đạt mục đích. “Do những người không có của cải không thể tích lũy của cải, nghèo đói lan tràn. Do nghèo đói lan tràn, trộm cướp lan tràn; bạo hành; giết choc; vu khống; gian dâm; dối trá & tán dóc; tham lam & ác ý; tà kiến; ác dục; dâm đảng; cuối cùng, & trở nên bất hiếu & vô đạo. Khi con người thiếu sự quan tâm tin cậy lẫn nhau, tất khởi lên những lối hành xử trái nhân nghĩa, đạo đức như thế.[11]

Nghèo đói là kết quả từ việc phân phối các nguồn vật chất & phi vật chất quá chênh lệnh. Khi con người không đào đâu ra những nhu cầu căn bản nhất, thì xảy ra tình trạng cùng khổ. Có hai trường hợp: thứ nhất, cái nghèo dần dai do người dân sống dưới mức nghèo khổ, họ chỉ thỏa mãn những nhu cầu căn bản tối thiểu mà họ có thể quơ quào quanh mình chứ không dám ước mơ gì thêm. Trường hợp nghèo khổ này thường gây ra sự suy sụp tiêu chuẩn sức khỏe & rối loạn xã hội. Thứ hai, một số người dù đủ khả năng thỏa mãn những nhu cầu căn bản ở chừng mực nào đó, nhưng rơi vào cảnh sống dưới mức nghèo khổ vì lý do nghiệp nhập rượu bia, ma túy, cờ bạc & những mưu cầu bất lợi khác. Trường hợp này (rượu, ma túy .v.v.), dâm dục (nam nữ hưởng dục lạc thái quá) & tiêu pha bất cứ gì y thị kiếm được vì những mưu cầu đoại loại như thế hẳn sớm hay muộn sẽ rơi vào cảnh nghèo khổ.

Loại người bị khác vọng hay tham ái khống chế. Họ làm nô lệ cho tham ái; & xã hội sẽ luôn dìm mình trong nghèo khồ. Phật giáo đề cập đến tùy thuộc duyên khởi, theo đó, vô minh hay ngu dốt không tách rời khỏi những nhân duyên khác. Do vô minh, khởi lên các hành vi hữu ý; do hành vi hữu ý, khởi lên nhận thức; do sự nhận thức, khởi lên thần (danh) & sắc; do thần & sắc; khởi lên sáu môi trường (lục nhập); do có sáu môi trường, khởi lên quan hệ giao tiếp (xúc); do có giao tiếp, khởi lên cảm giác (thọ); do có cảm giác, khởi lên tham ái; do tham ái, khởi lên chấp trước; do chấp trước, nên mãi còn (hữu); do còn, tiếp nối sanh, chết .v.v Sự hiểu biết rõ nghèo khổ khởi lên do kết quả của vô minh/ngu dốt trong mối tương quan với những yếu tố đới thường là chìa khóa mở ra nhận thức đúng đắn về thảm trạng nghèo khổ.

Những nguyên dân gì dẫn đến nghèo đói? Nhân tố đầu tiên là vô minh, từ đây tất cả nguyên nhân khác khởi lên; mỗi nguyên nhân liên hệ nguyên nhân khác. Khi tập trung xem xét nguyên nhân này hay nguyên nhân khác trong một con người & môi trường cụ thể, phải nhận diện tính chất rắc rối của chúng.

Một bài giảng Phật giáo[12] cho ta thấy làm thế nào tham ái hay khát vọng cuộc lấy nhân loại & chính sách sai lầm của giới cầm quyền đã tạo điều kiện nảy sinh & tồn tại thảm trạng nghèo đói dai dẳng. Tham ái chế ngự con người khiến họ khao khát sở hữu thêm & thêm nữa (chẳng hạn, muốn chiếm hữu thêm đất đai…), nên thỏa ước phân chia tài sản rạch ròi & khư khưu gìn giữ. Một số người biếng nhác nghĩ tới bỏ việc làm để ngồi chơi hưởng thụ. Như kết quả tiêu cực, họ thích tích trữ ngũ cốc đủ dùng vài ngày hơn là đi ra ruộng nương gặt hái thực phẩm hằng ngày. Nhưng cũng có những lười tệ, họ rình rập trộm cướp tài sản kẻ khác đã thu hoạch. Tất cả hành động này góp phần tạo sự mất quân bình trong việc phân phối các nguồn vật chất. Người cầm quyền & nhà nước không có chính sách kinh tế thích đáng để giải thuyết tình trạng này. Học thuyết kinh tế Phật giáo cho rằng người cầm quyền hay nhà nước phải có trách nhiệm chỉ đạo chính sách kinh tế thúc đẩy đất nước phát triển & cải thiện mức sống của người dân, chứ không phải co rúc trong vai trò quan sát viên thụ động. Chính sách kinh tế nhà nước nên can dự năng động nhằm điều chỉnh tình trạng phân phối các nguồn vật chất & phi vật chất đang mất thăng bằng.

Các hoạt động phản xã hội như tội ác khởi lên do những điều kiện phức tạp luôn gắn liền với nghèo đói. Một khi các hoạt động phản xã hội khời lên, hàng loạt hậu quả chuyển động tạo thêm những điều kiện phức tạp làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói vốn tồn tại lâu nay, cái vòng nhân & quả cứ xoay chuyển lẩn quẩn. Theo giáo lý nhà Phật, không dễ gì đánh bại nghèo đói vì nó cần một sự hiểu biết tường tận tính chất chất nghèo đói tồn tại trong xã hội. Chính vì thế, nhà nước phải hoạch định sách lược thận trọng để giải quyết nghèo đói & hành động hiệu quả. Những sách lượt phát triển kinh tế từ xã hội khác nhau & thậm chí một tình huống xã hội này cũng khác tình huống kia.

Bài trừ nghèo đói là giải pháp cho vấn đề này. Về mặt lý thuyết, có thể xóa sạch thảm trạng nghèo đói khi nguyên nhân cội rễ - vô minh ngay ngu dốt - được bừng nhổ tận gốc. Sở dĩ không thể bứng nhổ vô minh vì mọi người bị tham ái chế ngự, chỉ có vài người nỗ lực đạt mụch đích rốt ráo “Vài người giữa nhân loại vượt đến bờ bên kia; số đông còn lại chạy loanh quanh bờ này”.[13] Khi đa số loài người không đeo đuổi lý tưởng thoát ly toàn bộ tệ trạng trên đời, tất nhiên, việc xóa sạch nghèo đói là điều không dễ dàng.[14] Lại nữa, con người thường rơi vào cảnh nghèo đói do sự biếng nhác. Điều gì chúng ta có thể làm là giảm thiểu nghèo đói đang tồn tại trong xã hội loài người.

Nên chấp nhận sách lượt gì để giải quyết vấn đề này? Lần nọ, có một vị cua nghĩ đến việc giải quyết vấn đề quốc gia bằng cuộc tế lễ trọng thể. Nhưng viên thái sư can gián vua không nên trông cậy kế hoạch như thế. Lễ tế đàn sẽ khiến chi tiêu phung phí tiền bạc & các nguồn tài vật, hủy diệt mạng thú vô tội, tạo ra những gánh nặng trên người dân do tăng thuế má .v.v.[15]

Sách lược khác là chiêu hàng những người nghèo dính líu các vụ phản xã hội, hỏi họ: “Cớ sao người cướp bóc của người?”. Khi nghe họ trả lời: “Vì chúng tôi nghèo & đói”, nhà vua đã ban cho họ tài sản đủ ổn định đời sống theo khuôn phép nhà nước. Nhưng sách lượt này vẫn không giải quyết triệt để vấn đề nghèo đói. Ở đây, nhà vua hay chính quyền không ý thức rõ những nhân tố đóng vai trò nòng cốt trong hành vi người dân.

 Thứ nhất, một cá nhân hay nhóm người vốn quen kiểu hành vi nào đó, thật khó giúp họ từ bỏ kiểu hành vi tập quán như thế bằng cách chỉ ban cho tài sản, vì nó sẻ không có tác động làm thay đổi như ý. Thứ hai, nhà vua hay chính quyền quên mất sự thật quan trọng khác, đó là khi kiểu hành vi tác tệ nào đó được ban thưởng công khai thì tin tức sẽ loan truyền rộng khắp, vô tình kích động dân chúng khởi khuynh hướng bắt chước các hành vi phản xã hội để được ban thưởng. Lời khuyến cáo: “Đừng để ai biết nhà chức trách ban cho ngươi tài sản” là vô hiệu quả. Bình sinh, dân chúng biết phạm nhân, lối sống của thị, & biết tại sao y thị bị giải đến vua hay chính quyền. Nhưng lúc phạm nhân quay về nhà, không có gì có thể ngăn họ che giấu tài sản mới nhận khỏi tai mắt thiên hạ. Người khác lập tức có phản ứng: “Nếu họ nhận tài sản bằng cách này, dại gì mình không làm theo”.

Sách lược thứ ba là áp dụng hình pháp hình phạt. Những phần tử phản xã hội - chẳng hạn, do động cơ nghèo đói - bị chính quyền tầm nã, bắt bớ. Họ phải gánh chịu nhục hình khốc liệt. Dân chúng bắt đầu noi gương chính quyền. “Nhà chức trách phạt vạ bọn trộm cướp & bọn vô lại, chi bằng mình cũng làm như vậy”. Họ nói & ra tay hành động chiếu theo luật pháp mà chính quyền đang áp dụng. Chắc chắn điều này gia tăng tình trạng hỗn độn. Phật giáo luôn nhấn mạnh rằng người cầm quyền hay chính quyềnn nhà nước nên thông bao giờ tạo một kiểu mẫu tai hại tác động đến quần chúng.

Sách lược đúng đắn để giải quyết những vấn đề này là để ra các biện pháp đảm bảo một sự tiếp thụ hợp lý các nguồn vật chất & phi vật chất. Hiển nhiên không thể có sự phân phối bình đẳng cho mọi cư dân sống trong nước vì mỗi người nam hay nữ sanh vào những hoàn cảnh khác nhau, nhưng chính quyền nên đảm bảo rằng các nguồn này dành sẵn & mọi người có đồng đều cơ hội tiếp thu, không ai độc quyền khai thác các nguồn hay bóc lột người khác.

 Nhà vua hay giới cầm quyền nên nhất mực chiếu cố hộ phận dân chúng yếu kám trong xã hội, giúp họ nhận phần phân chia nguồn lợi thích đáng, không bị ai bóc lột. Để hiểu thấu vấn đề & tâm tư bộ phận dân chúng yếu kém cần trợ giúp như thế nào, Phật giáo khuyến khích giới cầm quyền giả dạng dân kinh lý đó đây.[16]

Trong Phật giáo, sách lược phát triển kinh tế được đặc trên bốn nguyên tắc:

1. Những ai dự phần sản xuất kinh tế mong nghành công nghiệp nên được cung cấp những thứ cần thiết – như hạt giống, gia súc, phân bón, đất, nước, dụnh cụ tưới hay dẫn thủy nhập điền .v.v Nhà nước phải có hành động trợ giúp thiết thực như thế. Chính sách kinh tế nên coi trọng nông nghiệp, song song, khuyến khích phát triển công nghiệp khác gắn với mục đích làm thỏa mãn nhu cầu căn bản của con người.

2. Khuyến khích thương nghiệp bằng cách cung cấp vốn, & tất cả thuận lợi khác cho những ai đeo đuổi loại động này. Nhà nước cũng nên giám sát thương nghiệp & điều tra xem có công nhân hay khách hàng bị giới chuyên môn bóc lột dưới mọi hình thức.

3. Khích lệ các hình thức chính phủ & các nguyên gia bằng cách tưởng thưởng công lao, đề bạt, cho nghỉ phép, động biên tinh thần & những đặc ân khác để họ hài lòng với các công việc tương ứng & không bị ma lực hối lộ, tham nhũng rù quyến hay cám dỗ, cũng không chán ghét công việc họ đang làm.

4. Nhà nước nên mở rộng sự quan tâm ủng những người say mê lĩnh vực phát triển tinh thần.[17] 

Thuế má là cần thiết, vì nhớ thu thuế má từ sân giàu, nhà nước mới có thể thực hiện những chương trình cứu giúp & hổ trợ dân nghèo. Không phải lấy thuế mà chi tiêu phung phí. Chẳng hạn, viên thái sư khuyên vua không đánh thuế nhân dân để tổ chức tế đàn. Việc thu thuế có thể so sánh với hoạt động của con ong hút mật hay rắc phấn hoa nhưng không làm tai họa.

 Thêm vào những biện pháp đã được chính thức thông qua như chính sách kinh tế, có những biện pháp khác khuyến khích nhà nước sáng tạo những điều kiện thuận lợi & thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Một trong những biện pháp này là dana hay dan sẻ thường được vua chúa & thậm chí các nơi phát chẩn tại phố thị hay cổng thành, cổng làng .v.v & phân phối thực phẩm, quần áo, & những nhu cầu cần thiết cho người nào cần đến.

 Kinh văn Phật giáo[18] đề cập về năm dịp bố thí đúng thời đến (1) khách viếng thăm; (2) những người du hành xuôi người; (3) những người đau bệnh; (4) những người đang chịu khổ vì thiên tai; & (5) bố thí đến những người đức hạnh.

Sách lược phát triển kinh tế bao hàm việc lập kế hoạch cẩn thận. Kinh tế học Phật giáo bàn thảo kế hoạch làm kinh tế ở độ gia đình riêng lẻ (tư doanh), & cấp độ quốc gia (quốc doanh). Kế hoạch kinh tế & quá trình thực hiện kế hoạch nên hội đủ bốn đặc điểm sau:[19]

1. Đầy đủ năng lực (Uttana sampada)
2. Khéo bảo quản (Arakkha sampada)
3. Giao du với những người tài đức giúp ta tiến triển (Kalyanamittata)
4. Sống đời thanh đạm (Sammajivikata)

 Những đặc điểm này quả thật liên hệ với kinh tế. Đức Phật Gotama đã liên kê bốn nguyên tắc trên & giải thích cho một gia chủ muốn được nghe dạy điều gì đó đến những người “quay cuồng theo thế sự” như y sống an vui, hạnh phúc.

 Sự đầy đủ năng lực ám chỉ rằng dù một người làm nghề nghiệp gì, nông dân, lao công, chuyên gia, thương gia hay là một nhà tư bản công nghiệp, y thị phải cần mẫn & thành thạo công việc của mình. Y thị không bao giờ biếng nhác. Kẻ lười biếng luôn trì hoãn việc làm & luôn việc dẫn lý do thời tiết bên ngoài như lạnh quá, nóng quá, hoặc thời gian còn sớm quá, tối quá, hoặc nói “tôi đang đói bụng”, “bây giờ tôi no quá” để trì hoãn việc làm. Do đó y thị sẽ không cố tâm lảm việc & dần dần mất hiệu suất.[20] Cũng như thế, nhà nước nên luôn động viên quốc dân vần mẫn, cố gắng tiếp tục, phát huy năng lực.

Trong nhiều bài giảng, đức Gotama đánh giá cao thái độ sống tinh cần hay việc phát huy năng lực. Lần nọ, vua Pasenadi hỏi đức Gotama điều gì có thể thành tựu lợi ích ngay đời hiện tại & cũng sẽ hữu ích cho đời sau, ông đáp: “Bất kinh xuất (appamada: tinh cần)”.[21]

Đặc điểm thứ hai: khéo léo bảo quản là sự chăm sóc của cải không để nó thất thoát phung phí. Mọi thứ ta đạt được không phải trên trời rơi xuống, mà “nhờ lao động cật lực, đổ mồ hôi sôi nước mắt, tính toán hợp lý”, nên ta phảo bảo quản chúng. Cất giữ tài sản không bị hỏa tai, lũ lụt cuốn trôi, phòng ngừa hiểm họa từ bọn trộm cướp, nhà cầm quyền bất chính, kẻ thù, & thân quyến phá của.

Tài sản có thề tiêu tán do: (1) lụy thói gian dâm; (2) nghiện nhập chất say; (3) nghiện nhập cờ bạn; (4) giao du bè bạn gian tà. “Như một cái hồ đắp bờ kiên cố có bốn dòng lưu thông & bốn lối thoát nước. Nếu bốn lối dẩn nước vào bị đóng, chỉ thừa kẽ hở đã nạo vét sạch cho nước tuông ra dễ dàng, không có không khí cản trở cản dòng chảy, nước trong hồ sẽ dần dần chảy ra & lòng hồ khô cạn. Cũng giống như thế, người mắc phải bốn loại hoạt động kể trên sẽ sớm muộn bị tàn gia bại sản”. Khi những hoạt động sai trái thành thời thượng trong một quốc gia, tài sản nhà nước sẽ thất thoát. Cuối cùng, xã hội đi đến tình trạng phân ra.

Đặc điểm thứ ba trong kế hoạch phát triển kinh tế là giao du với người tài đức giúp ta tiến hóa. Đó là những người có giáo dục, tu dưỡng trí đức, có khả năng phân biệt đúng hay sai & cho lời khuyên hữu đích đúng lúc. Họ không phải là hạng người thích xúi bẩy hay dẫn dắt kẻ khác vướng vào các hoạt động tai hại.

Đặc điểm sau cùng nhấn mạnh nếp sống thanh đạm. Ở đây, khi thấy việc tìm kiếm tài sản đầy khó khăn, khổ nhọc, người ta nên tiêu xài tằn tiện, phải chăng. Bỏ lối sống cầu kỳ xa hoa. Nền tảng tạo lập tinh thần ôn hòa cũng như tài sản không thất thoát hoang phí là lối sống giản dị, thanh đạm (subharo sallahukavutti), Phật giáo khen ngợi những ai biết tổ chức đời sống không để có trở thành khối nặng đè lên bản thân mình hay người khác. 

Người ta nên ý thức rõ mức thu nhập của mình & chi tiêu phù hợp mức thu nhập, tránh xảy ra cảnh chạy vạy vay mượn nợ cần.

Những ai mù quáng học đòi lối sống cầu kỳ sẽ không giới hạn khát vọng & sa đà thoái hóa, y thị thưởng được so sánh với “một người thích ăn táo; leo lên cây, rung nhánh để cả hai loại quả chin & chưa chính rơi xuống; lựa ăn những quả chính & quăng bỏ những quả chưa chin”. Sự lãng phí kiểu này sẽ khiến cho nền kinh tế cá nhân & quốc gia bị suy sụp. Theo đức Gotama, tài sản nên được (1) Tích lũy chánh đáng; không phải bằng bạo hành hay các phương tiện sái quấy. (2) Dùng tài sản đó đổi lấy tiện nghi cho đời sống cho mình. (3) Và làm lợi lạc cho người khác, nhờ vậy tích lũy thêm công đích. (4) Hưởng thụ tài sản nhưng không dích mắc nó, không bị u mê đần độn vì nó, không rơi vào tội lỗi, tỉnh táo nhìn thấy hiểm họa ẩn mình bên trong & kết quả tất yếu.[22]

Nên sử dụng tài sản một cách khôn khéo vào mục đích tư lợi & lợi tha. Người ta cần tích trữ tàn sản, nhưng đó không phải là thái độ của kẻ bủn xỉn. Một bài giảng[23] đã đề ra cách cho tiêu tài sản cá nhân. Khi người trần thế thụ hưởng hạnh phúc gia đình (gahapatisukha), Phật giáo khuyên họ sáng suốt hưởng thụ vật lạc (bhogasukha) của mình:

1. Chi tiêu cho những nhu cầu căn bản, nhất là thực phẩm.
2. Chăm lo đời sống vợ chồng, con cái & những người làm công.
3. Chữ trị đau bệnh & những việc cần kíp khác.
4. Chi tiêu cho những mục đích từ thiện.

5. Tiếp đãi thân quyến, khích khứa, hoàn mãn bổn phận đối người quá cố bằng cách nhân danh họ bố thí, làm lành, hồi hướng công đức, & trả thuế nhà nước.

Như đã đề cập, trong lúc thực hiện những hoạt động như thế, phải trải chi tiêu thái quá. Một cá nhân, một bang hay một quốc gia mắc nợ sẽ dẫn đến hậu quả không hay. Trái lại, không nợ nần là một cảm lạc (Anana sukha).

Có thể hiểu hoạt động kinh tế theo mô hình nhà Phật đượm nhuần giáo lý công đức. Sự tích lũy công đức bằng việc thực các hoạt động lợi lạc cho bản thân mình & kẻ khác - chủ yếu cho con người, nhưng cũng nhắm đến loài vật & môi trường thiên nhiên – là căn bản của lý tưởng này.[24] Chính vì thế, việc cung cấp nước tươi, cày cấy, trồng trọt đều được xem như các hoạt động công đức.[25] Theo đó, ta nên làm việc gì mang lại lợi nhuận kinh tế & lợi lạc cho số đông (bahajana titaya, sukhaya). Tất cả công việc vì lợi xã hội đều xứng đáng được ca ngợi:

“Những người trồng cây gây rừng & cây ăn quả, đắp đường & đê đập, đào giếng, xây dựng lếu trại cho kẻ vô gia cư, công đức của họ tăng trưởng ngày đêm. Những người ấy đi từ trần lên thiên giới nhờ sứ mạnh đức độ & chánh hạnh”.[26]

Khi nói về lao động & tài sản thu hoạch, Phật giáo chỉ ra một điều kích nhận thức mới mẻ. Lao động không chỉ là thao tác thể xác mà còn bao gồm sự vận dụng trí óc. Lần nọ, có ông Brahmin (bà la môn) cáo giác đức Gotama không làm gí sinh lợi. Đức Gotama đối đáp rằng việc ông đang làm quan trọng hơn lao động chân tay bình thường: “Này ông bà-la-môn, tôi cũng cày & gieo hạt; sau khi cày & gieo hạt, tôi ăn”.[27] Và ông đã giải thích lao động trí óc: “Niềm tin là hạt giống; khắc kỷ tợ mưa rơi; trí tuệ như cái cày & cái ách; tiết độ là gọng cày; tâm tôi làm dây buộc, chánh niệm là lưỡi cày & cây roi… chuyển cần là vật kéo… Mục đích lao động này là vì lợi ích & hạnh phúc của đa số loài người”.

Giáo lý nhà Phật quan niệm tâm giữ vai trò tiên khởi. Do đó, khi thực hiện thao tác thể xác hay lao động chân tay, trước tiên là tâm khởi lên: “Tâm dẫn đầu mọi hành trạng (tốt & xấu); tâm là chủ súy. Tất cả do tâm tạo”.[28] Trong ý nghĩa này, một khi người ta ưa thích & hài lòng việc làm đã chọn lựa thì y thị không chán ghét nó.

Sự chán ghét chỉ khởi lên khi người ta hoang mang lo sợ điều đó & tìm kiếm nương tựa nơi cây tối, núi rừng, tha lực bên ngoài. Theo thời gian, những sáng tạo đơn giản do con người tưởng tượng bắt đầu ngự trị đời sống của họ. Từ đó, có thái độ không hăng say gắn bó với lao động. Sự không nhận thức đúng đắn hìện thực là nguyên nhân cội rễ phát sinh thái độ chán ghét. Vấn đề đạt ra ở đây là con người cần được hấp thụ một nền giáo dục thích hợp & tiếp cận phương tiện cung cấp thông tin đúng đắn.

Trong một bài giảng,[29] bổn phận chủ đối với nhân công lao động được nói đến, chủ yếu nhằm hạn chế cơ hội khởi lên thái độ bất mãn hay chán ghét. Chủ nhận nên giao phó công việc phù hợp khả năng công nhân; quan tâm chuyện ăn mặc, trả lương bổng theo tuổi tác & công lao của họ; khi họ đau bệnh, nên cung cấp thuốc men & được phép miễn làm việc; san sẻ lương mỹ vị, nếu có; cho họ thời gian nghỉ ngơi, giải trí. Về phần mình, công nhân phải biết siêng năng làm việc, dốc hết tinh thần & sức lực để làm việc hiệu quả nhất. Y thị cũng cố gắng cải thiện kỹ năng tay nghề & kiến thức nghề nghiệp để hoàn hảo nhiệm vụ.

Hạnh tri túc là điểm son trong đời sống người tu Phật. Nó được xem như món tài sản quý báu.[30] Hạnh tri túc thường bị giải thích lệnh lạc với ý nghĩa an phận thủ thường. Theo kiểu giải thích này, con người tự đánh mất động lực cầu tiến. Phật giáo giải thích khác hẳn. Ý nghĩa của hạnh tri túc trong Phật giáo không hàm ý khuyên mỗi cá nhân bằng lòng với cái gì y thị có được & đừng bao giờ sống cố gắng cải thiện đời sống tốt hơn.

Không phải vô cớ mà đức Gotama luôn sách tấn cả hai tu sĩ & cư sĩ: “…Hãy chuyên cần…”, “Chớ dễ duôi…”. Bởi chuyên cần hay không dễ duôi vốn là phẩm chất của ông. Bên cây Bodhi, ông từng tỏ quyết tâm “chuyên cần” không rời chỗ ngồi cho đến khi nào chứng đạt giác ngộ tối tậu: “Chí dù da, gân & xương tàn tạ, chí dù máu thịt khô cạn… Ta thổi bùng năng lực để có thể đạt điều chưa đạt bằng sức mạnh con người, năng lực để có thể đạt điều chưa đạt bằng sức mạnh con người, năng lực con người, tâm huyết con người”.[31]

Sự quyết tâm không chỉ thiết cho tiến trình nhận thức chân lý tối hậu, mà còn mang lại nhiều thành công ngay đời sống này. Một câu chuyện trong Jataka kể làm cách nào với số tiền ít ỏi, chàng trai thông minh nọ đã tạo lập đời sống vững vàng như những mảnh vật nhỏ được khéo sử dụng để quạt lên ngọn lửa.[32]

Trong câu chuyện Jataka khác, khi mọi thức dường như tuyệt vọng, thí chính sự chuyên cần của người lái buôn lãnh đạo không bao giờ từ bỏ hy vọng hay thậm chí đối mặt với sự thất vọng trước mắt, cuối cùng đã cúu giúp tất cả thoát cảnh hiểm nghèo.

Chuyên cần & không dễ duôi được đánh giá cao trọng sản xuất & bảo quản tài sản. Lúc sản xuất, người ta phải “nổ lực không ngừng & có hiệu quả”. Nói cách khác, sự cố gắng liên tục & năng lực bền bỉ (thái độ kiên trì) tuyệt đối cần thiết trong quá trình sản xuất. Việc bảo quản của cải, tài sản cần sự bền chí, nếu không, khó có thể bảo quản thành công.

Sản xuất kinh tế làm ra hàng hóa vật chất nên dựa vào phạm vi phân phối hàng hóa đã sản xuất đến cá nhân hay nhóm người. Liên quan vấn đề này, có câu hỏi là chăng hàng hóa sản xuất chỉ nhằm mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất? Sự phân tích chi phí lời lỗ không phải tiêu chí duy nhất trong thuyết kinh tế nhà Phật. Mọi sản phẩm kinh tế nnê cung ứng nhu cầu của người tiêu thụ. Ưu tiên hàng đầu giữa tất cả những sản phẩm phù hợp với các nhu cầu căn bản. Trong quá trình sản xuất kinh tế, không nên cố gắng sáng tạo những nhu cầu căn bản đời thường trong mọi người vẫn chưa được thỏa mãn đầy đù. Bản thân quá trình sản xuất hàng hóa cũng quan trọng như hàng hóa đã sản xuất. Sự sản xuất có gây nguy hại tâm sinh lý kẻ khác, kể cả đời sống động thực vật? Học thuyết kinh tế nhà Phật tránh mọi tình thức bóc lột sức lao động con người. Tất cả công nhân đều nhận phần lợi ích từ cái gì họ sản xuất. Những điều kiện làm việc nên thỏa đáng để công nhân không cảm thấy chán ghét.

Việc buôn bán hàng hóa cũng như khi sản xuất nên quan tâm thị hiểu người tiêu dùng. Không nên sản xuất hàng hóa kém chất lượng để lừa gạt khách hàng, hay thuyết phục y thị mua sản phẩm tồi bằng cắch chào hàng như sản phẩm chất lượng hảo hạng. Trong câu chuyện Jataka số 3 cho ta thấy một lái buôn chuyên nghề mua đi bán lại cố gắng lừa gạt bà lão & đứa cháu vì một đĩa vàng nhưng sở hữu chủ không biết giá trị thật của nó. Giới hành nghề kinh doanh nên luôn tâm khía cạnh đạo đức; sự phân phối đáng tin cậy là hoạt động chẳng những có thể góp phần gia tăng thu nhập mà còn mang đến lợi lạc cho tất cả. 

Kinh tế học Phật giáo không giảm dạy chủ nghĩa xã hội như ý nghĩa nền kinh tế chủ nghĩa xã hội ta hiểu ngày nay. Trong cộng đồng tu sĩ, nhu cầu cá nhân chỉ gồm có tám món vật dụng cần thiết, trái lại, quyền sở hữu cộng đồng hay công hữu hóa tài sản được ca ngợi nhằm làm tiện lợi cho việc hành đạo; thậm chí khi vấn đề cá nhân khởi lên, thì quyển sở hữu cá nhân hay tư hữu được phép ở hạn định nào đó. Trong xã hội đời thường, con người bị tham ái vây phủ hiển nhiên luôn nghĩ tới chuyện tích lũy tài sản cá nhân. Thế nên, về vấn đề này, Phật giáo không phê phán khái niệm tư sản & không cổ vũ lý tưởng đấu tranh chống bang việc tu hữu tài sản. Quan trọng là, Phật giáo khuyên, chúng ta phải biết chính vô minh sai khiến ta gom thu tài sản cá nhân quá xá đến độ ngay bản thân ta không thể quản lý hết, mặt khác, ta trực tiếp hoặc gián tiếp tước đoạt phần lợi ích của kẻ khác. Ở đây, giáo dục nhân tâm & chính sách nhà nước thích hợp là điếu kiện tạo ổn định xã hội & đời sống thái hòa. Để làm được điều này như một chính sách kinh tế đúng đắn, cần công nhận con người có quyển tự do sở hữu những gì họ muốn, nhưng đồng thời không cho phép con người lạm dụng quyền như thế để gây phương hại kẻ khác. Đó là cơ sở thực dụng của học thuyết kinh tế nhà Phật.
 

Hết

Trí Quảng (Dịch)

[1] D.III, 180-193
[2] SBB. IV, Part 2, 180
[3] DhP. 44
[4] SBB vol. II, Part I, 175-176 
[5] D.III, 61

[6] “Not value-free”. Trong phần giải đáp nghi vấn kèm theo lá thư đến người dịch, tác giả giải thích “Value-free means devoids fo values. Buddhist economy has values, eg: killing animals or making intoxicants for money is immoral. So Buddhist economy has certain values”. Ý tác giả muốn nói rằng: “Value-free nghĩa là không có giá trị. Kinh tế nhà Phật gắn liền những giá trị đạo đức, xem việc giết thú hay các loại chất say vì đồng tiền là phi đạo đức”.

[7] Phật giáo nói đến năm Niyama, tức là quy luật hoàn vũ (DB. H, 8; DhsA. 272) gồm:
 (1) utuniyama (luật nhiệt hay thời tiết);
 (2) bijanìyama (luật di truyền hay phổ hệ);
 (3) kammaniyama (luật chuỗi vận động hay hành nghiệp);
 (4) cittaniyama (luật tâm hành)
 (5) dhammaniyama (luật thường nhiên hay hiện tượng xảy ra trong thế giới tự nhiên).
 
Chắc hẳn tác giả muốn nói đến năm quy luật này, nhưng ở đây chỉ thấy xuất hiện rõ các thuật ngữ 1, 3, 4. Còn ý nghĩa thuật ngữ 2, 5 được góp chung trong điều gì tác giả viết: “Man is conditioned… by his physical, social & ideological environment (salayatana paccaya phasso…)…” dịch là: “…môi trường thiên nhiên, xã hội & ý thức hệ (salayatana paccaya phasso.v.v.)… là những yếu tố điều kiện kiến con người hiện hữu” (xin xem nguyên tác Buddhist Sociology, P. 101). Năm Niyama này được xem như triết học tâm lý & đạo đức. Người đọc không thể hiểu biết nội dung sâu sắc của chúng qua cách giải thích tương đối trong phần cước chú. Muốn biết thêm, xin xem BHT., P. 192-194, hoặc ĐPPP., P. 312-3115.
 
Điểm thú vị đáng lưu ý là đoạn Pali: “salayatana paccaya phasso…” mà chúng ta thường nghe như “lục nhập duyên xúc…” & hiểu theo lối giải thích truyền thống: “lục căn/sáu căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý/mắt, tai, mũi, lưỡi, ý) tiếp xúc với lục trần/sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp)” đã được tác giả tiếp cận khoa học để mang lại lối giải thích tươi sống hơn “môi trường thiên nhiên, xã hội & ý thức hệ…”. Đó là một nhóm từ ngữ hoàn toàn hiện đại, mới mẻ, ngay những người không tu Phật vẫn nhận hiểu. (NDCT) 

[8] Jayatilleke K.N., The Message of the Buddha, London, 1974; P. 146
[9] DhA, Annatarassa upasaka vatthu, P. 165
[10] GS.III, 249
[11] D.III, 70-76
[12] D.III, 69
[13] DhP. VI, 85
[14] D.II, 89
[15] D.III, 65
[16] J. 320
[17] D. I, 135
[18] A.III, 41
[19] A.IV, 285
[20] D.III, 181-193
[21] S.I, 87
[22] S.IV, 332-336
[23] A.II, 65
[24] Ratnapala, Nandasena, New Horizons in Research Methodology, Colombo, 1983; P. 66-70
[25] M.II, 267
[26] S.I, 33; KS.I, 46
[27] S. 13-14
[28] DhP. 1
[29] D.III, 180-193
[30] DhP. 204
[31] M.I, 262-263; A.I, 180
[32] J.J, 122

Trí Quảng (Dịch)
 

07-08 2006 08:23:46

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn