Phật Tâm Phật Tướng

17 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 23882)

PHẬT TÂM PHẬT TƯỚNG
Tỳ khưu Thích Chân Tuệ

Trong các sinh hoạt hay nghi lễ của Phật giáo, các hình tượng chư Phật, chư Bồ Tát luôn luôn được tôn trí nơi trang nghiêm thanh tịnh nhất, để mọi người chiêm ngưỡng, lễ bái, cầu nguyện và phát khởi tín tâm.

blankCác hình tượng được làm bằng bất cứ vật liệu nào, đơn sơ như gổ, đá, xi măng, thạch cao, hay quí giá hơn như vàng, bạc, đồng, ngọc thạch, đá quí, kim cương, cũng chỉ có giá trị vật chất, giúp cho việc hành lễ được long trọng, trang nghiêm, giúp cho người tu theo Phật tăng trưởng sức tinh tấn tu tập theo chánh đạo, hướng tín tâm ban đầu theo chánh tín và chánh kiến.

Giá trị tinh thần đích thực chính là Giáo Pháp của đức Phật.

Người tu theo Phật nương theo hình tượng chư Phật, để lễ bái, cầu nguyện, cúng dường, phát tín tâm tìm hiểu những lời dạy của đức Phật để tu tập và áp dụng vào trong thực tế đời sống hàng ngày.

Nhờ đó, người tu theo Phật mới thấy và cảm nhận được pháp vị mầu nhiệm thực tế của chánh pháp. Từ đó, người tu theo Phật ngộ đạo, thoát khỏi cảnh vô minh, tà kiến, mê tín, dị đoan, không còn ngộ độc như bấy lâu nay.

Người tu theo Phật khi đã khai mở được trí tuệ bát nhã, khác với trí thức thế gian, sẽ thấy giáo lý đạo Phật rất hữu ích cho đời sống thực tế của mọi người, giúp con người vượt qua được những phiền não và khổ đau, không phân biệt là Phật tử hay không là Phật tử.

Nói một cách khác, một người không phải là Phật tử, không cần đi đến chùa lễ bái thường xuyên, không cần phải thờ lạy tượng Phật, nhưng luôn luôn thực hành lời dạy:

1. Không làm các điều ác.
2. Siêng làm các điều thiện.
3. Giữ tâm luôn thanh tịnh.

Người này sẽ sống đời an lạc và hạnh phúc. Tiến thêm bước nữa, sẽ được giác ngộ và giải thoát.

Cho nên, chúng ta cần ghi nhớ: trong đạo Phật không có hình tượng nào gọi là linh tượng, theo nghĩa linh thiêng huyền bí, cầu gì được nấy, cũng không có hình tượng nào gọi là thánh tượng, theo nghĩa các vị thánh là bậc bề trên không ai đạt được, chuyên ban phước giáng họa.

Trong đạo Phật, chỉ có tôn tượng, theo nghĩa hình tượng để tôn thờ, lễ bái, noi theo gương tu hành và công hạnh cao quí, đáng tôn kính, để sống đời và tu tập đúng chánh pháp, hành đúng chánh đạo, cuối cùng là trọn thành Phật đạo. Cũng có những hình tượng gọi là bảo tượng, theo nghĩa hình tượng quí báu, vật chất và tinh thần, hoặc có giá trị theo chiều dài lịch sử.

Chúng ta nên biết: hình tượng làm bằng gổ, bằng thạch cao không chịu được búa bổ; hình tượng làm bằng vàng, đồng, không chịu được lửa thiêu đốt. Các hình tượng dù bằng vật liệu nào cũng chịu qui luật vô thường: thành, trụ, hoại, diệt.

Trong Kinh Kim Cang, đức Phật có dạy:

Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng.

Nghĩa là: Trên đời này, vật gì có hình tướng đều là hư vọng, nay hiện hữu, mai mất đi, không tồn tại vĩnh viễn.

Trong Kinh Kim Cang, đức Phật cũng dạy:

Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai.

Nghĩa là: Qua hình tướng các tôn tượng chư Phật, nhưng không chấp tướng Phật Ngọc Phật vàng, Phật đồng, hay Phật gỗ, ta mới thấy được, ngộ được Phật Tâm, Phật tánh Như Lai bằng trí tuệ bát nhã.

Bằng như mê tín chấp tướng, dù là tướng Phật Ngọc giá trị bạc triệu, hậu quả là ngộ độc bởi hoa mạn-đà-la, hay ánh sáng mạn-đà-la, hào quang 5, 7 màu, do các tà sư tuyên truyền bá láp, bán rao tà pháp, hưởng danh thu lợi.

Chúng ta thử xét qua vài trường hợp sau:

1. Các hình tượng Phật vĩ đại, rất cổ xưa ở xứ Afghanistan, được điêu khắc dựa theo triền núi đá, đã tồn tại hàng trăm năm, ngàn năm qua, nhưng vào năm 2001 chánh quyền Taliban đã dùng bộc phá, đại bác phá hủy hoàn toàn, mặc dù có lời can thiệp của Liên Hiệp Quốc, cũng như lời phản kháng mạnh mẽ của các quốc gia trên thế giới.

2. Các hình tượng Phật được coi là linh thiêng được thờ trong các ngôi chùa danh tiếng của Phật giáo Tây Tạng, được bao nhiêu chức sắc, tu sĩ người Tây Tạng, cũng như khách thập phương, thờ cúng, lễ bái, nhưng vẫn bị tàn phá, hủy hoại trong trận động đất khinh khủng đầu năm 2010.

3. Tượng Phật Ngọc được đặt tên là hòa bình thế giới, hình thành do người Tây Tạng và đệ tử người Úc năm 2009, được đem triển lãm khắp các nơi có chùa người Việt, gây được phong trào cung nghinh và chiêm bái trong giới Phật tử người Việt và một số dân cư địa phương nơi triển lãm.

Tượng Phật Ngọc này, tuy có giá trị vật chất hàng triệu đô la, đem lại tín tâm và niềm hỷ lạc cho vô số người đến chiêm bái, cầu nguyện, nhưng vẫn cần sự bảo vệ của con người, tránh sự phá hoại của kẻ gian. Bằng cớ là tượng Phật Ngọc được triển lãm nơi nào, chùa viện người Việt phải, dùng tiền quyên góp từ Phật tử, ký giao kèo thuê mướn nhân viên an ninh (security gards) và mua bảo hiểm.

Con người phải bảo vệ tượng Phật Ngọc như thế, thì tượng Phật Ngọc chỉ có giá trị vật chất, chứ có linh thiêng gì đâu, có ai cầu gì được nấy đâu, các chùa viện triển lãm Phật Ngọc có bình an, có khá hơn chăng? - Hay là sau khi triển lãm xong, các chùa viện phải đối diện với bao nhiêu điều rắc rối, bất như ý, về tài chánh cũng như nhân sự, phải ngưng sinh hoạt tất cả các ban ngành, phải sám hối, thay đổi thời khóa buổi lễ hàng tuần đã quen 10 năm qua?

Tóm lại, người Phật tử chân chánh nên sống với Phật Tâm, nên có tín tâm và thực hành giáo lý thâm sâu vi diệu của đạo Phật trong đời sống hàng ngày mà thôi.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2018(Xem: 7036)
23 Tháng Ba 2018(Xem: 6030)
18 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7227)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 7433)
Tôi muốn lý giải về 10 lời nguyện này. Trong kinh hoa nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử trên con đừờng tìm Đạo gặp gỡ và tu tập qua 53 vị thày (biểu tượng 53 bước tu tập để thành Phật bằng con đường Bồ tát Đạo) Trãi qua tất cả từ những vị thày từ nhửng kỹ nữ ăn chơi tới những Bồ tát lớn nhât Vị thày đầu tiên là Văn Thù Bồ Tát , tượng trưng cho Căn bản trí- là cái trí căn bản nằm tiển ẩn trong mọi chúng sanh nhưng không hiển lộ vì bị ngăn che bởi nhửng nghiệp lực..Vị thày thứ 53 sau cùng là Phổ Hiền Bồ Tát (tượng trưng cho hậu đắc trí là cái trí hiểu và ứng dụng được căn bản trí để có thể độ được chúng sanh-ý niệm từ Duy thức học). Sự thể hiện của hậu đắc trí có thể cảm nghiệm từ lục độ bước qua thập độ- Lục độ là bố thí, trì giới,nhẫn nhục,tinh tấn,thiền định và trí huệ. Bước qua thập độ thêm phương tiện , nguyện , lực,trí…Ta thấy lục đệ lục độ là trí mà thập đệ thập độ cũng là trí.Nhưng sự khác nhau là giữa căn bản trí và hậu đắc trí.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 6932)
Tỳ-kheo có một nghĩa là bố ma, làm cho ma phải khiếp sợ. Ma chướng trong đường tu rất nhiều, bên trong và bên ngoài, thường gọi là nội ma ngoại chướng. Nhưng kỳ thực, có người tu không làm cho ma khiếp sợ mà ngược lại sợ ma, đi theo và làm quyến thuộc của ma. Nghĩa là bên trong không hàng phục được phiền não, bên ngoài không qua được chướng ngại. Thời Phật tại thế, Tỳ-kheo Đề-bà-đạt-đa là một điển hình.
23 Tháng Ba 2016(Xem: 7140)
Không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”. Phi pháp ở đây là không phù hợp với Chánh pháp, không giúp ích cho việc thành tựu mục tiêu phạm hạnh và giải thoát của hàng xuất gia.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 7234)
Người xuất gia mang trên mình pháp tướng đầu tròn, áo vuông, nguyện hủy hình để khác biệt với thế thường, sống đời thoát tục. Chưa nói đến tâm giải thoát hay tuệ giải thoát vốn ẩn tàng, sâu kín bên trong, hãy xem các hình thức bên ngoài như uy nghi và ứng xử trong đời sống hàng ngày thì phần nào cũng biết được công phu của hàng xuất sĩ.
20 Tháng Giêng 2016(Xem: 7863)
Thường thì khi chưa thành tựu về một điều gì chúng ta cảm thấy không vui. Nhưng khi đã toại nguyện, đã có những gì mong ước thì cũng chỉ vui được một thoáng rồi qua nhanh. Thực chất thì chưa được hay đã được đều có nỗi khổ riêng, vì cái tâm mong muốn của con người dường như không có điểm dừng.
13 Tháng Giêng 2016(Xem: 8065)
Ai cũng biết xuất gia tu hành đúng Chánh pháp thì gieo trồng được nhiều công đức, phước báo. Nhưng thực tiễn thì không phải ai cũng được xuất gia, nên Thế Tôn mới trợ duyên cho hàng Phật tử tại gia phát tâm xuất gia gieo duyên, có thời hạn, ít nhất là một ngày đêm tập sự xuất gia như tu Bát quan trai chẳng hạn.